Chương 2: Địa lí dân cư

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số dưới 50 người/km2?

A. Nam Định

B. Lai Châu

C. Hà Tĩnh

D. Thái Bình

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15:

B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số dưới 50 người/km2

B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số dưới 50 người/km2 là Lai Châu (nền chủ yếu màu trắng).

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

A. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh tù.

B. đáy tháp và đỉnh tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng.

C. đáy tháp mở rộng , thân tháp thu hẹp.

D. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh nhọn hơn.

Đáp án: A

Giải thích: Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 (Atlat ĐLVN trang 15). So với năm 1999,hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng: thu hẹp đáy tháp, thân tháp mở rộng và đỉnh tù hơn.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số từ 50 – 100 người/km2?

A. Lai Châu.

B. Kon Tum.

C. Sơn La.

D. Thái Nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15:

B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số từ 50 – 100 người/km2.

B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số từ 50 – 100 người/km2 là Sơn La (nền chủ yếu màu nhạt). Lai Châu và Kon Tum nền vàng nhạt (dưới 50 người/km2) còn Thái Nguyên nền vàng đậm (từ 101 – 200 người/km2).

Câu 19. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dân số gia tăng nhanh ở nước ta là

A. quy mô dân số lớn

B. mức chết xuống thấp và ổn định.

C. sự phát triển kinh tế – xã hội.

D. Đáp án A và B đúng.

Đáp án: A

Giải thích: Dân số nước ta đông và cơ cấu dân sô trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao làm cho mức sinh cao dẫn đến dân số tăng lên nhanh.

Câu 20. Việc phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do

A. các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.

B. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu.

C. sự phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.

D. trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.

Đáp án: C

Giải thích: Từ khóa câu hỏi :“vấn đề phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc” ⇒ Vậy nguyên nhân cần xác định phải liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở các dân tộc. Nguyên nhân phù hợp nhất là C. sự phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.

Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta ?

A. Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.

B. Khu vực đồng bằng và ven biển tập trung 75% dân số.

C. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị.

D. Khu vực miền núi, trung du có dân cư thưa thớt.

Đáp án: C

Giải thích: Dân cư nước ta phân bố không hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tập trung chủ yếu ở nông thôn (73,1% năm 2005) và ít hơn ở thành thị (26,9% năm 2005). Nhận xét: Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị không đúng.

Câu 22. Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.

B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

C. đời sống nhân dân khó khăn.

D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.

Đáp án: B

Giải thích: Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình (mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn…) póp phần làm giảm tỉ lệ sinh.

Câu 23. Phát biểu nào không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta?

A. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

B. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

C. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

D. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương,

Đáp án: A

Giải thích: Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cần rất nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật, có trình độ và thích ứng được với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Như vật, sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật là phát biểu không đúng khi nói về ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta.

Câu 24. Do điều kiện sống khó khăn về địa hình hiểm trở, giao thông qua lại không thuận lợi nên Tây Bắc là vùng có

A. Ngành du lịch phát triển nhất.

B. Nền kinh tế phát triển nhất.

C. Mật độ dân số thấp nhất.

D. Phát triển chăn nuôi nhất.

Đáp án: C

Giải thích: Do điều kiện sống khó khăn về địa hình hiểm trở, giao thông qua lại không thuận lợi nên Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (69 người/km2), Tây Nguyên đứng thứ 2 về mật độ dân số với 89 người/km2, Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ,…

Câu 25. Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là

A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đới nhất.

B. có khí hậu thuận lợi, ôn hòa.

C. có nền kinh tế rât phát triển.

D. có lực lượng sản xuất có trình độ, chuyên môn cao.

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời ở nước ta. Là vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nên có dân cư tập trung 2 bên bờ sông Hồng đông nhất.

Câu 26. Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.

B. khí hậu thuận lợi hơn.

C. giao thông thuận tiện hơn.

D. lịch sử định cư sớm hơn.

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng và đbs CL đều có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, giao thông thuận lợi,… ⇒ Loại trừ đáp án A, B, C.

– Lịch sử định cư: đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn (hàng ngàn năm) ⇒ dân cư tập trung đông đúc hơn.

Câu 27. Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

A. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

D. mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đáp án: D

Giải thích: Dân số tăng nhanh ⇒ nhu cầu tiêu dùng tăng lên ⇒ mở rộng thị trường tiêu thụ.

Câu 28. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Năm 1901 1921 1956 1960 1985 1989 1999 2005
Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 83,0

Nhận định đúng nhất là:

A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.

B. Dân số tăng nhanh nhưng có nhiều biến động, không ổn định.

C. Thời kì 1956 – 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.

D. Thời kì 1960 – 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

– Dân số nước ta, giai đoạn 1901 – 2005 tăng liên tục và tăng thêm 70 triệu người.

– Giai đoạn 1960 – 1985, dân số tăng hằng năm cao nhất (tăng 30 triệu dân). Giai đoạn 1989 và giai đoạn 1921 – 1956 đều tăng 11,9 triệu người.

Câu 29. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là:

A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.

B. ô nhiễm môi trường.

C. gây lãng phí nguồn lao động.

D. giải quyết vấn đề việc làm.

Đáp án: C

Giải thích: Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là gây lãng phí nguồn lao động. Vì, dân cư tập trung đông ở nhưng nơi nghèo tài nguyên và ngược lại.

Câu 30. Giải thích tại sao vùng Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng?

A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.

B. lịch sử định cư sớm hơn.

C. nguồn lao động ít hơn.

D. kinh tế – xã hội còn chậm phát triển.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng trung du và miền núi có điều kiện sống khó khăn: địa hình hiểm trở, giao thông qua lại không thuận lợi ⇒ dân cư phân bố thưa thớt.

Câu 31. Nguyên nhân nào dưới đây quyết định ảnh hưởng đến phân bố nước ta hiện nay?

A. các điều kiện tự nhiên.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. chuyển cư, nhập cư.

Đáp án: C

Giải thích: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,… Ví dụ: Đông Nam Bộ có lực lượng sản xuất có chuyên môn, kĩ thuật, có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ phát triển nên tập trung nhiều dân cư. Còn các vùng miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp lạc hậu, máy móc thô sơ,… dân cư tập trung ít, thưa dân,…

Câu 32. Nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố dân cư ở nước ta?

A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Đáp án: C

Giải thích: Lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác là những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến dân cư nước ta.

Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Hồng có truyền thống canh tác lúa lâu đời với phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động, cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến nên vùng này đã thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

Câu 33. Cho bảng số liệu:

Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015
Thành thị 22.332 23.746 25.585 27.719 28.875 31.132
Nông thôn 60.060 60.472 60.440 60.141 60.885 60.582
Tổng số dân 82.392 84.218 86.025 87.860 89.756 91.714

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 theo bảng số liệu là:

A. Cột chồng.

B. Cột ghép.

C. Đường.

D. Kết hợp cột với đường.

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ kết hợp cột đường ⇒ Biểu đô thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân sốViệt Nam thời kì 2005 – 2015 theo BSL là biểu đồ cột kết hợp đường.

Câu 34. Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến

A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta

B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động

C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư

D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm

Đáp án: D

Giải thích: Tình trạng di dân tự phát, khai phá mở rộng đất sản xuất ồ ạt + trình độ canh tác lạc hậu ⇒ làm cho tài nguyên rừng, đất đai bị tàn phá nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm.

Câu 35. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm

A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.

B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Đáp án: B

Giải thích: Với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi, đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng, công nghiệp chế biến,… việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhằm phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, miền ở nước ta.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 918

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống