Bài 7: Liên minh Châu Âu

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu

Câu 13: Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất của những tổ chức nào?

A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Liên minh châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.

C. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Than và Thép châu Âu.

D. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Đáp án A.

Giải thích: Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ cở thống nhất 3 tổ chức: Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu thành cộng đồng châu Âu (EC).

Câu 14: Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về

A. Chính trị, xã hội.

B. Dân tộc, văn hóa.

C. Ngôn ngữ, tôn giáo.

D. Trình độ phát triển.

Đáp án D.

Giải thích: Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước trong khu vực Liên minh châu Âu (sự chênh lệch này diễn ra giữa các nước Đông – Tây – Nam – Bắc Âu).

Câu 15: Khu vực kinh tế nào dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?

A. APEC.

B. NAFTA.

C. EU.

D. ASEAN.

Đáp án C.

Giải thích: EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, vượt lên trên cả Hoa Kì và Nhật Bản.

Câu 16: Nhiều vấn đề về kinh tế và chính trị ở các quốc gia châu Âu không phải do

A. chính phủ quyết đưa ra quyết định.

B. Hội đồng châu Âu quyết định.

C. Ủy ban liên minh châu Âu quyết định.

D. Hội đồng bộ trưởng EU quyết định.

Đáp án A.

Giải thích: Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh châu Âu).

Câu 17: Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về

A. con người, hàng không, dịch vụ, văn hóa.

B. hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.

C. tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự.

D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.

Đáp án B.

Giải thích: Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn cho các nước thành viên.

Câu 18: Sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu EU không biểu hiện ở ý nào sau đây?

A. Số lượng các thành viên liên tục tăng.

B. Không ngừng mở rộng về không gian lãnh thổ.

C. Sự hợp tác liên kết được mở rộng và chặt chẽ hơn.

D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.

Đáp án D.

Giải thích:

– Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

– Sự mở rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.

– Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực: không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua thể chế.

– Tuy nhiên hạn chế của EU là chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?

A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Đáp án A.

Giải thích:

* Cách 1. Sử dụng phương pháp loại trừ.

– EU là một liên kết khu vực có 27 quốc gia mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau nên ý C sai.

– EU là có hoạt động ngoại thương với bên ngoài nên cũng sẽ bị phụ thuộc vào bên ngoài nên ý D sai.

– Tuy EU là khu vực kinh tế phát triển nhưng không thể chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới nên ý B sai.

* Cách 2. Liên hệ bài “Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế”. So sánh số lượng thành viên của các liên kết khu vực, EU có số lượng thành viên nhiều nhất.

Câu 20: EU không dẫn đầu thế giới về hoạt động nào dưới đây?

A. Xuất khẩu của thế giới.

B. Thương mại thế giới.

C. Dân số thế giới.

D. Viện trợ phát triển thế giới.

Đáp án C.

Giải thích: Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất (trên 1 tỉ dân), tiếp đến là Ấn Độ, Hoa Kì, In-dô-nê-xi-a, Bra-xin,… Như vậy, Hoa Kì không dẫn đầu thế giới về dân số (Ý C không đúng).

Câu 21: Có tỉ lệ diện tích và dân số nhỏ nhưng chiếm tỉ lệ lớn trong xuất khẩu của thế giới, có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán nôi khối. Điều này chứng tỏ EU là

A. một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

B. một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

C. một trung tâm dịch vụ của thế giới.

D. một trung tâm xuất khẩu của thế giới.

Đáp án A.

Giải thích: EU được xem là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, biểu hiện là:

– Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu -> chiếm tỉ lệ lớn trong xuất khẩu của thế giới.

– Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế.

– EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

– EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Liên minh châu Âu?

A. Là liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới.

B. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

C. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

D. Là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Đáp án B.

Giải thích: EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên EU; EU là tổ trước liên kết khu vực lớn nhất thế giới (27 quốc gia thành viên, Anh rời EU 2016 nên còn 26 thành viên) và EU cũng là tổ chức thương mại thế giới, trước cả Hoa Kì và Nhật Bản.

Câu 23: Gần đây có một sự kiện lần đâu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là

A. Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU.

B. Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU.

C. Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU.

D. Chính phủ Bê – la – rút xin gia nhập EU.

Đáp án B.

Giải thích: Sự Anh rút khỏi EU còn được gọi tên là Brexit. Năm 2016 nước Anh đã chọn rời khỏi EU và cuối tháng 3/2017 chính thức rời khỏi EU để trở thành một quốc gia độc lập trong tất cả mọi lĩnh vực. Sự kiện Anh rút khỏi EU không chỉ tác động mạnh mẽ đến chính trị – kinh tế – xã hội Vương Quốc Anh mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Câu 24: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI QUA MỘT SỐ NĂM (Đơn vị %) Biểu đồ nào dưới đây thích hợp thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ tròn.

Đáp án D.

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu (đơn vị, số liệu, 2 mốc năm,…) và yêu cầu đề bài (thể hiện cơ cấu dân số) => Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005.

Câu 25: Cho bảng số liệu:

TỈ TRỌNG GDP, SỐ DÂN CỦA EU VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 (Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đô kết hợp.

Đáp án C.

Giải thích: Đề bài yêu cầu thể hiện được tỉ trọng GDP so với một số nước trên thế giới và số dân của EU so với một số nước trên thế giới (trong năm 2014) => Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 904

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống