Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
TỔNG KẾT CHƯƠNG III – CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của
A. phong hóa hóa học.
B. phong hóa lí học.
C. quá trình xâm thực.
D. quá trình bóc mòn.
Lời giải:
Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành những khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng không làm thay đổi thành phần hóa học của đá. Như vậy, đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của phong hóa lí học.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Thạch quyển được giới hạn bởi
A. Vỏ Trái Đất.
B. Vỏ Trái Đất và lớp Manti.
C. Lớp Manti.
D. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
Lời giải:
Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào gọi chung là thạch quyển.
⇒ Thạch quyển được giới hạn bởi vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất, vùng nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Cực.
Lời giải:
Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Trên bề mặt Trái Đất, vùng nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Cực.
Lời giải:
Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới tốc độ dòng chảy của sông
A. Độ dốc địa hình.
B. Cấu trúc các lớp đất đá.
C. Hướng chảy của sông.
D. Chiều dài sông.
Lời giải:
Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới tốc độ dòng chảy của sông
A. Độ dốc địa hình.
B. Cấu trúc các lớp đất đá.
C. Hướng chảy của sông.
D. Chiều dài sông.
Lời giải:
Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là
A. dòng biển.
B. gió thổi.
C. động đất, núi lửa.
D. bão.
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do gió, gió càng mạnh, sóng càng to.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với các dòng biển
A. Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
B. Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
C. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở cả hai bán cẩu đều cùng chiều kim đồng hồ.
D. Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Lời giải:
– Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
⇒ Nhận xét A đúng.
– Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
⇒ Nhận xét C. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở cả hai bán cẩu đều cùng chiều kim đồng hồ là không đúng.
– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương → nhận xét B đúng
– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa → nhận xét D đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Độ phì của đất là
A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật.
B. Độ tơi xốp của đất , trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.
D. Lượng chất vi sinh trong đất.
Lời giải:
Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Lời giải:
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
Ví dụ. Loài chè ưa khí hậu cận nhiệt với chế độ nhiệt mát mẻ, nguồn nước đủ, đất feralit hoặc đất badan màu mỡ, độ ẩm vừa phải, ánh sáng tốt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Đặc điểm của gió Tây ôn đới là
A. thổi vào mùa hạ, gió nóng và ẩm.
B. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.
C. thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.
D. thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.
Lời giải:
Gió Tây ôn đới có phạm vi hoạt động từ 300-600 ở mỗi bán cầu, gió thổi gần như quanh năm, hướng tây là chủ yếu, gió có tính chất ẩm và mang lại nhiều mưa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là
A. Thạch quyển.
B. Động vật quyển.
C. Sinh quyển.
D. Quyển thực vật.
Lời giải:
Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là sinh quyển, bao gồm các loại cây trồng vật nuôi, động vật…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Lời giải:
Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí: xích đạo, chí tuyến, ôn đới , cực.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
A. vận động tạo núi.
B. vận động theo phương thẳng đứng.
C. vận động theo phương nằm ngang.
D. vận động kiến tạo.
Lời giải:
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, khe rãnh xói mòn, các thung lũng, sông suối được gọi là
A. địa hình thổi mòn.
B. địa hình khoét mòn.
C. địa hình mài mòn.
D. địa hình xâm thực.
Lời giải:
Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối,… được gọi là địa hình xâm thực.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí
A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
B. Chí tuyến hải dương và xích đạo.
C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo.
D. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
Lời giải:
Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí Bắc xích đạo và Nam xích đạo có cùng tính chất nóng ẩm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Lời giải:
Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất gồm
A. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp thấp cực.
B. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.
C. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp thấp
D. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực.
Lời giải:
Hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất gồm: đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm
A. Hai lực giống nhau, tác động đồng thời nhau.
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
D. Hai lực giống nhau nhưng không có tác động đồng thời nhau.
Lời giải:
– Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:
+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)
+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…)
– Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở
A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
B. nơi tiếp xúc của mảng Âu – Á với các mảng xung quanh.
C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
D. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Australia với các mảng xung quanh.
Lời giải:
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Khu vực này được gọi là vành đai lửa Thái Bình Dương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. Khí hậu.
B. Đất.
C. Địa hình.
D. Bản thân sinh vật.
Lời giải:
Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố có vai trò quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và ẩm).
Ví dụ: Ở miền Bắc nước ta khí hậu có sự phân hóa đa dạng, với một mùa đông lạnh đã hình thành nên cơ cấu cây trồng đa dạng bao gồm các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới(su hào, bắp cải, đào, lê, chè, nhãn, ổi, xoài…). Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nên sinh vật chủ yếu là các loài xứ nóng, có nguồn gốc nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, cao su, cà phê,…).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Đâu không phải là hoạt động có tác động tích cực đến quá trình hình thành đất?
A. Cày nông bừa sục.
B. Thau chua rửa mặn.
C. Trồng cây phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.
D. Đốt rừng làm nương rẫy.
Lời giải:
Xác định từ khóa “không phải là hoạt động tích cực” → là hoạt động tiêu cực
Đốt rừng làm rẫy là suy giảm diện tích rừng ở vùng đồi núi → gia tăng quá trình rửa trôi xói mòn vùng đất đồi núi, làm cho đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì
A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
B. bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
Lời giải:
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau.
– Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn.
– Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo
A. Độ cao và hướng sườn của địa hình.
B. Vị trí gần hay xa đại dương.
C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
D. Các dạng địa hình ( đồi núi, cao nguyên ,… )
Lời giải:
Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu nhiệt, ẩm). Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ và độ cao → ảnh hưởng đến sự phân bố thảm thực vật.
⇒ Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?
A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài.
B. hiệu ứng phơn khô nóng.
C. thời tiết lạnh, khô.
D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa.
Lời giải:
Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới).
⇒ Hình thành gió phơn khô nóng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Hiện tượng mưa phùn vào cuối đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió mùa Đông Nam.
D. Tín Phong Bắc bán cầu.
Lời giải:
Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:
– Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.
– Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á là
A. chế độ mưa.
B. thực vật.
C. hồ, đầm.
D. địa hình
Lời giải:
Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.-> lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm) → đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi
⇒ chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc
A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.
B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.
D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.
Lời giải:
Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác; điều này làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Ví dụ: Con người đưa các loài cây trồng như cam, chanh, đậu Hà Lan từ châu Á, châu Âu sang Trung Mĩ, Nam Mĩ. Ngược lại đưa các loài cây khoai tây, cao su, thuốc lá từ châu Mĩ dang châu Á và châu Phi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?
A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Lời giải:
– Miền Trung có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông → sông ngòi ngắn, dốc → tốc độ dòng chảy mạnh
– Mặt khác, mưa lớn tập trung vào mùa thu đông → làm cho lưu lượng dòng chảy tăng nhanh chóng và nước dồn đột ngột xuống vùng hạ lưu khiến lũ lên nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Cho hình vẽ sau:
Căn cứ vào hình vẽ, xác định được nhiệt độ tại đỉnh núi B là
A. 100C.
B. 10,20C.
C. 8,20C.
D. 80C.
Lời giải:
Tại sườn đón gió (AB), không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C. Biết tại chân núi (0 m) có nhiệt độ là 220 C, đỉnh núi cao 2300 m, do vậy chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh núi là (2300 x 0,6) / 100 = 13,80C.
⇒ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, do vậy nhiệt độ tại đinh núi B là: 220 – 13, 80C = 8,20 C.
Đáp án cần chọn là: C