Chương 3: Địa lí kinh tế

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 14. Loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế?

A. Đường biển và đường sông

B. Đường ô tô và đường sắt

C. Đường hàng không và đường biển

D. Đường ô tô và đường hàng không

Đáp án: C

Trong xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế giao lưu với các nước trên thế giới nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách rất lớn. Đồng thời, nước ta có vị trí gần đường hàng không, hàng hải quốc tê. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của đường hàng không, đường biển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế.

Câu 15. Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh nào của nước ta trong hội nhập quốc tế?

A. Khí hậu.

B. Vị trí địa lý

C. Các ngành kinh tế.

D. Nguồn tài nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh về vị trí địa lí nước ta trong hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở rộng giao lưu về văn hóa – kinh tế – chính trị – xã hội,… với các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 16. Khó khăn lớn nhất để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là

A. Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

C. Có các dòng biển chạy ven bờ.

D. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

Đáp án: C

Giải thích: Hạn chế lớn nhất của việc phát triển giao thông đường biển nước ta hiện nay là vấn đề có các dòng biển chạy ven bờ. Vì các dòng biển chạy ven bờ có thể kéo theo phù sa, các loài sinh vật biển làm khó khăn, lệch hướng di chuyển của các phương tiện hoạt động trên biển.

Câu 17. Phần lớn nước ta có địa hình đồi núi, có nhiều dãy núi cao hiểm trở,… đó là khó khăn lớn nhất của ngành vận tải nào dưới đây?

A. Đường sông.

B. Đường ô tô.

C. Đường biển.

D. Đường hàng không.

Đáp án: B

Giải thích: Do đặc điểm địa hình của nước ta chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, Đông – Tây, Vòng Cung,… nên gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành vận tải đường bộ (ô tô) trong xây dựng các tuyến giao thông vượt núi, hầm đường,…

Câu 18. Cảng biển quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc

A. Cảng Cửa Ông.

B. Cảng Dung Quất.

C. Cảng Hải Phòng.

D. Cảng Đà Nẵng.

Đáp án: C

Giải thích:

– Cảng Đà Nẵng, Dung Quất không thuộc miền Bắc.

– Cảng Cửa Ông có vai trò quan trọng trong ngành than.

– Cảng biển làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc: Cảng Hải Phòng.

Câu 19. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm

A. sự phối hợp hoạt động của các loại hình vận tải gặp nhiều khó khăn.

B. tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.

C. giao thông vận tải nước ta có nhiều chuyển biến tiêu cực trong công cuộc phát triển.

D. giao thông trong nước không thể kết nối với hệ thống của khu vực.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết sân bay quốc tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. Đà Nẵng.

B. Tân Sơn Nhất

C. Nội Bài.

D. Phú Bài.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy sân bay quốc tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là Nội Bài (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng).

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: C

Giải thích: Tuyến đường sắt Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội (vùng Đồng bằng sông Hồng) và kết thúc ở TP. Hồ Chí Minh (vùng Đông Nam Bộ). Như vậy, tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua 3 vùng kinh tế, đó là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay Phú Bài thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?

A. Hải Phòng.

B. Thừa Thiên Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Quy Nhơn.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy sân bay Phú Bài (kí hiệu máy bay màu đen) thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện nay, sân bay Phú Bài đã được công nhận là sân bay quốc tế.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. Kỳ Hà

B. Cái Lân

C. Vũng Tàu

D. Quy Nhơn

Đáp án: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là cảng Cái Lân (Quảng Ninh).

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

Đáp án: C

Quốc lộ 1 là tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của Việt Nam chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam qua 6/7 vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên).

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

A. Hà Nội

B. Đà Nẵng

C. Huế

D. Hải Phòng

Đáp án: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố Hải Phòng. Đây là một trong 2 sân bay quốc tế nổi tiếng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Câu 26. Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn tập trung theo mùa

B. Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa.

C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém.

D. Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành.

Đáp án: B

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa gây khó khăn trong đi lại, bảo dưỡng, bảo quản trang thiết bị máy móc.

Câu 27. Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là tuyến đường nào dưới đây?

A. Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất.

B. Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

C. Đường Hồ Chí Minh và đường biển quốc tế.

D. Các tuyến vận tải hướng Đông – Tây.

Đáp án: A

Giải thích: Các tuyến giao thông theo hướng Bắc – Nam như quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường HCM trên biển,… vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế, văn hóa, hàng hóa,… giữa các vùng của nước ta.

Câu 28. Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến

A. đường biển quốc tế

B. giao thông theo hướng Bắc – Nam

C. vận tải chuyên môn hóa

D. đường theo hướng Tây – Đông

Đáp án: B

Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến giao thông theo hướng Bắc – Nam, đặc biệt là tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta.

Câu 29. Khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta là

A. các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.

B. tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.

C. trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.

D. các phương tiện vận tải ít được cải tiến.

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta nên sông ngòi nước ta nhiều phù sa và có độ dốc khác nhau, mực nước thay đổi theo từng khu vực. Đây là khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta.

Câu 30. Vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sự dụng với cường độ cao nhất mước ta là

A. Hệ thống sông Hồng-Thái Bình.

B. Hệ thống sông Mê Công-Đồng Nai.

C. Hệ thống sông Mã-Cả.

D. Hệ thống sông Thu Bồn.

Đáp án: B

Vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sự dụng với cường độ cao nhất mước ta là hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai. Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai phân bố ở khu vực đồng bằng với nhiều kênh, rạch chằng chịt và là khu vực này rất nổi tiếng với các chợ nổi, du lịch sông nước miền vườn.

Câu 31. Do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất nên ngành giao thông vận tải nào có những bước tiến rất nhanh?

A. Đường hàng không.

B. Đường sắt.

C. Đường bộ.

D. Đường biển.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất với hệ thống sân bay hiện đại, nhiều tuyến đường quốc tế được mở ra, nhiều máy bay hiện đại được đưa vào sử dụng,…

Câu 32. Cho bảng số liệu:

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

Năm Doanh thu (tỉ đồng) Số thuê bao di động (nghìn thuê bao) Số thuê bao internet (nghìn thuê bao)
Cố định Di động
2010 182.182,6 12.740,9 111.570,2 3.643,7
2012 182.089,6 9.556,1 131.673,7 4.775,4
2015 366.812,0 5.900,0 120.324,1 7.657,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

A. Cột

B. Đường

C. Miền

D. Kết hợp cột và đường.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu (số liệu thô, có 3 đối tượng, 2 đơn vị khác nhau) và yêu cầu đề bài (thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông) => Biểu đồ kết hợp cột (số thuê bao) và đường (doanh thu) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015.

Câu 33. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Triệu lượt người)

Để thể hiện số lượng hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2015, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp.

B. Cột.

C. Đường.

D. Miền.

Đáp án: B

– Dấu hiệu nhận biết: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).

– Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ biểu hiện số lượng hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2015 là biểu đồ cột; cụ thể mỗi loại hình giao thông 1 cột.

Câu 34. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải?

A. Quy định sự có mặt của một số loại hình giao thông.

B. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.

C. Đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của ngành GTVT

D. Quy định mật độ, hướng và cường độ vận chuyển.

Đáp án: D

Giải thích: Sự quy định mật độ, hướng và cường độ vận chuyển đối với ngành giao thông vận tải là do ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội => Ý D sai.

Câu 35. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa

A. quan trọng đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.

B. quy định sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.

C. quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.

D. ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.

Đáp án: C

– Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

– Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

– Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1000

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống