Chương 1: Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 16. Đâu không phải là ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.

B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

C. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.

D. Trong năm có hai mùa gió: gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.

Đáp án: D

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, góp phần:

– Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.

– Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

– Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

⇒ Đặc điểm: Trong năm có hai mùa gió: gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông → không phải do tác động của biển Đông (do nước ta nằm trong khu vực hoạt động của hoàn lưu gió mùa).

Câu 17. Biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta chủ yếu do biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².

C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Đáp án: A

Giải thích: Biển Đông có tính chất nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta nên khí hậu nước ta mang tính hải dương ôn hòa.

Câu 18. Loại khoáng sản nào dưới đây mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông?

A. vàng.

B. sa khoáng.

C. titan.

D. dầu mỏ, khí đốt.

Đáp án: D

Giải thích: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí phân bố ở thêm lục địa phía Nam.

Câu 19. Dầu mỏ, khí đốt là loại khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng biển nào của nước ta hiện nay?

A. Bắc Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: C

Giải thích: Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt là loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông nhưng dầu mỏ, khí đốt phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Nam Bộ với một số mở nổi tiếng như Rồng, Rạng Đông, Bạch Hổ,… và một ít ở cực Nam Trung Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 20. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Đáp án: D

Giải thích: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở Nam Bộ (300 nghìn ha), chiếm 2/3 diện tích rừng ngập mặn cả nước.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, xác định được vị trí của vịnh biển vịnh Thái Lan (dấu hiệu: có kí hiệu chữ lớn nhất) và thấy vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta?

A. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.

B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

C. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh.

D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, xác định được hai vịnh biển lớn nhất nước ta là Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan (dấu hiệu: có kí hiệu chữ lớn nhất).

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Ninh Thuận

B. Khánh Hòa

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ngãi

Đáp án: D

Giải thích:

B1. Xác định kí hiệu Khu kinh tế biển (xem bảng chú giải chung trang 3).

B2. Căn cứ vào Bản đồ tự nhiên (trang 28 Atlat ĐLVN) xác định vị trí Khu kinh tế biển Dung Quất.

B3. Căn cứ vào Bản đồ hành chính (trang 4 -5 Atlat ĐLVN) → xác định được Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Thuận

B. Khánh Hòa

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ngãi

Đáp án: B

B1. Xác định kí hiệu vịnh biển.

B2. Căn cứ vào Bản đồ tự nhiên (trang 28 Atlat ĐLVN) xác định vị trí vịnh Cam Ranh.

B3. Căn cứ vào Bản đồ hành chính (trang 4 -5 Atlat ĐLVN) → xác định được vịnh Cam Ranh phân bố ở tỉnh: Khánh Hòa.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?

A. Cát Bà

B. Xuân Thủy

C. Phú Quốc

D. Côn Đảo

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam:

B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở bảng chú giải.

B2. Xác định vị trí các vườn quốc gia:

– Các vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo) là: Cát Bà (trên đảo Cát Bà), Phú Quốc (trên đảo Phú Quốc), Côn Đảo (trên QĐ. Côn Sơn)

⇒ Loại đáp án A, C, D

– Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc lãnh thổ tỉnh Nam Đinh) và không nằm trên đảo.

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy cho biết vườn quốc gia nào dưới đây nằm trên đảo (quần đảo)?

A. Ba Vì

B. Xuân Thủy

C. Phú Quốc

D. Cúc Phương

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12:

B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở bảng chú giải.

B2. Xác định vị trí các vườn quốc gia:

– Các vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo) là: Cát Bà (trên đảo Cát Bà), Phú Quốc (trên đảo Phú Quốc), Côn Đảo (trên QĐ. Côn Sơn)

⇒ Loại đáp án A, C, D

– Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc lãnh thổ tỉnh Nam Đinh, Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình, Ba Vì thuộc Hà Nội và không nằm trên đảo.

Câu 27. Điều kiện tự nhiên cho phép các hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở vùng

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Đáp án: D

Giải thích:

– Vùng biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưỏng mạnh của gió mùa Đông Bắc lạnh khô vào mùa đông ⇒ du lịch biển vào mùa đông ít phát triển.

– Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng mạnh của bão, sạt lở bờ biển (Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ) ⇒ ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

⇒ Loại trừ đáp án A, B,

C.

– Vùng biển Nam Bộ có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng thiên tai bão, sạt lở bờ biển, gió mùa đông bắc,…

Câu 28. Quốc gia nào dưới đây trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam?

A. Mi-an-ma

B. Lào

C. Thái Lan

D. Bru-nây

Đáp án: C

Giải thích: Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

Câu 29. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản?

A. Các tam giác châu với bãi triều rộng.

B. Các vũng vịnh nước sâu.

C. Các đảo ven bờ.

D. Các rạn san hô.

Đáp án: A

Giải thích:

– Dạng địa hình thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản là tam giác châu với các bãi triểu rộng.

– Các đáp án:

+ vũng vịnh nước sâu → để xây dựng cảng biển.

+ các đảo ven bờ, rạn san hô.

→ Có thế mạnh để phát triển du lịch biển, là nơi phân bố của các bãi tôm cá tự nhiên dưới đáy biển.

⇒ Loại đáp án B, C, D

Câu 30. Các tam giác châu với bãi triều rộng ở vùng ven biển là dạng địa hình thuận lợi để nước ta phát triển ngành nào dưới đây?

A. xây dựng các cảng biển.

B. nuôi trồng thủy hải sản.

C. hoạt động du lịch biển.

D. khai thác cát làm đồ thủy tinh.

Đáp án: B

Giải thích: Dạng địa hình tam giác châu với các bãi triểu rộng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Câu 31. Mục tiêu chủ yếu nhất của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta hiện nay?

A. Khai thác hiệu quả nền kinh tế và bảo vệ môi trường

B. Khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển – đảo.

C. Khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

D. Mang lại nguồn hàng xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ.

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động kinh tế biến nước ta rất đa dạng: bao gồm 4 ngành chính: đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển, giao thông biển) ⇒ mục địch khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 32. Giải thích tại sao nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo?

A. tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.

B. nước ta giàu có về tài nguyên biển.

C. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

D. biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia.

Đáp án: C

Giải thích trả lời: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, từ du lịch, đánh bắt thủy hải sản đến các hoạt động khai thác khoáng sản và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 33. Quá trình địa mạo nào dưới đây chi phối đặc trưng địa hình các vùng bờ biển nước ta hiện nay?

A. xâm thực.

B. tích tụ.

C. mài mòn.

D. xâm thực – bồi tụ.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng biển đặc trưng bởi các dạng địa hình bờ biển mài mòn, hàm ếch sóng vỗ, vách biển….do tác động mài mòn của sóng biển ⇒ Vì vậy quá trình mài mòn tạo nên các dạng địa hình đặc trưng của địa hình vùng bở biển nước ta.

Câu 34. Các quốc gia nào dưới đây trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam?

A. Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin

B. Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin

C. Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin

D. Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 4 – 5, bản đồ thể hiện Việt Nam trong Đông Nam Á:

⇒ xác định tên các quốc gia tiếp giáp biển Đông (có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam).

⇒ Xác định được 7 quốc gia sau: Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin (Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển).

Câu 35. Đặc điểm nào của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta?

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².

C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Đáp án: A

Giải thích: Biển Đông có tính chất nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta ⇒ làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương ôn hòa + thiên nhiên phát triển trù phù, giàu có (các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản biển) + thiên tai vùng biển.

⇒ Như vậy, tính chất “nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa” của biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta.

Câu 36. Giải thích vì sao ở vùng cực Nam Trung Bộ ở nước ta lại là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng?

A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.

D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích: Nghề làm muối đòi hỏi nền nhiệt độ cao, ổn định, nhiều nắng và đặc biệt vùng nước ven biển có độ mặn cao ⇒ Vùng cực Nam Trung Bộ hội tụ đầy đủ điều kiện thời lí tưởng cho nghề làm muối: nắng nóng, nhiều nắng, chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển.

Câu 37. Quá trình địa mạo mài mòn là quá trình đặc trưng ở vùng địa hình nào ở nước ta?

A. Địa hình núi cao.

B. Bờ biển.

C. Trung du và đồng bằng.

D. Đồi núi thấp.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng biển đặc trưng bởi các dạng địa hình bờ biển mài mòn, hàm ếch sóng vỗ, vách biển….do tác động mài mòn của sóng biển ⇒ Vì vậy quá trình mài mòn tạo nên các dạng địa hình đặc trưng của địa hình vùng bở biển nước ta.

Câu 38. Giải thích tại sao ở vùng Nam Bộ của nước ta lại có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh ngành du lịch biển quanh năm?

A. có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm.

B. chịu ảnh hưởng mạnh của bão, sạt lở bờ biển

C. nắng nóng quanh năm, chính quyền khuyến khích phát triển

D. điều kiện khí hậu lí tưởng và có nhiều bãi tắm đẹp

Đáp án: A

Giải thích: Vùng biển Nam Bộ có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng thiên tai bão, sạt lở bờ biển, gió mùa đông bắc,…

Câu 39. Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

A. Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.

B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.

C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

D. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

Đáp án: C

Giải thích: Biển Đông với nguồn ẩm dồi dào đã mang lại lượng mưa lớn cho lãnh thổ nước ta làm cho thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.

– Các đáp án còn lại:

+ A: thiên nhiên phong phú đa dạng là do vị trí địa lí quy định, không phải do độ ẩm ⇒ loại.

+ B: cảnh quan rừng chiếm ưu thế là do địa hình chủ yếu đồi núi ⇒ loại.

+ D: quá trình tái sinh phục hồi rừng nhanh chóng → do nhiều nhân tố: độ ẩm, nhiệt độ, nguồn nước, con người… ⇒ loại.

Câu 40. Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

A. Sinh vật.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Cảnh quan ven biển.

Đáp án: C

Giải thích: Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1130

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống