Chương 1: Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 16. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu

A. ôn đới lục địa.

B. nhiệt đới khô.

C. nhiệt đới ẩm.

D. ôn đới hải dương.

Đáp án: C

Giải thích: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm.

Câu 17. Khó khăn, trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không biểu hiện ở

A. các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán…

B. các hiện tượng thời tiết thất thường như lốc, mưa đá…

C. sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.

D. môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Đáp án: C

Giải thích: Khó khăn, trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không biểu hiện ở sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên. Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là do tác động của con người vào tụ nhiên trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Câu 18. Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là

A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.

B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông.

C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng ở hạ lưu sông vào mùa lũ.

D. gây cản trở cho việc cung cấp nước nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông và gây trở ngại cho ngành giao thông vận tải, tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian để nạo vét,…

Câu 19. Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là

A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.

C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.

D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam.

Đáp án: A

Giải thích: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, phòng chống thiên tai, sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 20. Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện

A. hiện tượng xâm thực.

B. thành tạo địa hình cácxtơ.

C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Đáp án: B

Giải thích: Phong hóa hóa học là quá trình làm biến đổi các thành phần của vật chất, xảy ra do các phản ứng hóa học ⇒ Sự thành tạo địa hình cácxtơ là do nước mưa hòa tan đá vôi (CaC03) ⇒ B đúng.

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ít gây khó khăn, trở ngại trực tiếp đến hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác?

A. sự phân mùa của khí hậu.

B. chế độ nước của sông ngòi.

C. tính thất thường của khí hậu.

D. số giờ nắng trong năm lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Số giờ nắng trong năm lớn là đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ít gây khó khăn, trở ngại trực tiếp đến hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp.

Câu 22. Nước ta có dạng địa hình độc đáo cacxto, dạng địa hình này do quá trình nào tạo thành?

A. Phong hóa do gió.

B. Phong hóa lí học.

C. Phong hóa hóa học.

D. Phong hóa sinh học.

Đáp án: C

Giải thích: Phong hóa hóa học là quá trình làm biến đổi các thành phần của vật chất, xảy ra do các phản ứng hóa học ⇒ Sự thành tạo địa hình cácxtơ là do nước mưa hòa tan đá vôi (CaCO3).

Câu 23. Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố

A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.

B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.

D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Tính mùa vụ là nét đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Mỗi loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu khác nhau, dẫn đến những mùa vụ khác nhau ⇒ mùa nào thức ấy.

D. Mùa đông miền Bắc có rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, đào,lê, táo), mùa hè có hoa quả nhiệt đới: nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm….

Câu 24. Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là

A. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.

B. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

C. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.

D. sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc nam.

Đáp án: B

Giải thích: Các hoạt động thời tiết và khí hậu thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Câu 25. Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và kéo dài đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của sông ngòi?

A. Sông ngòi nước ta có chế độ theo mùa.

B. Sông ngòi nước ta nhỏ, giàu phù sa.

C. Sông ngòi nước ta nhiều phù sa và nước.

D. Sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc.

Đáp án: D

Giải thích: Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và kéo dài là yếu tố trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta có đặc điểm là nhỏ, ngắn và dốc. Đặc biệt là các con sông ở miền Trung nước ta.

Câu 26. Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu của nước ta?

A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết.

D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.

Đáp án: D

Giải thích: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây khó khăn cho: hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai…

⇒ Các biện pháp: đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.

Câu 27. Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lâm nghiệp

B. Thủy sản

C. Giao thông vận tải

D. Công nghiệp chế biến

Đáp án: D

Giải thích:

– Các ngành: lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: rừng, biển, nguồn lợi tôm cá, sông ngòi, địa hình…. ⇒ Loại đáp án A, B,

C.

– Công nghiệp chế biến thuộc nhóm ngành công nghiệp, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới hơn.

Câu 28. Tây Nguyên là khu vực có chế độ nước như thế nào?

A. Chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn.

B. Điều hòa và ổn định.

C. Thất thường vào mùa lũ, điều hòa mùa cạn.

D. Có lũ tiểu mãn vào mùa hạ.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc nên chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và cạn.

Câu 29. Biện pháp nào thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu của nước ta?

A. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

B. Chuyên môn hóa trong nông nghiệp.

C. Tích cực làm công tác trồng và bảo vệ rừng.

D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi và hồ chứa nước.

Đáp án: A

Giải thích: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây khó khăn cho: hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai… ⇒ Các biện pháp: đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.

Câu 30. Sông ngòi nước ta giàu phù sa, do:

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.

D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Đáp án: B

Giải thích: Sông ngòi nước ta giàu phù sa, do mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều.

Câu 31. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất của ngành nào?

A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

B. Các hoạt động du lịch.

C. Hoạt động của giao thông vận tải.

D. Hoạt động thương mại.

Đáp án: A

Giải thích: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… Còn các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ít chịu ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng giám tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Chẳng hạn như độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản,…

Câu 32. Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp

B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi

D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi

Đáp án: D

Giải thích: Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa…

⇒ Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào + mưa nhiều + địa hình đồi núi có độ dốc lớn ⇒ quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…

Câu 33. Giải thích tại sao đất fFeralit là loại đất chính ở Việt Nam?

A. có diện tích đồi núi lớn.

B. chủ yếu là đồi núi thấp.

C. có khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. trong năm có hai mùa mưa, khô.

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

Câu 34. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hoá theo mùa không phải là điều kiện cần thiết để phát triển ngành nào dưới đây?

A. phát triển lúa nước.

B. sản xuất hàng hoá.

C. tăng vụ, xen canh.

D. đa dạng hoá cây trồng.

Đáp án: B

Giải thích: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hoá theo mùa không phải là điều kiện cần thiết để sản xuất hàng hoá.

Câu 35. Tài nguyên đất của nước ta dễ bị suy thoái không phải do

A. khí hậu có nhiệt ẩm cao.

B. địa hình nhiều đồi núi.

C. xói mòn nhiều.

D. mưa theo mùa.

Đáp án: C

Giải thích:

– Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa,…

– Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn theo mùa và nước ta có địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, có độ dốc lớn nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…

– Xói mòn nhiều là một biểu hiện của suy thoái đất, không phải nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất ở nước ta.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 941

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống