Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 4. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Cần Thơ.
Đáp án: B
Giải thích: Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9) ⇒ Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Câu 5. Trong câu thơ: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Nguyễn Du), “Gió đông” ở đây là
A. gió mùa mùa đông lạnh khô.
B. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
C. gió Mậu Dịch (Tín Phong).
D. Gió đất và gió biển.
Đáp án: B
Giải thích: Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông ⇒ là thời kì mưa phùn, ẩm ướt ⇒ Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Câu 6. Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Nha Trang.
D. Phan Thiết.
Đáp án: B
Giải thích: Do tác động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với sự dịch chuyển của bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mưa rất lớn ở Huế vào mùa đông. Chính vì vậy, Huế là một trong những trung tâm mưa lớn, nhiều nhất trong cả nước.
Câu 7. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố nào?
A. các thiên tai tự nhiên
B. sự phân mùa khí hậu.
C. nền nhiệt – ẩm cao của khí hậu.
D. sự thất thường của thời tiết.
Đáp án: B
Giải thích trả lời: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta như trồng trọt (các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm,…), chăn nuôi,… đều chịu ảnh hưởng lớn nhất trực tiếp từ sự phân mùa của khí hậu. Ví dụ: Ở miền Bắc vào mùa đông trồng rau quả ôn đới (bắp cải, su su, su hào,…), mùa hè chuyển sang trồng các loại cây hoa màu cận nhiệt – nhiệt đới như ngô, khoai,…
Câu 8. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động của ngành nào dưới đây?
A. công nghiệp.
B. dịch vụ.
C. nông nghiệp.
D. giao thông vận tải.
Đáp án: C
Giải thích: Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật ⇒ Vì vậy khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 9. Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là
A. khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.
B. mưa nhiều vào thu – đông.
C. khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
D. có mùa đông lạnh kéo dài.
Đáp án: B
Giải thích: Do chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới (Dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển theo sự chuyển động biểu kiến của mặt trời) kết hợp với nó là sự lùi dần của bão từ Bắc vào Nam nên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa nhiều vào mùa thu – đông (mùa đông lạnh kéo dài là đặc điểm khí hậu miền Bắc, đặc biệt là vùng Đông Bắc; khí hậu có sự phân mùa sâu sắc và có tính chất cận xích đạo là đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên, Nam Bộ,…).
Câu 10. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
A. kiểu khí hậu cận xích đạo.
B. mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu Dịch.
C. khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
D. mưa nhiều vào thu – đông.
Đáp án: D
Giải thích: Sử dụng phương pháp loại trừ:
– A: khí hậu cận xích đạo là đặc điểm vùng Nam Bộ, không pahir của DHNTB ⇒ Loại.
– B: vùng DHNTB và Nam Bộ mùa đông đều ảnh hưởng của gió mậu dịch (tín phong Bắc bán cầu) ⇒ Loại.
– C: cả hai vùng đều có sự phân mùa mưa – khô ⇒ Loại.
– D: Vùng Duyên hải Nam Trung có đặc trưng khí hậu là mùa mưa lùi về thu – đông (từ t7 – 11, mưa tập trung vào tháng 9), Nam Bộ có mùa mưa sớm, kéo dài (t5 -10) → Đúng.
Câu 11. Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có
A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.
B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.
C. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.
Đáp án: C
Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
Câu 12. Tại sao ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây?
A. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.
B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Đáp án: D
Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20ºC (trừ các vùng núi cao).
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.
C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.
D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.
Đáp án: B
Giải thích:
– Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo → nhận được lượng nhiệt càng lớn ⇒ nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
– Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp ⇒ biên độ nhiệt trong năm lớn. Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm.
⇒ Nhận định: “Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc“ là Sai.
Câu 14. Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.
D. Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.
Đáp án: B
Giải thích trả lời: Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn do vậy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam ⇒ Ý A sai và ý B đúng.
– Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp ⇒ biên độ nhiệt trong năm lớn. ⇒ Ý C sai.
– Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm ⇒ Ý D sai.
Câu 15. Nhiệt độ tháng I và tháng VII ở nước ta chênh lệch nhau chủ yếu là do
A. hoạt động của gió mùa.
B. Mặt Trời lên thiên đỉnh.
C. vị trí địa lí.
D. hiện tượng mùa.
Đáp án: A
Giải thích: Nhiệt độ tháng I và tháng VII ở nước ta chênh lệch nhau chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Đặc biệt ở miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa với 3 tháng nhiệt độ dưới 18ºC.
Câu 16. Tại sao miền Trung có mưa lệch về thu đông?
A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do vào đầu mùa miền Trung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn, còn vào cuối mùa có gió mùa Đông Bắc thổi qua biển kết hợp với địa hình Trường Sơn nên gây mưa lớn.
Câu 17. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do
A. gió Tây Nam TBg và dải hội tụ nhiệt đới.
B. frông và dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
D. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 18. Vì sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên Huế?
A. gặp dãy Trường Sơn.
B. đi qua biển.
C. đi qua lục địa Trung Hoa.
D. đi qua vùng núi Đông Bắc.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên Huế là do vào cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc đi qua biển mang theo lượng hơi ẩm lớn và gặp dãy Trường Sơn nên gây mưa lớn cho miền Trung.
Câu 19. Tại sao gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn?
A. đi qua biển.
B. gặp núi Trường Sơn.
C. đi qua lục địa Trung Hoa.
D. gặp dãy Bạch Mã.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn là do vào thời kí nửa cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc thổi qua biển Nhật Bản và biển Trung Hoa trước khi thổi vào nước ta.
Câu 20. Nguyên nhân chính khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn?
A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài.
C. góc nhập xạ lớn và kề biển Đông rộng lớn.
D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.
Đáp án: A
Giải thích: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện:
– Quanh năm nhận được lượng nhiệt Mặt Trời dồi dào 1m²/1 triệu kilocalo.
– Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ/năm.
– Nhiệt độ trung bình trong năm cao trên 21ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam.
Nguyên nhân chủ yếu lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn là do nước ta có vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ lớn, cùng với đó là nước ta trong một năm tất cả các địa điểm trên lãnh thổ đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.