Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
TỔNG HỢP CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là:
A. 3000 km.
B. 300 km.
C. 900 km.
D. 600 km.
Lời giải:
– Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với 60 km trên thực tế.
– Vậy, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 300km (5 x 6 000 000 = 30 000 000cm).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Khi muốn phân tích khả năng phát triển thủy điện của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
A. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
B. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
C. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.
Lời giải:
– Để phân tích khả năng phát triển thủy điện của 1 khu vực cần xem xét 2 yếu tố: mật độ sông lớn, địa hình dốc.
⇒ Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Do ảnh hưởng của lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi chuyển động theo phương nào dưới đây?
A. Chuyển động theo phương kinh tuyến
B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 300
C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 600
D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến
Lời giải:
Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi chuyển động theo phương kinh tuyến. Cụ thể là ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn theo hướng chuyển động thì vật thể sẽ lệch về bên phải còn nửa cầu Nam vật chuyển động sẽ lệch về bên trái. Lực Côriolit ảnh hưởng đến cả vật thể rắn, lỏng và khí, điển hình như các khối khí, đường đạn bay, hướng chuyển động của các dòng chảy,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Các con sông ở Nam Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ nào khi nhìn từ thượng nguồn sông xuống?
A. Bên phải.
B. Bên trái.
C. Cả hai bên.
D. Không bên nào cả.
Lời giải:
Do tác động của lực coriolit (lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất) nên nếu nhìn từ thượng xuống các con sông ở Bắc Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ bên phải và sông ở Nam bán cầu thường sẽ bị sạt lở ở bờ bên trái.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?
A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nghiêng không đổi
Lời giải:
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có khi nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó khiến cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mươi chưa cười đã tối”.
Câu tục ngữ này chỉ đúng trong trường hợp ở bán cầu nào?
A. Bắc bán cầu
B. Nam bán cầu
C. Cả hai bán cầu
D. Không bán cầu nào
Lời giải:
“Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Từ trong thực tế hiện tượng “Ngày dài, đêm ngắn” (tháng 5) và “Ngày ngắn đêm dài” (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
– Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục Trái Đất nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn). Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta: “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng”.
– Vào tháng 12 (tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói ” Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”.
Như vậy, câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mươi chưa cười đã tối” là câu tục ngữ chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?
A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ
B. Vận tốc Trái Đất quay quanh Mặt Trời giảm
C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời
D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời
Lời giải:
Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên thời gian ban ngày sẽ được chiếu sáng nhiều hơn thời gian ban đêm và hiện tượng ngày đêm ở nửa cầu Nam thì ngược lại, đêm dài hơn ngày.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm sẽ thấy hiện tượng nào?
A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn những người ở phía Đông
D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau
Lời giải:
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do:
A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000km và chia thành nhiều tầng khác nhau
B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ
C.Trái Đất cách Mặt Trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ
D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục (24 giờ) vừa chuyển động quanh Mặt Trời (365 ngày)
Lời giải:
Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km, đó là khoảng cách lí tưởng cho sự sống và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. Trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Lời giải:
Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do Trái Đất có dạng hình cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên chỉ có một nửa được chiếu sáng và một nửa luôn nằm trong bóng tối. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn luôn phiên nhau ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vì sao ở nước ta lại hình thành những cánh đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình?
A. Hiện tượng xâm thực bởi băng hà.
B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. Vận động nâng nên của địa hình hai bên.
D. Thổi mòn do gió từ trên cao xuống.
Lời giải:
Nguyên nhân ở nước ta hình thành những cánh đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình là do các tỉnh này chủ yếu là có địa hình đồi núi nhưng nhiều vùng đồi núi có lớp phủ thực vật yếu (do mất rừng,…) nên qua một quá trình lâu dài dưới sự tác động của ngoại lực, đặc biệt là hiện tượng xâm thực mạnh bởi dòng nước chảy xiết trên mặt địa hình nên đã hình thành các đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Do tác động của nhân tố nào dưới đây mà lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?
A. Vận động nâng lên
B. Khúc uốn của sông
C. Vùng trũng của địa hình
D. Các vận động đứt gãy, tách giãn
Lời giải:
Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ Thung lũng đứt gãy nằm tại và xung quanh đới tách giãn Đông Phi. Chúng bao gồm hồ Victoria, hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới về diện tích bề mặt; và hồ Tanganyika, hồ lớn thứ hai thế giới về dung tích và cũng là hồ sâu thứ hai thế giới. Thuật ngữ Hồ Lớn cũng được sử dụng, nhưng ít phổ biến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Dạng địa hình xâm thực nấm đá độc đáo trên thế giới là do tác dụng của nhân tố nào dưới đây?
A. Gió
B. Nhiệt độ
C. Sóng biển
D. Nước
Lời giải:
Nấm đá là dạng địa hình độc đáo trên thế giới, nhất là ở các hoang mạc và sa mạc, sự hình thành dạng địa hình xâm thực nấm đá là do tác động của gió.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá chủ yếu do:
A. Nước đóng băng tạo thành lớp màng ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó
B. Nước đóng băng tăng thể tích, tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá
C. Nhiệt độ của nước đóng băng là 00C, nhiệt độ này làm đá dễ bị phá huỷ
D. Đá dễ bị phá hủy ở vùng có nền nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt
Lời giải:
Trong đá có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 00C, nước trong khe nứt hóa băng, đồng thời thể tích của nó tăng thêm, do đó tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nứt hóa băng, bản thân khe nứt lại giãn thêm một ít. Nếu hiện tượng đóng băng – tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu có dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a cao đồ sộ ở châu Á là do
A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.
B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ – Australia với mảng Âu – Á.
C. Sự đụng độ giữa mảng Phi với mảng Âu – Á.
D. Sự đụng độ giữa mảng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.
Lời giải:
Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a là kết quả của sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn Độ – Australia và mảng Âu – Á. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Phong hóa lí học xảy ra mạnh ở các vùng khô, nóng chủ yếu do:
A. gió thổi mạnh vào ban đêm.
B. nhiều bão cát vào ban ngày.
C. biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.
D. nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
Lời giải:
Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh là do những vùng này có sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm rất lớn (có nơi sự chênh lệch nhiệt độ hơn 300C). Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là nguyên nhân quan trọng nhất xảy ra các hiện tượng phong hóa lí học, kết quả là các đá bị nứt, vỡ thành những mảnh vụn,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo là do:
A. Xích đạo là khu vực có vận tốc tự quay quanh trục lớn nhất nên lực li tâm lớn
B. Xích đạo là khu vực có nhiệt độ cao quanh năm nên không khí giãn nở mạnh
C. Xích đạo là nơi tập trung nhiều khí nitơ,ôxy, hơi nước nhất trên Trái Đất
D. Ở vùng xích đạo có tỉ lệ diện tích dại dương lớn hơn tỉ lệ diện tích lục địa
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo chủ yếu vì xích đạo là khu vực có nhiệt độ cao quanh năm nên không khí giãn nở mạnh tạo điều kiện cho các chuyển động đối lưu phát triển lên cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nguyên nhân nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Xích đạo thấp hơn khu vực chí tuyến bán cầu Bắc là do:
A. Khu vực xích đạo là vùng có nhiều rừng mưa nhiệt đới nhất trên Trái Đất
B. Khu vực xích đạo có hai lần Mặt Trời nên thiên đỉnh, có góc nhập xạ lớn
C. Tỉ lệ diện tích lục địa so với đại dương ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều
D. Khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày hơn khu vực chí tuyến bán cầu Bắc
Lời giải:
Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng (vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất),…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là:
A. các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến
B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương
C. sự hình thành các vành đai đảo ven lục địa
D. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến
Lời giải:
– Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
– Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do:
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương → Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây
+ Núi chạy theo hướng kinh tuyến.
