Chương 1: Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với những quốc gia nào dưới đây?

A. Trung Quốc và Lào

B. Lào và Cam- pu – chia

C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Đáp án: D

Giải thích: Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia ⇒ Vì vậy vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với cả 3 nước này.

Câu 2. Thiên nhiên nước ta cơ bản mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do đặc điểm nào của tự nhiên mang lại?

A. Biển đông.

B. Vị trí địa lí.

C. Địa hình.

D. Khí hậu.

Đáp án: B

Giải thích: Vị trí địa lý quy định nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa → làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 3. Cảng biển nào dưới đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?

A. Hải Phòng

B. Cửa Lò

C. Đà Nẵng

D. Cam Ranh

Đáp án: D

Giải thích:

– Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ).

– Cảng Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng nằm ở vị trí cách xa Đông Bắc Cam-pu-chia hơn → loại trừ.

Câu 4. Ý nghĩa nào dưới đây của biển Đông là ý nghĩa về an ninh quốc phòng

A. Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển

B. Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển

C. Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

D. Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới.

Đáp án: C

Giải thích: Xác định từ khóa câu hỏi là “ý nghĩa an ninh quốc phòng”:

– Bằng phương pháp loại trừ, ta có:

+ A: kinh tế biển →ý nghĩa kinh tế → Sai.

+ B: giao lưu phát triển → ý nghĩa kinh tế → Sai.

+ C: Ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước → Đúng.

+ D: Tiến ra biển → ý nghĩa kinh tế → Sai.

Câu 5. Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại cho nước ta?

A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn

B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở

C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn

D. Khí hậu phân hóa phức tạp

Đáp án: A

Giải thích:

– Lãnh thổ dài khiến giao thông Bắc – Nam gặp nhiều trở ngại, việc quản lí lãnh thổ cũng khó khăn hơn; lãnh thổ dài + hẹp ngang kết hợp gió mùa và địa hình làm cho khí hậu nước ta phân hóa phức tạp ⇒ Loại bỏ đáp án B, C, D.

– Khoáng sản nước ta đa dạng, trữ lượng lớn là do vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ quy định ⇒ Hạn chế không đúng của lãnh thổ dài và hẹp là “khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.

Câu 6. Nguyên nhân nước ta có cán cân bức xạ luôn dương và nền nhiệt độ

A. nước ta nằm trong khu vực có gió mùa điển hình

B. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc

C. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

D. nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân nước ta có cán cân bức xạ luôn dương, nhiệt độ cao là do nước ta có vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên hằng năm nhận được một lượng bức xạ rất lớn từ Mặt Trời.

Câu 7. Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên

A. nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản

B. nước ta giàu có về tài nguyên thủy sản

C. khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam

D. thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam. Biểu hiện rõ nhất trong các thành phần tự nhiên là khí hậu và sự đa dạng của sinh vật.

Câu 8. Một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước là ý nghĩa nào của biển Đông?

A. chính trị.

B. kinh tế.

C. An ninh quốc phòng.

D. văn hóa – xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Câu 9. Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?

A. Đông Bắc Cam-pu-chia.

B. Đông Bắc Lào.

C. Tây Nam Trung Quốc.

D. Đông Thái Lan.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ). Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

Câu 10. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở Bắc bán cầu, nên

A. khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

B. nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

D. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới → quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ dương quanh năm.

Câu 11. Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

A. Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.

B. Nền kinh tế trong nước phát triển.

C. Vị trí địa thuận lợi.

D. Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.

Đáp án: C

Giải thích: Xác định từ khóa câu hỏi: “tạo điều kiện”. Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt: gần các tuyến giao thông quốc tế, giáp biển đại dương rộng lớn, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới ⇒ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.

Câu 12. Ở nước ta, loại tài nguyên nào dưới đây có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức?

A. tài nguyên đất.

B. tài nguyên biển.

C. tài nguyên rừng.

D. tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: B

Giải thích:

– Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới + Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng.

– Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản đang bị cạn kiệt dần do khai thác quá mức ⇒ trong tương lai không có nhiều triển vọng khai thác lớn.

Câu 13. Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi?

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Đáp án: D

Giải thích: Nước ta có đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển Đông ấm và ẩm → mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sinh vật phát triển xanh tươi quanh năm.

Câu 14. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?

A. Đường ô tô và đường sắt.

B. Đường biển và đường sắt.

C. Đường hàng không và đường biển.

D. Đường ô tô và đường biển.

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng → thuận lợi giao lưu với các nước, là cửa ngõ ra biển cửa Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc ⇒ vì vậy thế mạnh này sẽ được phát huy nếu kết hợp xây dựng giao thông đường biển và hàng không.

Câu 15. Ở nước ta tài nguyên biển là tài nguyên có rất nhiều triển vọng khai thác lớn nhưng vấn đề khai thác đang nằm trong tình trạng nào dưới đây?

A. biển Đông rất rộng và sâu khó khai thác.

B. chưa được chú ý đúng mức.

C. đã khai thác quá mức và gây ô nhiễm nước.

D. có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nước.

Đáp án: B

Giải thích: Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới. Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng về nguồn tài nguyên, từ khoáng sản, thủy sản đến du lịch và giao thông vận tải biển.

Câu 16. Giải thích tại sao nói “nước ta có vị trí địa lí địa chính trị chiến lược”?

A. nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.

B. nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.

C. nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

D. nước ta có tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt gần các tuyến giao thông quốc tế, giáp biển đại dương rộng lớn, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới ⇒ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 954

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống