Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
TỔNG HỢP CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO CHƯƠNG ĐỊA LÍ KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Trong các vai trò dưới đây đâu là vai trò quan trọng nhất của ngành nông nghiệp?
A. Tạo việc làm cho người lao động trên thế giới.
B. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
D. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Lời giải:
Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngành nông nghiệp cung cấp các sản phẩm từ trồng trọt như hoa quả, gạo, lúa mì, ngô,… và cung cấp các sản phẩm từ chăn nuôi như cá, thịt, trứng, sữa,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Nhân tố nào dưới đây có tác động lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay?
A. Dân cư và nguồn lao động
B. Vị trí địa lí
C. Tài nguyên thiên nhiên
D. Cơ sở hạ tầng
Lời giải:
– Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.
– Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển,…) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp
Ví dụ: Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có (nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đâu không phải nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.
B. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
D. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển là vì có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công và có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong khi đó lại không có yêu cầu cao về trình độ, chuyên môn và trình độ kĩ thuật cao từ nguồn lao động.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Vì sao ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng?
A. Cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
B. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho tất cả các ngành kinh tế.
C. Có giá trị xuất khẩu và mang lại ngoại tệ ngày càng cao.
D. Tạo được công ăn việc làm cho phần lớn người lao động.
Lời giải:
Nguyên nhân ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng vì:
– Đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị cho các ngành kimh tế.
– Sản xuất máy động lực cho các ngành kinh tế.
– Sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội.
– Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện sống.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Tại sao các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao
B. Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển
C. Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa
D. Do sự phân công lao động quốc tế
Lời giải:
Nguyên nhân các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển chủ yếu là vì các ngành công nghiệp nhẹ phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển: vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh; qui trình sản xuất không phức tạp; sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ (chủ yếu từ nông nghiệp), tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Loại phương tiện vận tải nào dưới đây được sử dụng như là phương tiện vận tải phối hợp, hỗ trợ nhiều loại hình giao thông vận tải khác?
A. Đường hàng không
B. Đường sắt
C. Đường ô tô
D. Đường thủy
Lời giải:
Vận tải ô tô là phương tiện vận tải có khả năng hỗ trợ, phối hợp với nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhờ ưu điểm: tính cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu. Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác như đường hàng không (máy bay), đường thủy – biển (cảng, tàu, thuyền,…), đường ống (xe chở dầu),…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Ngành vận tải nào dưới đây chiếm tỉ trọng vận chuyển hàng hóa lớn nhất nước ta hiện nay?
A. Đường biển
B. Đường sông
C. Đường sắt
D. Đường ô tô
Lời giải:
Có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta là loại hình vận tải đường bộ (đường ô tô), vì:
– Chiếm tỉ trọng vận chuyển hàng hóa lớn nhất.
– Là loại hình vận tải cơ động nhất, có thể hoạt động được trên khắp cả nước.
– Chi phí đầu tư tương đối thấp, cước phí vận chuyển tương đối rẻ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nước nào dưới đây có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới hiện nay?
A. Nhật Bản
B. Hoa Kì
C. CHLB Đức
D. Trung Quốc
Lời giải:
– Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp các nước phát triển đã phát ra một lượng khí thải rất lớn ra môi trường gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trong đó Trung Quốc là nước xả thải lượng khí lớn nhất trên thế giới hiện nay.
– Theo số liệu của tổ chức Global Carbon Project thì:
+ Trung Quốc là nước xả khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, với 10.357 triệu tấn mỗi năm.
+ Nước Mỹ đứng thứ hai với việc “xả” 5.414 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính CO2 mỗi năm.
+ Ấn Độ thải 2.274 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính mỗi năm và đứng thứ 3 trong top 10 nước gây ô nhiễm không khí nhất thế giới.
+ Các nước còn lại trong top 10 nước xả thải khí thải CO2 lần lượt là: Liên Bang Nga, Nhật Bản, CHLB Đức, I-ran, Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc và Canada.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng như thế nào đến ngành dịch vụ?
A. Tổ chức các hoạt động dịch vụ
B. Hiệu quả ngành dịch vụ
C. Trình độ phát triển ngành dịch vụ
D. Mức độ tập trung ngành dịch vụ
Lời giải:
Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán là những đặc trưng riêng về văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, chúng được tạo ra, gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động của ngành dịch vụ.
Ví dụ: Các lễ hội ở Việt Nam như lễ hội Đền Hùng, Chùa Hương, chùa Yên Tử, mùa xuân núi Bà Đen,… khi được tổ chức sẽ kéo theo các dịch vụ buôn bán, bán lẻ và dịch vụ vận tải phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, đâu là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng nhất?
A. Trình độ phát triển kinh tế
B. Cơ sở vật chất, hạ tầng
C. Sự phân bố tài nguyên du lịch
D. Sự phân bố các điểm dân cư
Lời giải:
Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là sự phân bố tài nguyên du lịch. Sự phân bố của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng lớn đến mạng lưới du lịch.
Ví dụ: Ở miền biển sẽ phát triển du lịch nghỉ mát, tắm biển. Còn ở miền núi sẽ phát triển du lịch cộng đồng, tham quan, nghiên cứu,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi thì cơ sở hạ tầng nào dưới đây phải được ưu tiên hàng đầu?
A. Xây dựng mạnh mạng lưới y tế, giáo dục
B. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm
C. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải
D. Mở rộng diện tích trồng rừng, cây công nghiệp
Lời giải:
– Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự túc” của nền kinh tế.
– Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, cần chú ý tới các nhân tố nào dưới đây?
A. Nguồn vốn đầu tư
B. Điều kiện tự nhiên
C. Điều kiện kĩ thuật
D. Dân cư, lao động
Lời giải:
Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là điều kiện tự nhiên.
– Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
Ví dụ: Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng còn vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
– Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm,…
– Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
– Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.
– Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển, cũng như sự phân bố ngành giao thông vận tải?
A. Vị trí địa lí và điều kiện địa hình
B. Sự phân bố các điểm dân cư
C. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
D. Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế
Lời giải:
Nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển, cũng như sự phân bố ngành giao thông vận tải là sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.
+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Quốc gia nào có cây cầu dài nhất thế giới trong các quốc gia dưới đây?
A. Hoa Kì
B. Nhật Bản
C. Pháp
D. Việt Nam
Lời giải:
Quốc gia có cây cầu dài nhất thế giới là Hoa Kỳ. Đó là cầu cao tốc Hồ Pontchartrain là cây cầu bắc ngang qua Hồ Pontchartrain (tiểu bang Louisiana, Mỹ), tổng chiều dài 38 km nối liền 2 thành phố Metairie và Quận St. Tammany.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Vì sao hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng?
A. Luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua
B. Tạo ra tập quán tiêu dùng mới
C. Mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường
D. Là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng
Lời giải:
– Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
– Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.
– Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.
– Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Ven bờ tây Thái Bình Dương
B. Bờ đông Thái Bình Dương
C. Hai bờ Đại Tây Dương
D. Phía nam Ấn Độ Dương
Lời giải:
Hai bờ Đại Tây Dương (chủ yếu là Bắc Đại Tây Dương) là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (EU và Bắc Mĩ). Các cảng ở đấy vừa có hậu phương cảng rộng lớn nhất và phát triển, vừa có các vùng tiền cảng rất phát triển.
– Nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ rất lớn.
– Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, vốn và khoa học kĩ thuật.
– Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng.
– Một vài cảng lớn: Marseilles, New York, Philadelphia, Rotterdam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường sắt dài nhất thế giới?
A. Hoa Kỳ
B. Nhật Bản
C. Liên Bang Nga
D. Trung Quốc
Lời giải:
– Hoa Kì được có là quốc gia có mạng lưới tuyến đường sắt dài nhất thế giới (250.000km). Theo đó, vận chuyển hàng hóa chiếm 80% tổng số mạng lưới đường sắt của quốc gia này, trong khi mạng lưới tuyến đường sắt chở hành khách dài 35.000km.
– Mạng lưới đường sắt Trung Quốc lớn thứ 2 trên thế giới (100.000km). Đứng vị trí thứ 3 là Nga (85.500km).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ?
A. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
B. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
C. Quy mô, cơ cấu dân số.
D. Mức sống và thu nhập thực tế.
Lời giải:
Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ: mức sống, thu nhập thực tế ở thành phố cao nên sức mua và nhu cầu dịch vụ rất lớn dẫn đến việc hình thành các siêu thị, chuỗi siêu thị, các dịch vụ giải trí,… còn ở nông thôn thì ngược lại, mức sống thấp và thu nhập thực tế thấp nên hầu như không có siệu thị mà chỉ có các cửa hàng nhỏ lẻ,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Tại sao các hoạt động thương mại có tác dụng điều tiết sản xuất?
A. Trong sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường
B. Là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng
C. Luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua
D. Tạo ra tập quán tiêu dùng mới và mở rộng thị trường
Lời giải:
– Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
– Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm từ ngành nông nghiệp (hoa quả, các sản phẩm từ nông nghiệp, thủy hải sản, …) đến các sản phẩm từ ngành công nghiệp (máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải,…) đều đem ra trao đổi trên thị trường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất?
A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn.
B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp.
C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn.
D. Chỉ vận chuyển được chất lỏng.
Lời giải:
– Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá) = Khối lượng luân chuyển/Cự li vận chuyển.
– Nguyên nhân chủ yếu ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất là do cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng trở hàng. Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Cho sơ đồ:
Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Lời giải:
– Khái niệm: Khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
– Đặc điểm: Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng, chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ và sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.
– Phân tích sơ đồ: Qua sơ đồ, ta thấy có 1 số xí nghiệp tập trung riêng biệt và có cơ sở hạ tầng (giao thông, bến cảng,…) hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu ⇒ Sơ đồ trên là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo hình thức khu công nghiệp tập trung.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Cho bảng số liệu
Hoa Kì, Trung Quốc và Anh có doanh thu du lịch trên lượt khách lần lượt là:
A. 2744; 1203,4; 1943,6 USD / lượt khách.
B. 2820; 1024,3; 1923,4 USD/ lượt khách.
C. 2900; 1043,2; 1962,4 USD / lượt khách.
D. 2944; 1023,4; 1926,4 USD / lượt khách.
Lời giải:
– Doanh thu du lịch bình quân đầu người = Doanh thu / dân số (USD/lượt khách hoặc người).
– Áp dụng công thức: Doanh thu du lịch bình quân của Hoa Kì = 220800 / 75 = 2944 USD/lượt khách. Tương tự, doanh thu du lịch bình quân của Trung Quốc và Anh lần lượt là: 1023,4 USD/lượt khách và 1926,4 USD/lượt khách.
– Như vậy, Hoa Kì, Trung Quốc và Anh có doanh thu du lịch trên lượt khách lần lượt là 2944; 1023,4; 1926,4 USD / lượt khách.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Cho bảng số liệu:
Qua bảng trên, cho biết các quốc gia nào dưới đây nhập siêu?
A. Hoa Kì, Ca- na – da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.
B. Trung Quốc, Ca – na -da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.
C. Trung Quốc, Thái Lan, Đức.
D. Hoa Kì, Ca – na – da, Thái Lan, Đức.
Lời giải:
– Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu – nhập khẩu. Nếu xuất lớn hơn nhập thì xuất siêu, xuất nhỏ hơn nhập thì là nhập siêu.
– Căn cứ vào bảng số liệu, ta thấy:
+ Các nước xuất siêu là: Trung Quốc, Thái Lan và Đức.
+ Các nước nhập siêu là: Hoa Kì, Ca- na – da, Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới, Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 lần lượt là:
A. 553,5; 378,8; 460,6 kg/người.
B. 369,4; 553,5; 408,6 kg/người.
C. 408,6; 553,4; 408,6 kg/người.
D. 227,0; 554,3; 406,8 kg/người.
Lời giải:
– Công thức: Bình quân lương thực = Sản lượng lương thực / dân số (kg/người).
– Áp dụng công thức: Bình quân lương thực của thế giới = 2817,3 / 7625,8 x 1000 = 369,4 kg/người. Tương tự, lần lượt của Việt Nam và Trung Quốc là 553,5 kg/người và 408,6 kg/người.
Như vậy, bình quân lương thực theo đầu người của thế giới, Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 lần lượt là 369,4; 553,5; 408,6 kg/người.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Cho bảng số liệu
Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là:
A. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp rất nhỏ, tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao.
