Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
A. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
B. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
C. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
D. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
Đáp án C.
Giải thích: Do thực hiện chính sách dân sô một con triệt để nên tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm và gây nên nhiều hệ lụy về kinh tế – xã hội, đặc biệt là mất cân bằng giới tính.
Câu 13: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
C. Lao động phân bố đều trong cả nước.
D. Lao động có chất lượng ngày càng cao.
Đáp án C.
Giải thích: Thuận lợi của đặc điểm dân cư Trung Quốc là:
– Là nước đông dân nhất thế giới đã đem lại nguồn lao động dồi dào.
– Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
– Trung Quốc chú trọng phát triển giáo dục. Hiện nay, đang tiến hành cải cách giáo dục nâng cao trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn lao động.
– Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông và khu vực nông thôn dẫn đến sự phân bố lao động không đều trong cả nước. Đây không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc.
Câu 14: Tiềm năng to lớn về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế – xã hội ở Trung Quốc?
A. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.
B. Nguồn nhân lực ngày càng giảm chất lượng.
C. Lao động hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
D. Lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
Đáp án D.
Giải thích: Tiềm năng to lớn về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế- xã hội ở Trung Quốc lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo. Đặc điểm này tạo động lực thu hút vốn đầu tư và động lực hát triển nền kinh tế.
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
A. Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.
B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
C. Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.
D. Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính.
Đáp án C.
Giải thích: Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ). Điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội:
– Trong tương lai sẽ bị thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của nữ.
– Tạo ra nhiều vấn đề xã hội như: trong lương lai nhiều nam thanh niên sẽ ế vợ vì tình trạng thừa nam thiếu nữ, hội chứng “tiểu hoàng đế”, suy giảm nòi giống,… Đây là những hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ.
– Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của tư tưởng trọng nạm kinh nữ.
Câu 16: Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là
A. tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
D. chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.
Đáp án B.
Giải thích: Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số triệt để với nội dung: mỗi gia đình chỉ có một con. Chính sách một con được đề ra trong bối cảnh hầu hết các gia đình Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ kết hợp với sự phát triển của công nghệ nên con người dễ dàng phát hiện và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc (tỉ lệ nam cao hơn nữ).
Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là tác động của chính sách dân số “Mỗi gia đình chỉ có một con” tới kinh tế – xã hội Trung Quốc?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm.
B. Chênh lệch lớn cơ cấu giới tính khi sinh.
C. Thủ tiêu tư tưởng trọng nam khinh nữ.
D. Đẩy nhanh hơn tốc độ già hóa dân số.
Đáp án C.
Giải thích: Do chính sách “Mỗi gia đình chỉ có một con” nên càng làm tư tưởng trọng nam khinh nữ trở nên nặng nề. Như vậy, ý C sai.
Câu 18: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn?
A. Khí hậu ôn đới lục địa.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Địa hình bằng phẳng hơn.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Đáp án A.
Giải thích: Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.
Câu 19: Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?
A. Tacla Macan.
B. Kalahari.
C. Victoria Lớn.
D. Colorado.
Đáp án A.
Giải thích: Hoang mạc thuộc lãnh thổ Trung Quốc là hoang mạc Tacla Macan (Quan sát bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc – SGK/87, địa lí 11 cơ bản). Hoang mạc Victoria Lớn ở châu Úc, Hoang mạc Kalahari ở Châu Phi. Hoang mạc Colorado ở Bắc Mỹ.
Câu 20: Đặc điểm chung nào dưới đây là của địa hình Trung Quốc và Việt Nam?
A. Chủ yếu là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi phân bố ở phía tây, đồng bằng ở phía đông.
C. Phía Tây có các hoang mạc, bán hoang mạc
D. Địa hình không có sự phân hóa.
Đáp án B.
Giải thích: Trung Quốc và Việt Nam đều có núi phân bố ở phía tây, đồng bằng ở phía đông.
Câu 21: Trung Quốc và Việ Nam đều có đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào dưới đây?
A. Campuchia.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Mianma.
Đáp án C.
Giải thích: Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với Lào.
Câu 22: Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là
A. Kinh tuyến 150Đ.
B. Kinh tuyến 1000Đ.
C. Kinh tuyến 1050Đ.
D. Kinh tuyến 1100Đ.
Đáp án C.
Giải thích: Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là kinh tuyến 1050Đ (Quan sát bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc, SGK/87 – địa lí 11 cơ bản).
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu khiến bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp trong khi sản lượng lương thực đứng đầu thế giới?
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Tốc độ gia tăng dân cao.
C. Dân số nam nhiều.
D. Quy mô dân số đông.
Đáp án D.
Giải thích: Do quy mô dân số đông trên 1,3 tỷ người nên dù sản lượng lương thực đứng đầu thế giới thì bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp (Sản lượng bình quân đầu người bằng sản lượng lương thực chia cho số dân trung bình, đơn vị: kg/người).