Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Quá trình bóc mòn là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí bạn đầu.
D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2, SGK/35 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do
A. băng hà. B. nước chảy trên mặt.
C. gió. D. nấm đá.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2, SGK/36 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình
A. phi – o. B. hàm ếch.
C. hang động các–xtơ. D. nấm đá.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2, SGK/36 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe ranh xói mòn , các thung lũng sông suối ,.. được gọi là
A. địa hình thổi mòn.
B. địa hình khoét mòn.
C. địa hình mài mòn.
D. địa hình xâm thực.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2, SGK/35 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình
A. xâm thực bởi băng hà.
B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.
D. thổi mòn do gió.
Đáp án: B
Giải thích: Do tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn như Mường Thanh, Mường Lò, Sơn La, Hòa Bình,…
Câu 6: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau
A. phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.
B. phong hóa – bồi tụ – bóc mòn – vận chuyển.
C. phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.
D. phong hóa – bóc mòn – bồi tụ – vận chuyển.
Đáp án: C
Giải thích: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình từ phong hóa và bóc mòn các vật liệu trên bề mặt Trái Đất, sau đó các vật liệu sẽ vận chuyển dưới tác động của gió, dòng chảy,… với nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào kích thước vật liệu. Cuối cùng, các vật liệu sẽ được vận chuyển đến bồi tụ các vùng đồng bằng hoặc thường thì sẽ là những vùng thấp hơn.
Câu 7: Nội lực và ngoại lực là hai lực
A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.
D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
Đáp án: D
Giải thích: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Nội lực có xu hướng tạo những dạng địa hình lớn làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, còn ngoại lực thường có xu hướng san bằng các dạng địa hình,…
Câu 8: Các vật liệu do dòng chảy (sông) vận chuyển đã bồi tụ nên
A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. các bãi triều rộng lớn.
C. các bán bình nguyên thoải, bằng phẳng.
D. các bãi bồi ven biển phẳng, rộng.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/34, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của
A. Sóng biển.
B. Sông.
C. Thuỷ Triều.
D. Rừng ngập mặn.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/34, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phong hoá là
A. Nhiệt độ, nước, sinh vật.
B. Gió, bão, con người.
C. Núi lửa, sóng thần, xói mòn.
D. Thổ nhưỡng, sinh vật, sông ngoài.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/32, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây phụ thuộc vào các quá trình của ngoại lực?
A. Hai mảng xô vào nhau tạo nên các dãy núi cao.
B. Dòng sông vận chuyển phù sa và bồi tụ.
C. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa.
D. Hiện tượng đứt gãy tạo nên các hẻm vực.
Đáp án B.
Giải thích:
– Các quá trình: gió cuốn hạt cát, dòng sông vận chuyển phù sa, đất trượt ở miền núi,… là biểu hiện của quá trình vận chuyển do ngoại lực => Đáp án B đúng.
– Dung nham phun ra từ miệng núi lửa, đứt gãy, hai mảng xô vào nhau tạo nên các dãy núi cao,… là biểu hiện của quá trình nội lực => Không phụ thuộc vào ngoại lực (A, C, D sai).
Câu 12: Ở các vùng hoang mạc do tác động khoét mòn của gió nên thường xuất hiện các dạng địa hình nào dưới đây?
A. Băng hà, cột đá.
B. Hở hàm ếch.
C. Bậc thềm sóng vỗ.
D. Nấm đá, cột đá.
Đáp án D.
Giải thích: Thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn => làm khoét mòn các khối đá, tạo thành những dạng địa hình độc đáo như cột đá, nấm đá,…
Câu 13: Tại sao lại có dạng địa hình xâm thực nấm đá độc đáo trên thế giới?
A. Gió.
B. Nhiệt độ.
C. Sóng biển.
D. Nước.
Đáp án A.
Giải thích: Nấm đá là dạng địa hình độc đáo trên thế giới, nhất là ở các hoang mạc và sa mạc, sự hình thành dạng địa hình xâm thực nấm đá là do tác động của gió.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực:
A. Gió cuốn các hạt cát đi xa.
B. Dòng sông vận chuyển phù sa.
C. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động.
D. Hiện tượng trượt đất xãy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn.
Đáp án C.
Giải thích:
– Các quá trình: gió cuốn hạt cát, dòng sông vận chuyển phù sa, đất trượt ở miền núi là biểu hiện của quá trình vận chuyển do ngoại lực => Loại đáp án A, B, D.
– Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động là biểu hiện của quá trình nội lực => Không phụ thuộc vào ngoại lực.
Câu 15: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây?
A. Hang động các – xtơ.
B. Nấm đá.
C. Phi – o.
D. Hàm ếch.
Đáp án C.
Giải thích: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình phi – o. Địa hình phi – o phổ biến ở khu vực châu Âu.
Câu 16: Tại sao lại có dạng địa hình mũi tên đất, bán đảo?
A. Dòng chảy.
B. Sóng biển.
C. Dòng biển.
D. Con người.
Đáp án A.
Giải thích: Mũi tên đất, bán đảo là một dạng địa mạo bồi tụ thường có mặt tại các đường bờ biển. Đây là một dạng đê cát hay bãi biển hình thành dưới tác động của các dòng chảy dọc bờ tại các khu vực đường bờ lõm vào hướng đất liền.
Câu 17: Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do
A. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
B. Tác dụng của gió, mưa.
C. Nguốn nhiệt độ cao tư dung nhan trong lòng đất.
D. Và đập của các khối đá.
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc do sự đóng băng của nước.
Câu 18: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
A. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành.
B. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá.
C. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển.
D. Ở những vùng giá lạnh quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu dưới tác động của băng hà.
Đáp án B.
