Chương 3: Địa lí kinh tế

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/100, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Thuận lợi về kinh tế – xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là

A. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

B. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

C. thị trường trong và ngoài nước về thủy sản mở rộng.

D. có nhiều khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/100, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Hai tỉnh chiếm gần một nửa diện tích mặt nước đã sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:

A. Cà Mau, Kiên Giang.

B. Bạc Liêu, Bến Tre.

C. Cà Mau, Bạc Liêu.

D. Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/101, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là

A. có nhiều sông ngòi.

B. có hệ thống đầm phá.

C. có các ao hồ.

D. hệ thống kênh rạch chằng chịt

Đáp án: B

Giải thích: SGK/100, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: B

Giải thích: SGK/101, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Yếu tố nào dưới đây không thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ?

A. Các bãi triều.

B. Đầm phá.

C. Cánh rừng ngập mặn.

D. Nhiều bãi biển.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/100, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. Nghề nuôi cá tra, cá basa phát triển nhất ở tỉnh nào?

A. Bến Tre.

B. Kiên Giang.

C. Long An.

D. An Giang.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/101, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Khó khăn về tự nhiên đối với ngành đánh bắt thủy hải sản là

A. phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.

B. hệ thống cảng biển chưa đáp ứng yêu cầu.

C. vùng biển nhiều thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới,…).

D. chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/100, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9. Biện pháp quan trọng vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là

A. hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.

B. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.

C. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.

D. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/101, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là

A. thiếu lực lượng lao động

B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

C. không tiêu thụ được sản phẩm.

D. không có phương tiện đánh bắt

Đáp án: B

Giải thích: SGK/101, địa lí 12 cơ bản.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1008

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống