Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam. B.Lào.
C. Mi-an-ma. D.Thái Lan.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. Núi cao và hoang mạc.
B. Núi thấp và đồng bằng.
C. Đồng bằng và hoang mạc.
D. Núi thấp và hoang mạc.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lwau sông Trường Giang?
A. Đông Bắc. B.Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D.Hoa Nam.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
Đáp án: A
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. Quặng sắt và than đá.
C. Than đá và khí tự nhiên.
D. Các khoáng sản kim loại màu.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do
A. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.
B. Có diện tích quá lớn.
C. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.
D. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 10. Địa hình miền Tây Trung Quốc:
A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 11. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?
A. Trường Giang. B.Hoàng Hà.
C. Hắc Long Giang. D.Mê Công.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 12. Tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là
A. Đất phù sa màu mỡ và các khoáng sản kim loại màu.
B. Đất phù sa màu mỡ, rừng và đồng cỏ.
C. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản kim loại màu.
D. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 13. Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về
A. Khí hậu. B. Địa hình.
C. Diện tích. D. Sông ngòi.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 14. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?
A. Dân tộc Hán. B.Dân tộc Choang.
C. Dân tộc Tạng. D. Dân tộc Hồi.
Đáp án: A
Giải thích : Mục III, SGK/88 địa lí 11 cơ bản.
Câu 15. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
A. Các thành phố lớn.
B. Các đồng bằng châu thổ.
C. Vùng núi và biên giới.
D. Dọc biên giới phía nam.
Đáp án: C
Giải thích : Mục III, SGK/88 địa lí 11 cơ bản.
Câu 16. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này
A. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
B. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
C. Ít thiên tai.
D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.
Đáp án: B
Giải thích :Miền Đông Trung Quốc là các vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất của Trung Quốc nên dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực này.
Câu 17.nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
A. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Đáp án: A
Giải thích :Mục III, SGK/89 địa lí 11 cơ bản.
Câu 18. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là
A. Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
.
B. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. Mất cân bằng phân bố dân cư.
D. Tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.
Đáp án: B
Giải thích : Trung Quốc thực hiện chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ có 1 con nên không những làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên mà còn gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng (nam cao hơn nữ rất nhiều, nhiều đàn ông Trung Quốc phải lấy vợ nước khác).
Câu 19. Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
A. La bàn. B.Giấy.
C. Kĩ thuật in. D.Chữ la tinh.
Đáp án: D
Giải thích : Mục III, SGK/90 địa lí 11 cơ bản.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
Dân số Trung Quốc năm 2014
(Đơn vị: triệu người)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%.
B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.
C. Tỉ số giới tính là 105,1%.
D. Cơ cấu dân số cân bằng.
Đáp án: C
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
– Tỉ lệ dân thành thị 54,8%; dân nông thôn 45,2%.
– Tỉ số giới tính 105,1% -> Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).