– Biểu hiện là sự thay đổi thảm thực vật theo kinh độ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa do:
A. Không khí khô bốc lên cao, có nhiều gió thổi đến
B. Không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi
C. Có ít gió thổi đến nhiều gió thổi đi nên độ thấp mưa nhiều
D. Nằm sâu trong lục địa nên gió thổi đến ít, độ ẩm cao
Lời giải:
Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa chủ yếu là do không khí ẩm không bốc lên được kết hợp với việc tại các vùng có các đai áp cao chỉ có gió thổi đi mà không có gió thổi đến (gió thổi từ các khu áp cao về các khu áp thấp).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Hồ nào dưới đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa đã tắt?
A. Hồ Ba Bể
B. Hồ Hoà Bình
C. Hồ Núi Cốc
D. Hồ Tơ – Nưng
Lời giải:
Hồ T’nưng hay Biển Hồ hoặc hồ Ea Nueng là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14, nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Đây là hồ nước ngọt quan trọng cấp nước cho thành phố này. Hồ có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa nhưng đã tắt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Ở đai chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh tạo cho khí hậu có đặc điểm nào sau đây?
A. Mưa nhiều
B. Mưa ít
C. Khô hạn
D. Độ ẩm cao
Lời giải:
Ở đại chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh như Ca-li-phooc-ni-a, Ben-ghê-la, Pê-ru,… tạo cho khí hậu khô hạn dễ sinh ra hoang mạc. Ví dụ: Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm là một trong những nguyên nhân hình hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri,… ở châu Phi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Ở đai chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng của:
A. Dòng biển lạnh
B. Dòng biển nóng
C. Dòng phản lưu
D. Dòng đối lưu
Lời giải:
Ở đại chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì ảnh hưởng các dòng biển nóng như dòng biển nóng Gơm-xtrim, Bắc Xích đạo, Đông Úc,…
Ví dụ:
– Phía Tây châu Âu chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới nên ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn.
– Phía đông châu Âu do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm nên ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến:
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ
B. Các thành phần của lớp vỏ địa lí có thể gây phản ứng dây chuyền với nhau
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí
Lời giải:
Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến các thành phần của tự nhiên vì sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác.
Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):
+ Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).
+ Địa hình (mức độ xói mòn tăng).
+ Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
+ Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
+ Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).
+ Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).
+ Thực vật (phát triển mạnh).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Vì sao các khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn?
A. Gió mùa mùa Đông qua biển kết hợp với không khí lạnh gây mưa
B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến
C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến
D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
Lời giải:
Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa đông và gió mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên.
Như vậy, ta thấy các khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa hạ thường có lượng mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem theo hơi ẩm nhiều, ẩm dày và gây mưa cho vùng nội địa, ven biển,…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 170B về phía nam là 126 hải lí. Vậy, áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ:
A. 11054´B
B. 12054´B
C. 13054´B
D. 14054´B
Lời giải:
Ta có: 1 hải lý bằng 1852m
1 vĩ độ = khoảng 111,18km
Áp thấp nhiệt đới cách vĩ tuyến 170B về phía Nam là 126 hải lý:
126×1852 = 233352 m = 233,352km
233,352 : 111,18 = 2,098 và tương đương với khoảng 2006’.
Như vậy, bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 170Bắc về phía nam là 126 hải lí thì khi đó áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ 14054´B.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Vì sao xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?
A. Là nơi thường xuyên chịu tác động của frông, có nhiều dòng biển lạnh
B. Là nơi có diện tích rừng, mặt biển và sông, hồ lớn nhất thế giới
C. Là khu áp thấp nhiệt lực, dòng biển nóng và các luồng gió thổi đến
D. Tỉ lệ diện tích đại dương so với diện tích lục địa là rất lớn
Lời giải:
Hai bên đường xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất là do:
– Nhiều dòng biển nóng chảy qua.
– Góc nhập xạ lớn nhất, nhận được nhiều nhiệt nhất nên nóng quanh năm, tồn tại khí áp thấp quanh năm.
– Gió tín phong hoạt động quanh năm (thổi từ 300 Bắc và Nam về xích đạo).
– Mặt khác đường xích đạo đi qua đại dương nhiều hơn lục địa nên gió tín phong đem mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình > 2000 mm/ năm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Tại sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo?
A. Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo.
B. Không khí ở vĩ độ 200 trong hơn không khí ở xích đạo.
C. Khu vực vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương hơn ở khu vực xích đạo.
D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.
Lời giải:
Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo (ở Xích đạo là 24,50C còn ở khu vực 200 có nhiệt độ trung bình là 250C) là do bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 200 trơ trụi, diện tích đại dương nhỏ hơn bề mặt Trái Đất ở xích đạo (khu vực xích đạo có diện tích đại dương lớn, có áp thấp và dòng biển nóng nên mưa nhiều,…).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?
A. Đại dương là nơi chứa nước mặn nên mát mẻ hơn lục địa.
B. Bề mặt lục địa nồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. Đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn và tỏa nhiệt nhanh hơn nước.
D. Độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn các đại dương.
Lời giải:
Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ vì khả năng hấp thụ nhiệt của đại dương là nhỏ. Phần lớn nhiệt đến dại dương bị phản xạ trở lại môi trường nên lượng nhiệt hấp thụ được cũng nhỏ, Còn lục địa lươnhietjệt hấp thụ được vào bản ngày là rất lớn làm cho bề mặt lúc địa nhiệt độ tăng rất nhanh. Khi đêm về tốc độ mất nhiệt trên bề mặt lục địa cũng nhanh vì thế biên độ dao động nhiệt lớn.
Ví dụ: Ta lấy 1 thanh sắt và 1 viên gạch đun lên. Sắt hấp thụ nhiệt rất nhanh nên tỏa nhiệt cũng nhanh, viên gạch hấp thụ nhiệt chậm và kém nên tỏa nhiệt cũng chậm hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Tại sao trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt?
A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. Bị địa hình trên bề mặt Trái Đất chia cắt.
C. Diện tích lục địa và đại dương không đều nhau.
D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.
Lời giải:
Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Vì sao dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn?
A. Nhận được bức xạ Mặt Trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn.
B. Không khí bị nén xuống, thực vật không thể sinh trưởng được.
C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được, không có mưa.
D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.
Lời giải:
Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, không khí bị nén xuống, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các khu áp cao cận chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Nguyên nhân quan trọng nhất ven bờ đại dương có các dòng biển nóng thường có mưa to là do
A. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gây mưa cho lục địa
B. Gió mang hơi nước từ lục địa ra biển gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa
C. Các dòng biển nóng là khu vực thường có các dải áp thấp hoạt động mạnh
D. Dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng hơn đến nơi lạnh hơn, gây mưa
Lời giải:
Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ đại dương nhưng vẫn là miền hoang mạc như: A-ta-ca-ma, Na-míp,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33: Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu do:
A. Mưa
B. Băng tuyết
C. Nước ngầm
D. Nước ao, hồ
Lời giải:
– Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào chế độ mưa của nơi đó. Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông.
– Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước,… nên mùa xuân là mùa lũ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Các hồ có nguồn gốc kiến tạo nổi tiếng trên Thế Giới nằm trên vệt nứt của vỏ Trái Đất ở khu vực nào dưới đây?
A. Nam Âu
B. Đông Phi
C. Tây Phi
D. Đông Nam Á
Lời giải:
– Các hồ có nguồn gốc kiến tạo nổi tiếng trên Thế Giới nằm trên vệt nứt của vỏ Trái Đất ở khu vực Đông Phi.
– Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ Thung lũng Đứt gãy nằm tại và xung quanh Đới tách giãn Đông Phi. Chúng bao gồm hồ Victoria, hồ Tanganyika,…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35: Nguyên nhân quan trọng nhất hình thành thủy triều là do:
A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.
B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.
C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trăng là chủ yếu.
D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.
Lời giải:
– Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.
– Nguyên nhân hình thành: Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 36: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng nhất mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung Việt Nam thường lên rất nhanh?
A. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.
B. Sông lớn, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.
C. Sông lớn, lòng sông rộng và lãnh thổ hẹp ngang.
D. Sông nhỏ, nhiều thác ghềnh và mưa kéo dài nhiều ngày.
Lời giải:
Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh vì:
– Miền Trung có địa hình hẹo ngang, phía Tây là dải núi cao, phía đông là đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều dãy núi lan ra sát biển ⟹ sông ngòi ngắn, nhỏ và dốc.
– Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn (do bão, dải hội tụ,…) trong thời gian ngắn (do địa hình).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Tại sao Biển Đỏ có nồng độ muối lớn hơn so với mực trung bình các biển, đại dương trên thế giới?
A. Nằm ở vùng khí hậu khô nóng quanh năm nên bốc hơi mạnh
B. Không thông với các biển, đại dương khác
C. Hầu như không có con sông lớn nào chảy vào
D. Khu vực ít mưa nhất trên thế giới
Lời giải:
– Biển Đỏ là một hồ nước mặn có độ mặn cao nhất trên thế giới. Đây là khu vực chứa nước bị hãm kín, nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Biển Đỏ không có sự sống, do nước ở đây quá mặn, hàm lượng muối 33% với độ mặn này, con người có thể nằm trên mặt nước biển mà không bao giờ bị chìm.
– Biển Đỏ có nồng độ muối lớn chủ yếu do Biển Đỏ nằm ở vùng khí hậu khô nóng quanh năm nên có độ bốc hơi mạnh, trong khi đó nguồn cung cấp nước lại không nhiều.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Tại sao từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi?
A. Tác dụng của các dòng biển nóng và lạnh
B. Độ mặn nước biển không thay đổi
C. Nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến
D. Không chịu tác động của ánh sáng Mặt Trời
Lời giải:
Nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu, càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm nhanh. Do nhiệt độ nước biển cũng phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời…
Từ độ sâu trên 3000m nước biển khá đồng nhất, có nhiệt độ gần như không thay đổi chủ yếu do nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Đâu là ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?
A. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật trên Trái Đất
B. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo
C. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt Trái Đất
D. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác
Lời giải:
– Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
– Ví dụ: con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía từ châu Á và châu Âu… sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,… lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi.
Như vậy, Con người đã chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác và từ lục địa này sang lục địa khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40: Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?
A. Đới lạnh ở bán cầu nam không có đất, chỉ có băng tuyết
B. Bán cầu nam không có đới lạnh như bán cầu bắc
C. Bán cầu nam không có nhiều núi cao như bán cầu bắc
D. Bán cầu nam không có nhiều kiểu khí hậu như bán cầu bắc
Lời giải:
– Chỉ có ở BCB: đây là thảm thực vật và đất hình thành và phát triển ở khí hậu cận cực lục địa, phân bố vĩ độ 500B trở về cực Bắc do ở đây góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt nhận được ít, nhiệt độ thấp phù hợp với sinh vật đới đài nguyên, từ đó hình thành đất đài nguyên.
– Không phân bố ở NBC vì: từ 50oN – 62oN không có lục địa, diện tích hoàn toàn là đại dương, chỉ có băng tuyết không có đất, không có khí hậu cận cực lục địa, vì vậy không có kiểu thảm thực vật và đất đài nguyên. Từ 62oN đến cực Nam là lục địa châu Nam Cực nhưng nhiệt độ ở đây thấp hơn cực Bắc, chỉ có hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41: Vì sao thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật?
A. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật
B. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật
C. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật
D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ
Lời giải:
– Sự phân bố của các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật là vì: Như chúng ta đã biết các loài động vật trên thế giới đều sử dụng thức ăn là thực vật, cây cỏ, hoa màu. Ở những nơi có thực vật tươi tốt và phát triển thì động vật sẽ để mắt đến nhiều hơn là những nơi có đất trống đồi trọc cây cỏ khô khan. Để tồn tại tốt các loài động vật cần có sự sống tại một số khu vực có thực vật phát triển xanh tốt, đặc biệt là động vật ăn cỏ và kéo theo đó là các loại động vật ăn thịt.
– Ví dụ: Các đồng cỏ, xavan ở châu Phi là nơi phân bố của nhiều loài động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hươu, nai… Khỉ sồng trên cây nên thường phân bố ở những khu rừng có cây nhiều tầng và tán lá ở rừng rậm nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Vì sao rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm?
A. Có lượng nhiệt, ẩm lớn
B. Có lượng ánh sáng, nhiệt lớn
C. Có lượng ẩm và ánh sáng nhiều
D. Có nhiệt, ẩm, ánh sáng nhiều
Lời giải:
Do ở khu vực nhiệt đới luôn nhận được lượng bức xạ lớn, nhiều ánh sang và độ ẩm rất lớn quanh năm nên rừng nhiệt đới ở đây thường có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43: Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy xiết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau lần lượt của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?
A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển
B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển
C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển
Lời giải:
Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy xiết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 44: Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới?
A. Các đai khí áp
B. Gió mùa
C. Gió Mậu dịch
D. Gió Tây ôn đới
Lời giải:
– Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
– Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.
– Hiện tượng biểu hiện cho qui luật địa đới là sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
Như vậy, gió mùa là hiện tượng không biểu hiện cho qui luật địa đới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 45: Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?
A. 21 giờ ngày 15 – 2.
B. 21 giờ ngày 14 -2.
C. 7 giờ ngày 15 – 2.
D. 7 giờ ngày 14 – 2.
Lời giải:
– Việt Nam (múi giờ số 7) và khu vực múi giờ số 12 chênh nhau: 12 giờ – 7 giờ = 5 giờ.
– Múi giờ số số 7 nằm ở bên trái múi giờ số 12 nên có giờ đến muộn hơn
⇒ Số giờ tại múi giờ số 7 = Số giờ (ở múi giờ 11) – số giờ chênh lệch + 24 giờ = 2 giờ – 5 giờ + 24 giờ = 21 giờ ngày hôm trước
Như vậy, nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là 21 giờ ngày 14 – 2 (do có Việt Nam có giờ đến muộn hơn nên phải lùi một ngày)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46: Dựa vào bản đồ múi giờ hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 31/12/2018?
A. 7h ngày 01/01/2019.
B. 6h ngày 31/12/2018.
C. 7h ngày 31/12/2018.
D. 6h ngày 01/01/2019.
Lời giải:
– Việt Nam (múi giờ số 7) và khu vực múi giờ số 0 (GMT ở khu vực giờ gốc) chênh nhau: 0 giờ – 7 giờ = 7 giờ.
– Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn
⇒ Số giờ tại múi giờ số 7 = Số giờ (ở múi giờ 0) + số giờ chênh lệch – 24 giờ = (24 giờ +7 giờ) – 24 giờ = 7 giờ sáng ngày 1/1/2019
Như vậy, nếu múi giờ số 0 đang là 24h giờ ngày 31/12/2018 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là 7 giờ sáng ngày 01/01/2019.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m thì nhiệt độ của không khí trong gió là 300C khi lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là bao nhiêu?
A. 19,50C.
B. 19,70C.
C. 19,20C.
D. 19,40C.
Lời giải:
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,60C.
– Độ cao từ 200m đến 2000m là 1800m nên số độ giảm đi khi đi từ 200m lên đến độ cao 2000m sẽ là: (1800 x 0,6) / 100 = 10,80C.
– Nhiệt độ tại độ cao 2000m là: 30 – 10,8 = 19,20C.
Như vậy khi gió ẩm gặp núi vượt lên cao ở độ cao 200m nhiệt độ của không khí trong gió là 300C thì khi lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 19,20C (nhiệt độ đã giảm 10,80C).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48: Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 3000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 70C thì khi xuống đến độ cao 400m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là bao nhiêu?
A. 300C.
B. 320C.
C. 350C.
D. 330C
Lời giải:
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,60C và khi vượt qua bên kia sườn dốc nhiệt độ sẽ tăng 10C/100m.
– Độ cao từ 3000m đến 400m là 2600m nên số độ tăng khi từ 3000m xuống đến độ cao 400m sẽ là: (2600 x 1) / 100 = 260C.
– Nhiệt độ tại độ cao 400m là: 26 + 7 = 330C.
Như vậy khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 3000m nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 70C thì khi xuống đến độ cao 400m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 330C (tăng thêm 260C).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 49: Từ Niu Iooc đến Xan Phran – xi – xcô, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13107 hải lí, nếu đi qua kênh Pa – na – ma chỉ mất 5263 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn đi khoảng:
A. 60%.
B. 70%.
C. 25%.
D. 50%.
Lời giải:
Quãng đường rút ngắn = số hải lí thực tế – số hải lí đi qua kênh panama.
– Từ Niu Iooc đến Xan Phran – xi – xcô, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13107 hải lí, nếu đi qua kênh Pa – na – ma chỉ mất 5263 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn là 13107 – 5263 = 7844 hải lí.
– Tính ra % thì khoảng: 7844 / 13107 = 60%.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50: Cho bảng số liệu
Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là:
A. 93,3%, 6,2%, 0,5%.
B. 87,6%, 5,7%, 6,7%.
C. 75,5%, 22,8%, 1,7%.
D. 80,4%, 18,4%, 1,2%.
Lời giải:
– Công thức: % thành phần = thành phần : tổng x 100% (Đơn vị: %).
– Áp dụng công thức, ta có: % rừng sản xuất 2013 = 211,8 : 227,1 x 100 = 93,3%. Tương tự, tính được % của 2 loại rừng còn lại lần lượt là 6,2% và 0,5%.
Như vậy, Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là 93,3%, 6,2%, 0,5%.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 51: Đỉnh núi A có độ cao là h (m), nhiệt độ tại chân núi ở sườn đón gió ẩm là 280C, nhiệt độ tại chân núi ở khuất gió ẩm là 40,30C. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – Các miền tự nhiên, độ cao của đỉnh núi A gần đúng với độ cao của đỉnh núi nào dưới đây?
A. Phan-xi-pang.
B. Pu Si Lung.
C. Tây Côn Lĩnh.
D. Phu Luông.
Lời giải:
– Ta biết, ở sườn đón gió (AB), không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C. Ở sườn khuất gió (BC) không khí khô, cứ xuống 100m, nhiệt độ không khí tăng 10C. Như vậy, cứ lên cao 100m, chênh lệch nhiệt độ giữa sườn A và sườn B sẽ là: 10C – 0,60C = 0,40C
– Qua hình vẽ ta thấy chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là: 40,30C – 280C = 12,30C
⇒ Độ cao đỉnh núi A là: 12,30C x 100m/ 0,40C = 3075m.
– Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – Các miền tự nhiên, độ cao của đỉnh núi Phan-xi-pang (3143m), Pu Si Lung (3076m), Tây Côn Lĩnh (2419m) và Phu Luông (2985m). Như vậy, đỉnh núi A có độ cao gần đúng với độ cao của núi Pu Si Lung.
Đáp án cần chọn là: B