Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
B. Hạn chế xâm ngập mặn, triều cường từ biển vào đất liền.
C. Tạo ra nguồn thức ăn chính cho ngành chăn nuôi.
D. Tạo môi trường cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2. Tiềm năng khoáng sản của Bắc Trung Bộ đứng sau vùng nào dưới đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/157, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. Nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.
B. Việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn ít được chú trọng.
C. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.
D. Đánh bắt thủy hải sản ven bờ phát triển.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/157, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4. Đâu không đúng về ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Tạo nên một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng.
B. Cơ sở để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
C. Tạo điều kiện giao lưu kinh tế với nước Lào.
D. Khai thác thế mạnh sẵn có về nông – lâm – ngư.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Ý nghĩa nào không phải của đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ?
A. Thúc đẩy sự phát triển của các huyện phía tây.
B. Hình thành mạng lưới đô thị mới.
C. Tạo động lực phát triển dải ven biển.
D. Góp phần phân bố lại dân cư.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/158, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Để hạn chế tác động của cồn cát đến sản xuất nông nghiệp thì giải pháp nào dưới đây là phù hợp nhất?
A. Trồng rừng trường núi.
B. Phát triển nông – lâm – ngư kết hợp.
C. Trồng rừng ven biển.
D. Phát triển các cây chịu hạn.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. Nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Cửa Đạt.
B. An Vương.
C. Hòa Bình.
D. Nậm Mu.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/158, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết Bắc Trung Bộ không có trung tâm công nào sau đây?
A. Thanh Hóa.
B. Bỉm Sơn.
C. Đà Nẵng.
D. Huế.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ lần lượt là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Các trung tâm công nghiệp này đều có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Quảng Trị
C. TT – Huế
D. Hà Tĩnh
Đáp án: B
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu ở Atlat ĐL trang 3 (Kí hiệu chung).
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, xác định vị trí cửa khẩu Lao Bảo => nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào?
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy: Cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) và A Đớt (Thừa Thiên – Huế).
Câu 11. Căn cứ vào Âtlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây?
A. Trên 120 nghìn tỉ đồng.
B. Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Đáp án: D
B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung), có 4 cấp độ.
B2. Căn cứ vào Atlat trang 27, xác định được: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế là các TTCN nhỏ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất).
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là:
A. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh và Huế.
B. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng.
C. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
D. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Đồng Hới, Huế.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Âtlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Tất cả các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ đều cò quy mô nhỏ với giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Cầu Treo?
A. Quốc lộ 7
B. Quốc lộ 8
C. Quốc lộ 9
D. Quốc lộ 15
Đáp án: B
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí TTCN Vinh và cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ta thấy quốc lộ 8 là quốc lộ nối liền TTCN Vinh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Huế là gì?
A. vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may.
B. chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu.
C. vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí.
D. cơ khí, dệt – may, chế biến nông sản.
Đáp án: D
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Huế.
Ta thấy, trung tâm công nghiệp Huế gồm 3 ngành, đó là: dệt – may, cơ khí và chế biến nông sản.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Nậm Cắn?
A. Quốc lộ 7
B. Quốc lộ 8
C. Đường Hồ Chí Minh
D. Quốc lộ 9
Đáp án: A
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang3.
B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí TTCN Vinh và cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Tuyến đường số 7 nối TTCN Vinh và cửa khẩu Nậm Cắn.