Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

TỔNG KẾT CHƯƠNG II – VŨ TRỤ – HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Câu 1: Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động:

A. Tự quay quanh trục của Trái Đất.

B. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất.

D. Tịnh tiến của Trái Đất.

Lời giải:

Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của mình sinh ra các hệ quả, đó là sự luân phiên ngày – đêm, giờ Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là

A. Cực.

B. Xích đạo.

C. Vòng cực.

D. Chí tuyến.

Lời giải:

Xích đạo (00) là khu vực tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với bề mặt đất ở mọi địa điểm.Do vây, đây là khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời, quanh năm có ngày và đêm dài ngắn bằng nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

A. Múi giờ số 0.

B. Múi giờ số 12.

C. Múi giờ số 6.

D. Múi giờ số 18.

Lời giải:

Giờ quốc tế hay còn được gọi là giờ GMT được tính theo giờ của múi giờ số 0.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Dải Ngân Hà là

A. thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại.

Lời giải:

Dải Ngân Hà là thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?

A. Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.

B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ Trái Đất.

C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là Mặt Trời và Mặt Trăng.

D. Tất cả các thiên thể trong hệ Mặt Trời đều có khả năng tự phát sáng.

Lời giải:

Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Lời giải:

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

A. Sự luân phiên ngày đêm.

B. Giờ trên Trái Đất.

C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

D. Đường chuyển ngày quốc tế.

Lời giải:

Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.

 ⇒ sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Lời giải:

Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân chủ yếu là do Trái Đất có dạng hình khối cầu và quay xung quanh Mặt Trời.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là

A. Trung Quốc.

B. Hoa Kì.

C. Nga.

D. Canada.

Lời giải:

Nga là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, nằm ở hai châu lục Á, Âu. Đất nước trải ra trên 11 múi giờ. ⇒ Đây là quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là Nga.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?

A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ.

B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi.

C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời.

Lời giải:

Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do đây là thời kì mùa hạ ở bán cầu Bắc, thời ki này bán cầu Bắc này ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc → phần được chiếu sáng nhiều hơn (ban ngày) lớn phần bị khuất (ban đêm) ->  sinh ra hiện tượng ngày dài hơn đêm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Đường kinh tuyến đổi ngày đi qua

A. Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Châu Đại Dương.

D. Thái Bình Dương.

Lời giải:

Kinh tuyến đổi ngày 180o nằm giữa biển Thái Bình Dương

Đáp án cần chọn là: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1108

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống