Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 16. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng?
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số vùng nông thôn.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
D. Lối sống thành thị phổ biến ngày càng chặt chẽ.
Đáp án: C
Giải thích: Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là: Số dân thành thị có xu hướng tăng nhanh; Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn và lối sống thành thị phổ biến ngày càng rộng rãi.
Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng với quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa.
B. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là quá trình tách biệt với quá trình đô thị hóa.
C. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa.
D. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa
Đáp án: A
Giải thích: Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị. Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị. Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa,…
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Đáp án: B
Giải thích:
B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3).
B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3. Các thành phố trực thuộc TW là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Huế không phải là thành phố trực thuộc TW.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào dưới đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Đà Nẵng.
B. Hà Nội.
C. Cần Thơ.
D. Hải Phòng.
Đáp án: B
Giải thích: Hai đô thị đặc biệt ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Xem bảng chú giải – phân cấp đô thị ở nước ta).
Câu 20. Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay?
A. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân.
B. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.
C. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân.
D. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung.
Đáp án: B
Giải thích: Các tiêu chí để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay là: Số dân, chức năng đô thị, mật độ dân số và tỉ lệ dân phi nông nghiệp.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị loại 1 của nước ta là những đô thị nào dưới đây?
A. Đà Lạt, Đà Nẵng, cần Thơ.
B. Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Huế, Đà Lạt.
D. Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.
Đáp án: B
Giải thích: Các đô thị loại 1 ở nước ta là: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng. Kí hiệu bằng chữ viết hoa.
Câu 23. Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là
A. quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát.
B. mức sống của người dân cao.
C. công nghiệp hoá phát triển mạnh.
D. kinh tế phát triển nhanh.
Đáp án: B
Giải thích: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ⇒ thúc đẩy đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 24. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là
A. tăng thu nhập cho người dân.
B. tạo ra thị trường có sức mua lớn.
C. tạo việc làm cho người lao động.
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: D
Giải thích: Đô thị hóa có vai trò thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn), các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại ⇒ Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.
Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Câu 25. Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ
A. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
B. trình độ đô thị hoá thấp.
C. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
D. điều kiện sống ở thành thị thấp.
Đáp án: B
Giải thích: Tỉ lệ thị dân (tỉ lệ dân thành thị) thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa. Tỉ lệ thị dân ít (chưa đến 1/3 dân số) chứng tỏ trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 26. Ảnh hưởng nào sau đây của quá trình đô thị hóa tác động mạnh đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế của nước ta?
A. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở cả 2 miền Bắc, Nam.
B. quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
C. số dân khu vực thành thị tăng, khu vực nông thôn giảm.
D. phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng trên cả nước.
Đáp án: B
Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa đã có tác động mạnh đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế của nước ta. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ,…
Câu 27. Nước ta phân thành các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh là dựa vào yếu tố nào sau đây?
A. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp.
B. Cấp quản lý.
C. Mật độ dân số đô thị.
D. Chức năng đô thị.
Đáp án: B
Căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh. Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Câu 28. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.
D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.
Đáp án: D
Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm từ các ngành/nghề khác nhau, chú trọng các nghề truyền thống (dệt, thổ cẩm, rèn,..).
Câu 29. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ rệt nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống?
A. cạn kiệt tài nguyên.
B. làm ô nhiễm môi trường.
C. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
D. giảm GDP bình quân đầu người.
Đáp án: D
Về sức ép của gia tăng dân số nhanh sẽ tác động đến kinh tế. Từ đó làm giảm GDP bình quân đầu người.
Câu 30. Công nghiệp hóa phát triển mạnh là nguyên nhân dẫn tới
A. hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa.
B. vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa
C. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
D. hạn chế chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 31. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây?
A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội.
B. Việc làm, mật độ dân số.
C. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số.
D. Gia tăng dân số tự nhiên, áp lực việc làm.
Đáp án: A
Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, an ninh trật tự xã hội. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội (mại dâm, thất nghiệp, ma túy,…) và ô nhiễm nặng nề về môi trường (nước, không khí,…) ở các đô thị.
Câu 32. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C. dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Đáp án: B
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
Câu 33. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?
A. tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. thúc đẩy nông – lâm – ngư phát triển.
Đáp án: D
– Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
– Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
– Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại,…
– Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu 34. Các đô thị nào dưới đây của nước ta có chức năng tổng hợp?
A. Hà Nội và Đà Nẵng.
B. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
D. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án: B
Giải thích:
– Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa – chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).
– Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).
⇒ Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.
Câu 35. Giải pháp nào dưới đây nhằm giảm tình trạng di dân tự do ở các vùng núi, trung du?
A. Giao đất, giao rừng cho dân, phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo.
C. Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xoá đói giảm nghèo.
D. Xoá đói giảm nghèo, thành lập vùng định cư, giao đất, giao rừng cho dân.
Đáp án: D
Giải thích: Vùng núi và trung du là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, nên đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều dân tộc có tập quán du canh, du cư. Nên biện pháp lâu dài cần thành lập vùng định cư, xóa đói giảm nghèo, giao đất, giao rừng để người dân yên tâm ổn định cuộc sống.