Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1. Biển lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương là biển nào?
A. Biển Đông
B. Biển Philippines
C. Biển San Hô
D. Biển Ả – Rập.
Đáp án: A
Giải thích: Biển Đông là biển lớn thứ 2 của Thái Bình Dương, sau biển Philippines. Còn biển San Hô và biển Ả Rập không thuộc đại dương Thái Bình Dương. Đồng thời biển Đông cũng là biển lớn thứ 4 trên thế giới sau 3 biển kể trên.
Câu 2. Biển Đông là biển bộ phận của
A. Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương
Đáp án: B
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3. Vùng Nam Bộ có
A. tài nguyên dầu khí lớn nhất nước ta
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất
C. nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhất
D. có trữ lượng thủy, hải sản ít nhất cả nước
Đáp án: B
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4. Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/37, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Ở vùng Nam Trung Bộ nổi tiếng với nghề nào dưới đây?
A. Đánh bắt thủy hải sản
B. Sản xuất lúa gạo
C. Sản xuất nước mắn, muối
D. Khai thác dầu khí
Đáp án: C
Giải thích: SGK/37, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực
A. Bắc Bộ.
B. Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Vịnh Thái Lan.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/37, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào?
A. miền Bắc
B. miền Trung
C. miền Nam
D. cả nước
Đáp án: B
Giải thích: SGK/37, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8. Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
B. Hệ sinh thái trên đất phèn
C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển
D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô
Đáp án: A
Giải thích: SGK/37, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9. Hệ sinh thái rừng mặn cho năng suất sinh học cao nhất ở vùng nước nào?
A. nước mặn
B. nước ngọt
C. nước lợ
D. nước mặn và lợ
Đáp án: C
Giải thích: SGK/37, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10. Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu nào?
A. Lục địa
B. Hải dương
C. Địa Trung Hải
D. Nhiệt đới ẩm
Đáp án: B
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11. Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn là nhờ
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Đáp án: D
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở
A. Khoáng sản biển
B. Thiên tai vùng biển
C. Thành phần loài sinh vật biển.
D. Các dạng địa hình ven biển.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông không được thể hiện qua
A. nhiệt độ
B. các dòng hải lưu
C. sinh vật biển
D. khoáng sản
Đáp án: D
Giải thích: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15. Nghề muối ở nước ta nổi tiếng nhất ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Bắc Trung Bộ
C. Cực Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: C
Giải thích: Nghề làm muối đòi hỏi nền nhiệt độ cao, ổn định, nhiều nắng và đặc biệt vùng nước ven biển có độ mặn cao nên ở nước ta vùng cực Nam Trung Bộ là vùng hội tụ đầy đủ điều kiện thời lí tưởng cho nghề làm muối và cũng là nơi có nghề muối phát triển nhất nước ta, là một trong những vùng phát triển muối sạch, ngon nhất Đông Nam Á.