Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1: Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình , Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế
Đáp án: A
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: Dãy núi góp phần tạo nên sự phân hóa đông – tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là
A. Trường Sơn Bắc B. Bạch Mã
C. Hoành Sơn D. Hoàng Liên Sơn
Đáp án: A
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 3: Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ
A. Đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng
B. Vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh
C. Chỉ còn ảnh hưởng tới khu vực ven biển
D. Chỉ còn ảnh hưởng tới các khu vực núi cao
Đáp án: B
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: So với các vùng khác trong cả nước, Bắc Trung Bộ là vùng
A. Chịu ảnh hưởng của gió fơn Tây Nam mạnh nhất nước ta
B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh nhất nước ta
C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nước ta
D. Chịu ảnh hưởng của Tín phong mạnh nhất nước ta
Đáp án: A
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Nguyên nhân hình thành gió fơn ở Bắc Trung Bộ là do
A. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn Bắc
B. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng LIên Sơn
C. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã
D. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãnh Hoành Sơn
Đáp án: A
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Các bãi biển của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Thiên Cầm
B. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô
C. Sầm Sơn, Lăng Cô, Cửa Lò, Thiên Cầm
D. Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô, Thiên Cầm
Đáp án: B
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 7: Di sản thế giới nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Cố đô Huế B. Phong Nha – Kẻ Bàng
C. Nhã nhạc cung đình Huế D. Di tích Mỹ Sơn
Đáp án: D
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là
A. Sắt B. Crôm
C. Bôxit D. Dầu mỏ
Đáp án: A
Giải thích : Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ không phải do
A. Lãnh thổ kéo dài hẹp ngang
B. Đồng bằng nhỏ hẹp, một bên là núi, một bên là biển
C. Phát huy được thế mạnh của các khu vực và bảo vệ được tài nguyên
D. Hạn chế được sự phân hóa giữa các khu vực
Đáp án: D
Giải thích : Mục 2, SGK/156 địa lí 12 cơ bản.
Câu :10 Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ cần phải
A. Đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng
B. Trồng rừng ven biển
C. Khai thác thế mạnh của trung du, đồng bằng và biển
D. Hình thành các vùng chuyên canh két hợp với công nghiệp chế biến
Đáp án: C
Giải thích : Mục 2, SGK/156 địa lí 12 cơ bản.
Câu 11: Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp cở vùng Bắc Trung Bộ góp phần
A. Tạo sự phân hóa giữa các vùng
B. Tọa cơ cấu kinh tế chung và tạo thể liên hoàn giữa các vùng
C. Tạo liên kết với các vùng khác
D. Hình thành các đô thị mới ở vùng miền núi
Đáp án: B
Giải thích : Mục 2, SGK/156 địa lí 12 cơ bản.
Câu 12: Rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ được xếp vào loại
A. Rừng đặc dụng B. Rừng snar xuất
C. Rừng phòng hộ D. Rừng đầu nguồn
Đáp án: C
Giải thích : Mục 2, SGK/157 địa lí 12 cơ bản.