Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 13: Giai đoạn nào của nền kinh tế Nhật Bản được coi là “Thần kì Nhật Bản”?
A. 1973-1974.
B. Trước 1952.
C. 1991 đến nay.
D. 1952-1973.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/77, địa lí 11 cơ bản.
Câu 14: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản
A. bị suy sụp nghiêm trọng.
B. trở thành cường quốc hàng đầu.
C. tăng trưởng và phát triển nhanh.
D. được đầu tư phát triển mạnh.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/77, địa lí 11 cơ bản.
Câu 15: Đặc điểm phân bố dân cư của Nhật Bản là
A. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Bắc.
B. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Nam.
C. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Tây.
D. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Đông.
Đáp án B.
Giải thích: Do phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn nên dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố ven biển phía Nam.
Câu 16: Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu nào dưới đây của Nhật Bản?
A. Phía bắc Nhật Bản.
B. Phía nam Nhật Bản.
C. Khu vực trung tâm Nhật Bản.
D. Ven biển Nhật Bản.
Đáp án A.
Giải thích: Phần phía bắc Nhật Bản nằm gần cực hơn, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên: Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
Câu 17: Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là
A. Đảo Hôcaiđô, đảo Xicôcư, đảo Kiuxiu, đảo Hônsu.
B. Đảo Hônsu, đảo Kiuxiu, đảo Hôcaiđô, đảo Xicôcư.
C. Đảo Kiuxiu, đảo Xicôcư, đảo Hônsu, đảo Hôcaiđô.
D. Đảo Xicôcư, đảo Kiuxiu, đảo Hônsu, đảo Hôcaiđô.
Đáp án C.
Giải thích: Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là: Đảo Kiuxiu, đảo Xicôcư, đảo Hônsu, đảo Hôcaiđô (Quan sát lược đồ tự nhiên Nhật Bản, SGK/75, địa lí 11 cơ bản).
Câu 18: Núi Phú Sĩ nằm trên đảo nào dưới đây của Nhật Bản?
A. Hôcaiđô.
B. Hônsu.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
Đáp án B.
Giải thích: Đỉnh núi Phú Sĩ nằm ở phía đông nam đảo Hônsu.
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các vùng biển quanh Nhật Bản có nhiều cá là do
A. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, thuận lợi cho sinh vật phát triển.
B. Nhật Bản nằm ở khu vực động đất, núi lửa hoạt động mạnh.
C. Nhật Bản nằm trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải – Thái Bình Dương.
D. Nhật Bản nằm ở nơi có nhiều dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
Đáp án D.
Giải thích: Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh là nơi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ khiến các sinh vật phù du và các loài tảo phát triển mạnh, nguồn thức ăn cho thủy hải sản lớn nên thu hút nhiều loài cá nhỏ. Mặt khác, các loài cá nhỏ tập trung đông đúc lại thu hút các loài cá và các loài sinh vật biển lớn hơn đến nguồn cá biển phong phú.
Câu 20: Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ, là do
A. Nhật Bản nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.
B. Nhật Bản nằm trên vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.
C. Nhật Bản nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
D. Nhật Bản nằm trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.
Đáp án B.
Giải thích: Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ, là do vị trí địa lý Nhật Bản nằm trên vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải – Thái Bình Dương nên hiện nay vẫn có 80 núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản.
Câu 21: Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là
A. thị trường bị thu hẹp.
B. thiếu nguồn vốn đầu tư.
C. khoa học chậm đổi mới.
D. thiếu nguyên, nhiên liệu bên ngoài.
Đáp án D.
Giải thích: Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, chủ yếu là than đá và đồng nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế. Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển. Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.
Câu 22: Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
A. Đường ống.
B. Đường sắt.
C. Đường ô tô.
D. Đường biển.
Đáp án D.
Giải thích: Nhật Bản là đất nước quần đảo, lãnh thổ gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ; bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương. Giao thông vận tải biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng: tạo điều kiện để giao lưu kinh tế giữa các vùng kinh tế đảo và với các vùng kinh tế trên thế giới bằn đường biển => Như vậy, yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình vận tải đường biển.
Câu 23: Trên lãnh thổ Nhật Bản có hàng chục núi lửa hoạt động là do
A. Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.
B. Nhật Bản chịu hậu quả của biến đổi khí hậu.
C. Lãnh thổ Nhật Bản là một quần đảo.
D. Hoạt động xây dựng phát triển khiến nền đất dễ bị chấn động.
Đáp án A.
Giải thích: “Vành đai lửa” Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. “Vành đai lửa” Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo: sự tượng xô dịch hoặc tách giãn nhau giữa các mảng kiến tạo. Hoạt động dịch chuyển này sinh ra các hiện tượng động đất, núi lửa. Quần đảo Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương, vì vậy thường xuyên hứng chịu những trận động đất, núi lửa với cường độ mạnh.
Câu 24: Tác động nào không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản?
A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm.
Đáp án B.
Giải thích: Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%) nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động -> Ý B sai.