B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn tương đối nhỏ.
C. Tỉ trọng các ngành tương đương nhau.
D. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cao nhất.
Lời giải:
Qua bảng số liệu, ta thấy:
– Tỉ trọng các ngành của các nước phát triển có sự thay đổi qua các năm.
+ Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng giảm và giảm 1,4%.
+ Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng tương đối lớn nhưng có xu hướng giảm và giảm đi 8,6%.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng rất lớn và có xu hướng tăng, tăng thêm 10%.
⇒ Như vậy, trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp rất nhỏ và tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Cho bảng số liệu sau:
Trong các giai đoạn trên, giai đoạn nào tăng nhiều nhất?
A. 1950 – 1960.
B. 1990 – 2003.
C. 1970 – 1980.
D. 1960 – 1970.
Lời giải:
– Công thức: Sự tăng thêm = giá trị năm sau – giá trị năm trước (triệu tấn).
– Nhìn chung, Từ 1950 – 2003 Sản lượng khai thác dầu mỏ liên tục tăng.
+ Giai đoạn 1950 – 1960 tăng 529 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1960 – 1970 tăng 1284 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1970 – 1980 tăng 730 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1980 – 1990 tăng 265 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1990 – 2003 tăng 573 triệu tấn.
⇒ Như vậy, giai đoạn 1960 – 1970 tăng nhiều nhất, tiếp đến là giai đoạn 1970 – 1980,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Một quốc gia có giá trị nhập khẩu là 2019 tỉ USD, cán cân xuất nhập khẩu là 9 tỉ USD. Vậy, giá trị xuất khẩu là:
A. – 2010 tỉ USD
B. 2010 tỉ USD
C. 2028 tỉ USD
D. – 2028 tỉ USD
Lời giải:
– Công thức tính: cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu.
– Áp dụng công thức: Giá trị xuất khẩu = Giá trị nhập khẩu + Cán cân xuất nhập khẩu = 2019 + 9 = 2028 tỉ USD
Vậy, giá trị xuất khẩu là 2028 tỉ USD.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí
B. Tài nguyên thiên nhiên
C. Chính sách và xu thế phát triển
D. Thị trường quốc tế
Lời giải:
Thực tiễn cho thấy kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đều cản trở sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường sẽ kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh. Do vậy, sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực chính sách và xu thế phát triển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất tới khía cạnh nào của sản xuất nông nghiệp?
A. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ,…
B. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
C. Đầu tư cơ sở vật chât cho sản xuất nông nghiệp.
D. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Lời giải:
Các điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,…) có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ,… tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo (nhiệt độ cao, tương đối ổn định,…) nên trồng được các cây nhiệt đới như cà phê, cao su, ca cao,… Còn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh nên trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như chè, bắp cải, su hào,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Vì sao ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ?
A. Cơ sở thức ăn không ổn định
B. Cơ sở vật chất còn lạc hậu
C. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế
D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển
Lời giải:
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt. Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít, đồng thời công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển
⇒ Nguồn thức ăn chưa ổn định đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Vì sao ở các nước đang phát triển việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu?
A. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động nên giải quyết nhiều việc làm
B. Nông nghiệp là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá
C. Các nước này đông dân, nhu cầu lương thực lớn
D. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn là các ngành khác
Lời giải:
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của các nước đang phát triển nhằm:
– Các nước đang phát triển chủ yếu là các nước đông dân nên phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho dân cư.
– Sản xuât nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là thế mạnh truyền thống của các nước đang phát triển, phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ sở và nguồn vốn ban đầu để thúc đẩy các nước tiến lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia, vì thế phát triển nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của các nước đang phát triển nhằm:
– Các nước đang phát triển chủ yếu là các nước đông dân nên phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho dân cư.
– Sản xuât nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là thế mạnh truyền thống của các nước đang phát triển, phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ sở và nguồn vốn ban đầu để thúc đẩy các nước tiến lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia, vì thế phát triển nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Đáp án cần chọn là: C
A. Nguồn vốn, thị trường trong và ngoài nước
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế
C. Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên
D. Dân cư và chất lượng nguồn lao động
Lời giải:
– Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
– Nguồn lực có vai trò quyết định đến sự phát triển nền kinh tế nước ta là nguồn lực kinh tế – xã hội, đặc biệt là nguồn lực về chính sách và chiến lược phát triển kinh tế. Trước thời kì đổi mới năm 1986 Nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,… nhưng sau đường lối đổi mới năm 1986 Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài, lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế theo ngành – vùng có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện,…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32: Tại sao lượng lương thực xuất khẩu hằng năm trên thế giới chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực?
A. Nhu cầu tiêu thụ không cao
B. Giá thành sản xuất chưa phù hợp
C. Các nước sản xuất lớn thường có dân số đông
D. Chất lượng sản phẩm chưa cao
Lời giải:
Lượng lương thực xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực là do các nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,… là các cường quốc dân số trên thế giới. Lương thực sản xuất chỉ để tiêu thụ trong nước và chỉ còn một phần rất nhỏ để xuất khẩu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến tài nguyên rừng trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng là do:
A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người và khai thác rừng trái phép
B. Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng còn hạn chế ở nhiều nước
C. Chiến tranh vẫn đang xảy ra ở các nước có nhiều tài nguyên rừng
D. Các thiên tai tự nhiên (động đất, cháy rừng,…) xuất hiện ngày càng nhiều
Lời giải:
– Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại.
– Theo tài liệu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2.
– Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân:
+ Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.
+ Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng.
+ Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng.
+ Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước.
+ Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh.
+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: cháy rừng, các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác,…
Như vậy, nguyên nhân quan trọng nhất khiến tài nguyên rừng trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng là do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động khai thác rừng sử dụng vào các mục đích khác nhau của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34: Nguyên nhân nào dưới đây khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh trong những năm gần đây?
A. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên còn nhiều nhưng khó đánh bắt.
B. Thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được thủy sản xa bờ.
C. Đáp ứng tốt nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho chế biến.
D. Nuôi, trồng thủy sản không phải đầu tư ban đầu nhưng hiệu kinh tế quả cao.
Lời giải:
Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác vì:
– Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
– Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
– Việc khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản đang cạn dần. Việc nuôi trồng thủy sản không gặp nhiều khó khăn, tốn kém, giúp tận dụng diện tích mặt nước, giải quyết việc làm.
– Chủ động được nguồn cung thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới?
A. Số dân hoạt động trong ngành nông nghiệp đông nhất thế giới.
B. Quỹ đất dành cho sản xuất lương thực lớn nhất thế giới.
C. Năng suất các loại cây lương thực (ngô, gạo, lúa mì) cao nhất thế giới.
D. Điều kiện tự nhiên và áp dụng thành tựu trong cải cách nông nghiệp.
Lời giải:
Sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất là Trung Quốc có điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đồng bằng màu mỡ rộng lớn, đặc biệt là 3 đồng bằng rộng lớn ở miền Đông Trung Quốc là đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Thứ hai là do việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong cuộc cải cách nông nghiệp và cuối cùng là chính sách khuyến nông của chính phủ ở Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ thấp là do:
A. Sản lượng lương thực ở Ấn Độ thấp.
B. Ấn Độ là một cường quốc dân số.
C. Năng suất lương thực ở Ấn Độ không cao.
D. Ấn Độ không chú trọng đến ngành nông nghiệp.
Lời giải:
Bình quân lương thực = Sản lượng lúa / Dân số (kg/người)
Ấn Độ là một trong 3 cường quốc về sản lượng lúa gạo (cùng với Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a). Đồng thời, Ấn Độ cũng là một trong 3 cường quốc về dân số.
⇒ Do vậy mặc dù sản lượng lương thực cao nhưng bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ vẫn thấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành nông nghiệp ở các nước đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc có vai trò chiến lược hàng đầu là do:
A. Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp.
B. Giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
C. Đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
D. Giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Lời giải:
Nguyên nhân quan trọng nhất ngành nông nghiệp ở các nước đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc có vai trò chiến lược hàng đầu là do:
– Các nước đông dân phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho dân cư. Việc đảm bảo an ninh lương thực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
– Sản xuât nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là thế mạnh truyền thống và phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ sở, nguồn vốn ban đầu để thúc đẩy các nước tiến lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống của đa số dân cư,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38: Cần phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất vì
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính vụ mùa.
B.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc điều kiện tự nhiên.
C. Nông nghiệp là ngành không thể thay thế được .
D. Nông nghiệp đã và đang trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
Lời giải:
Nông nghiệp đang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa với hướng chuyên môn hóa cao, cần có một cơ cầu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ) để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Nhân tố nào dưới đây quan trọng nhất làm thay đổi việc khai tthác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp?
A. Tiến bộ khoa học kĩ thuật
B. Chính sách phát triển
C. Dân cư và lao động chất lượng
D. Mở rộng thị trường quốc tế
Lời giải:
Nhân tố làm thay đổi việc khai tthác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Ví dụ:
+ Phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
+ Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 40: Vì sao sự phát triển của ngành hóa chất lại tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lý hơn?
A. Có thể sản xuất được nhiều sản phẩm mới chưa từng có trong tự nhiên.
B. Có khả năng tận dụng được những phế liệu của ngành khác.
C. Nguồn nguyên liệu cho ngành hóa chất rất đa dạng.
D. Sản phẩm của ngành hóa chất rất đa dạng.
Lời giải:
– Ngành hóa chất bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dượng và hóa chất tiêu dùng,…
– Đặc điểm của ngành hoá chất công nghiệp là đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành hóa chất công nghiệp này có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp, tận dụng được những phế liệu của ngành khác,… Chính vì vậy, sự phát triển của ngành hóa chất đã tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được tiết kiệm và hợp lý hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Vì sao ngành công nghiệp dệt – may, da – giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào?
A. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ
B. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu
C. Ngành này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ
D. Sản phẩm của ngành này phục vụ ngay cho người lao động
Lời giải:
Ngành công nghiệp dệt – may, da – giày cần có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, không cần lao động có kĩ thuật cao. Đặc điểm này rất phù hợp với các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào giá nhân công rẻ. Phát triển các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày vừa phục vụ nhu cầu trong nước và vừa để xuất khẩu thu ngoại tệ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Vì sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?
A. Đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao
B. Có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao
C. Có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống
D. Có nguồn tài nguyên khoang sản phong phú
Lời giải:
Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì: Các nước này đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các khu công nghiệp tập trung được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển. Ngoài ra còn góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động và công nghiệp hướng ra xuất khẩu, chính vì vậy hình thức khu công nghiệp mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế – xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 43: Sản xuất công nghiệp có tính chất hai giai đoạn là do yếu tố nào dưới đây?
A. Trình độ sản xuất
B. Đối tượng lao động
C. Máy móc, công nghiệp
D. Trình độ lao động
Lời giải:
Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
– Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
– Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp chủ yếu là do đối tượng lao động của ngành công nghiệp là nguyên, nhiên vật liệu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44: Vì sao ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển?
A. Thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất
B. Đòi hỏi vốn và trình độ kỹ thuật cao
C. Chưa thật sự đảm bảo an toàn
D. Vốn đầu tư lớn, ít quốc gia có thể sản xuất
Lời giải:
Ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển, nguyên nhân chính là do ngành này chưa thật sự đảm bảo an toàn, nếu xảy ra sự cố thì gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng, kéo dài và trên diện rất rộng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45: Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?
A. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất
B. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn
C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường
D. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu trên thế giới lại quá cao
Lời giải:
Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất mà ngành công nghiệp hóa chất lại đang phát triển rất mạnh trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 46: Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?
A. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.
B. Qui trình công nghệ phức tạp.
C. Nhu cầu sử dụng lớn.
D. Trình độ người lao động chất lượng.
Lời giải:
Các nước phát triển như Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a là những nước giàu quặng kim loại màu, đồng thời có ngành sản xuất kim loại màu phát triển. Ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển vì quặng kim loại màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và lại ở dạng đa kim nên đòi hỏi quy trình chế luyện phức tạp, kĩ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn,…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 47: Tại sao hiện nay ngành đường sắt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành đường ô tô?
A. Thiếu cơ động, chỉ hoạt động được trên những tuyến cố định
B. Cần nguồn vốn đầu tư nâng cấp tàu, xây dựng hệ thống ga lớn
C. Sử dụng nhiều lao động để điều hành nhà ga, hệ thống bán vé
D. Ít tiện nghi, tốc độ chậm, khả năng vượt dốc nhỏ, giá thành rẻ
Lời giải:
Hiện nay ngành đường sắt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành đường ô tô chủ yếu do ngành đường sắt là ngành thiếu cơ động, chỉ hoạt động được trên những tuyến cố định (có đường ray) cùng với đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của ngành đường sắt (tàu, đường ray,..).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 48: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng thế nào đến ngành dịch vụ?
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Mạng lưới ngành dịch vụ.
C. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
D. Hình thành các điểm du lịch.
Lời giải:
Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến Mạng lưới ngành dịch vụ. Điều đó được thể hiện rất rõ ở các thành phố lớn và rất lớn ở trên thế giới. Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ?
A. Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử
B. Quy mô và cơ cấu dân số
C. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
D. Mức sống và thu nhập thực tế
Lời giải:
Nhân tố ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là việc tổ chức các hoạt động truyền thống văn hóa và phong tục tập quán. Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 50: Tại sao giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội?
A. Phục vụ nhu cầu đi lại của con người giữa các vùng trong nước và giữa các quốc gia
B. Gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới
C. Tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp, các vùng sản xuất chuyên môn hóa
D. Tạo mối quan hệ kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước trên thế giới
Lời giải:
Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chủ yếu do giao thông vận tải tạo được mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước trên thế giới với nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 51: Tại sao ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn?
A. Tính an toàn cao.
B. Tính cơ động cao.
C. Cự li dài.
D. Khối lượng vận chuyển lớn.
Lời giải:
– Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km) = Khối lượng vận chuyển × Cự li vận chuyển.
– Như vậy, nguyên nhân chủ yếu ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn chủ yếu là do đường biển đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa quốc tế nên cự li dài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 52: Vì sao ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất?
A. Là quốc đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
B. Địa hình núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích
C. Nhật Bản dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu
D. Có nhiều vũng vịnh nước sâu ven bờ, nhiều hải cảng lớn
Lời giải:
Ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất là do Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu và có nhiều vũng vịnh. Giao thông vận tải biển sẽ là một xương sống huyết mạch nối các tỉnh, đảo, quần đảo với nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 53: Trong thương mại quốc tế, tại sao USD lại được coi là ngoại tệ mạnh?
A. Là đồng tiền được đảm bảo bằng vàng của Hoa Kì, tỷ giá có ảnh hưởng lớn
B. Là đồng tiền được sự dụng rộng rãi trong lưu thông, giao dịch quốc tế
C. Là đồng tiền có mệnh giá cao nhất trong các đồng tiền sử dụng của thế giới
D. Là đồng tiền được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng nhiều nhất thế giới
Lời giải:
Ngoại tệ mạnh chính là những đồng tiền có giá trị quy đổi được nhiều đơn vị hơn so với các đồng tiền khác, được sự dụng rộng rãi trong lưu thông, giao dịch quốc tế và ít chịu ảnh hưởng của tỷ gia đồng tiền khác tuy nhiên khi tỷ giá của chúng thay đổi, sẽ gây nhiều ảnh hưởng trên thị trường tiền tệ. Đồng USD được coi là ngoại tệ mạnh vì được sử dụng rộng rãi trên thế giới do giá trị của nó được đảm bảo bằng dự trữ vàng của nước Hoa Kì và nền kinh tế của Mĩ ảnh hưởng tới nền kinh tế của thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 54: Vì sao ở các vùng miền núi, ngành giao thông vận tải lại kém phát triển hơn so với các vùng Đồng bằng?
A. Địa hình hiểm trở.
B. Khí hậu khắc nghiệt.
C. Dân cư thưa thớt.
D. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu ở miền núi, ngành giao thông vận tải kém phát triển là do địa hình hiểm trở, bị chia cắt, xây dựng khó khăn, tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng cầu đường, hầm, đường đèo, hướng đường,…
Đáp án cần chọn là: A