Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?
A. Luyện kim.
B. Hóa chất.
C. Năng lượng.
D. Cơ khí.
Lời giải:
Công nghiệp năng lượng có vai trò là ngành quan trọng, cơ bản của nền kinh tế, cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây ?
A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.
B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.
C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.
D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.
Lời giải:
Công nghiệp năng lượng bao gồm: Công nghiệp khai thác than, dầu khí, công nghiệp điện lực.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho
A. Nhà máy chế biến thực phẩm.
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.
Lời giải:
Vai trò của ngành khai thác than: cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện (đốt cháy than để tạo ra nhiệt lượng), luyện kim (than được cốc hóa).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?
A. Công nghiêp cơ khí .
B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp điện tử – tin học .
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Lời giải:
Công nghiệp điện tử – tin học chế tạo ra những sản phẩm công nghệ hiện đại, tinh vi như các vi mạch điện tử, chip, máy tính điện thoại, các sản phẩm công nghệ số khác….đòi hỏi khoa học kĩ thuật hiện đại, hàm lượng chất xám lớn ⇒ do vậy công nghiệp điện tử – tin học được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử – tin học ?
A. ASEAN, Ca-na-da ,Ấn Độ .
B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.
C.Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.
D. Hoa Kì, Trung Quốc ,Nam Phi.
Lời giải:
Công nghiệp điện tử – tin học phân bố chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.
B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.
C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.
Lời giải:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.
B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.
C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.
Lời giải:
Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở
A. Châu Âu và châu Á.
B. Mọi quốc gia trên thế giới.
C. Châu Phi và châu Mĩ.
D. Châu Đại Dương và châu Á.
Lời giải:
Công nghiệp thực phẩm phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực ?
A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật.
B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Lời giải:
– Vai trò của ngành công nghiệp điện lực: là cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
– Sản phẩm của công nghiệp điện lực là nguồn năng lượng → cung cấp điện cho hoạt động của máy móc thiết bị kĩ thuật, đảm bảo cho quá trình vận hành của sản xuất công nghiệp.
⇒ Điện lực không phải là ngành tạo ra nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học:
A. Ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Không chiếm diện tích rộng.
C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.
D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.
Lời giải:
Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học
– Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước
– Không chiếm diện tích rộng
⇒ Nhận xét A, B, C đúng
– Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
⇒ Nhận xét: Không yêu cầu cao về trình độ lao động là không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp
A. Cơ khí
B. Hóa chất
C. Dệt may
D. Chế biến thực phẩm
Lời giải:
Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
⇒ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp
A. Hóa chất.
B. Luyện kim.
C. Cơ khí.
D. Năng lượng.
Lời giải:
Công nghiệp dệt may sử dụng nhiều hóa chất trong ngành nhuộm.
⇒ Phát triển công nghiệp dệt – may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp hóa chất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào ?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Lời giải:
Vùng thềm lục địa phía Nam nước ta tập trung nhiều bể trầm tích dầu khí lớn ⇒ Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động khai thác dầu khí phát triển nhất ở nước ta (các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại Hùng…).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng:
A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.
B. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác.
C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.
D. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.
Lời giải:
– Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt (đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo).
– Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân (từ các phản ứng hạt nhân) → cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới (Ví dụ: các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản).
– So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió, nguyên tử) có nhiều ưu điểm (năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm?
A. Tròn
B. Miền
C. Đường
D. Cột
Lời giải:
Đề bài yêu cầu:
– Thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới.
– Trong 2 năm.
⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn ⇒ Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm là biểu đồ tròn.
Đáp án cần chọn là: A