Giải thích: Ý B. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá => Chưa chính xác, vì quá trình thổi mòn tạo thành các nấm đá, cột đá; hang động là kết quả của quá trình phong hóa hóa học địa hình núi đá vôi.
Câu 19: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do
A. băng hà.
B. nước chảy trên mặt.
C. gió.
D. nấm đá.
Đáp án C.
Giải thích: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do gió thổi.
Câu 20: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình phong hóa – bóc mòn, tiếp đến là
A. vận chuyển và bồi tụ.
B. lắng đọng và vận chuyển.
C. vận chuyển và tích tụ.
D. bồi tụ và vận chuyển.
Đáp án A.
Giải thích:
– Chu trình hoàn chỉnh của ngoại lực về cơ bản là các vật liệu ban đầu bị phá hủy -> sản phẩm phong hóa -> vận chuyển đến một nơi khác -> tạo thành dạng địa hình mới.
– Cụ thể là:
GĐ 1: Các vật liệu ban đầu bị phá hủy do quá trình phong hóa (hóa học, vật lí, sinh học) tạo thành sản phẩm phong hóa
GĐ 2: Quá trình bóc mòn (do nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
GĐ 3: Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn, vật liệu được di chuyển từ nơi này đến nơi khác, được thực hiện do tác động của ngoại lực (dòng chảy sông ngòi, nước, gió,…) hoặc do trọng lực.
GĐ 4: Là giai đoạn cuối của chu trình, các vật liệu phá hủy được tích tụ tạo nên các dạng địa hình bồi tụ (đồng bằng).
Câu 21: Đụn cát, cồn cát là kết quả của quá trình bồi tụ do
A. Gió.
B. Dòng chảy.
C. Sóng biển.
D. Con người.
Đáp án A.
Giải thích: Trong địa lý tự nhiên, đụn cát (hay cồn cát) là một đồi cát sinh ra từ quá trình trầm tích gió thổi qua. Đụn cát có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, hình thành do tương tác giữa gió với gió.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?
A. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng tăng độ cao.
B. Ngoại lực có tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên.
C. Ngoại lực cùng với nội lực thường xuyên tác động đến địa hình bề Mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện của mỗi loại khác nhau ở những nơi khác nhau.
D. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới.
Đáp án A.
Giải thích:
– Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau: nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…), còn ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…).
– Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên Trái Đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.
– Cả hai quá trình đều tạo nên các dạng địa hình mới: nội lực tạo nên các dãy núi trẻ hóa, các thung lũng, địa hào, dãy núi uốn nếp..; ngoại lực hình thành nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, các hang động, hàm ếch sóng vỗ, cột đá, khe rãnh,…
– Ngoại lực không có xu hướng làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng tăng độ cao mà ngoại lực có tác dụng phá vỡ hay san bằng địa hình do nội lực tạo nên.
Như vậy, các ý B, C và D đúng, còn ý A không đúng.
Câu 23: Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc,…) do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên loại phong hóa nào dưới đây diễn ra mạnh nhất?
A. Phong hóa lí học.
B. Phong hóa hóa học.
C. Phong hóa sinh học.
D. Phong hóa do gió.
Đáp án A.
Giải thích: Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Vì thế, ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do có biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn (biên độ nhiệt khoảng 20 – 300C) nên quá phong hoá lí học lại xảy ra mạnh.
Câu 24: Khe rành, thung lũng sông là địa hình xâm thực do
A. Gió.
B. Nhiệt độ.
C. Nước.
D. Con người.
Đáp án C.
Giải thích: Khe rành, thung lũng sông là địa hình xâm thực do dòng chảy.
Câu 25: Ở miền khí hậu lạnh do nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá nên loại phong hóa nào dưới đây diễn ra mạnh nhất?
A. Phong hóa sinh học.
B. Phong hóa do nhiệt.
C. Phong hóa lí học.
D. Phong hóa hóa học.
Đáp án C.
Giải thích: Ở miền có khí hậu lạnh phong hóa lí học xảy ra mạnh chủ yếu là do khi nhiệt độ hạ thấp tới 00C, nước trong các khe nứt của đá hoá băng, đồng thời thể tích của nước cũng tăng lên, do đó tác động lên thành khe nứt và làm cho nó bị dãn thêm. Hiện tượng hoá băng – băng tan xảy ra nhiều lần sẽ làm cho đá bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
Câu 26: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình nào dưới đây?
A. Phong hóa, bóc mòn, xâm thực, bồi tụ.
B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, xâm thực.
C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, bồi tụ.
D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
Đáp án D. Giải thích: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Câu 27: Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thành nên dạng địa hình các – xtơ (hang động,…). Ở nước ta, địa hình các – xtơ rất phát triển ở loại đá nào dưới đây?
A. Tập trung đá vôi.
B. Tập trung đá thạch anh.
C. Tập trung đá granit.
D. Tập trung đá badan.
Đáp án A.
Giải thích: Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thành nên dạng địa hình các – xtơ (hang động,…). Ở nước ta, địa hình các – xtơ rất phát triển ở vùng tập trung đá vôi. Ở nước ta các khu vực Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Bình là những nơi phổ biến các cao nguyên núi đá vôi điển hình ở nước ta. Ở các khu vực có đá vôi thường có các dạng hang động cac-xtơ rất đẹp (có nhiều nhũ đá, hình thù đa dạng) mang lại giá trị du lịch lớn.
Câu 28: Vì sao ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh?
A. Nhiều bão cát.
B. Nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
C. Gió thổi mạnh.
D. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Đáp án D.
Giải thích: Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh là do có sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm rất lớn (có nơi sự chênh lệch nhiệt độ hơn 300C).