Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Giáp biển Đông.
B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.
C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
D. Nằm sắt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: Tây Nguyên tiếp giáp với: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
⇒ Đây là vùng duy nhất của cả nước không giáp biển.
⇒ Nhận xét A không đúng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên ?
A. Gia Lai, Kon Tum.
B. Kon Tum, Đăk Lắk.
C. Đắc Lắk, Lâm Đồng.
D. Lâm Đồng, Gia Lai.
Đáp án: Cây chè là loài cây cận nhiệt, thích hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên trên 1000 m thuộc Lâm Đồng, Gia Lai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết, tỉnh nào sau đây tiếp giáp Lào và Campuchia?
A. Gia Lai.
B. Kon Tum.
C. Đắc Lắk.
D. Đăk Nông.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28:
B1. Xác định kí hiệu ranh giới đường biên giới trên bộ của Tây Nguyên và tên các quốc gia tiếp giáp.
B2. Chỉ ra được:
– Tỉnh tiếp giáp với Lào và Campuchia là Kon Tum
– Các tỉnh còn lại: Gia Lai, Đắc Lắk, Đăk Nông tiếp giáp với Cam-pu-chia.
⇒ Loại đáp án A, C, D
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?
A. Quốc lộ 19.
B. Quốc lộ 26.
C. Quốc lộ 24.
D. Quốc lộ 27.
Đáp án: B1. Quan sát kí hiệu cảng và đường quốc lộ ở Atlat trang 3.
B2. Xác định vị trí cảng Quy Nhơn
⇒ Tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia với cảng Quy Nhơn là quốc lộ 19.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?
A. điều.
B. cao su.
C. cà phê.
D. chè.
Đáp án: Cà phê là cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là:
A. Plây Ku.
B. Buôn Ma Thuật.
C. Đà Lạt.
D. Kon Tum.
Đáp án: Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là: Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là:
A. Đa Nhim.
B. Yaly.
C. Đrây – Hlinh.
D. Đại Ninh.
Đáp án: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất là thủy điện Yaly trên sông Xêxan (720 MW).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. Là môi trường sống của nhiều loài động vật.
B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý.
C. Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.
D. Chống xói mòn rửa trôi.
Đáp án: Xác định từ khóa “ý nghĩa kinh tế”
⇒ Rừng ở Tây Nguyên cung cấp nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến…).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng vì
A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
B. địa hình là khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. là nơi án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.
D. có tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.
Đáp án: – Tây Nguyên có đường biên giới trên bộ với hai quốc gia là Lào và Campchia.
– Nằm trên khu vực địa hình cao, rộng lớn (trong lịch sử Tây Nguyên được xem như là nóc nhà của Đông Dương)
⇒ Vì vậy Tây Nguyên có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là:
A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.
B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.
C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
D. khí hậu diễn biến thất thường.
Đáp án: Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc
⇒ mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn về thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.
B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.
C. lượng mưa dồi dào.
D. nền địa chất ổn định.
Đáp án: Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau + nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào
⇒ Tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn → mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là:
A. ngăn chặn nạn phá rừng.
B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
Đáp án: Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
– Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng.
⇒ Loại đáp án A, C, D
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Tác động chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng là:
A. ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng.
B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
C. thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên.
D. bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở.
Đáp án: – Trước đây, Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người với tập quán sản xuất lạc hậu, di canh di cư.
– Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên
→ tạo nhiều việc làm cho người dân, đồng thời hình thành nên tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (canh tác quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp) đồng thời nâng cao đời sống xã hội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ
A. Vùng núi, trung du phía Bắc.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Đáp án: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
– Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.
→ người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990)
– Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là:
A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.
B. kết hợp với công nghiệp chế biến.
C. đa dạng hóa cây cà phê.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Đáp án: – Ở nước ta,cây cà phê cung cấp mặt hàng chủ yếu cho xuất khẩu.
⇒ Điều này khiến cho ngành sản xuất cà phê phụ thuộc vào thị trường nông sản và dễ biến động.
– Mặt khác, cà phê chủ yếu xuất thô dễ bị ẩm mốc, giảm chất lượng nếu không bảo quản đúng cách.
⇒ Biện pháp lâu dài để phát triển ổn định cây cà phê là kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho thị trường cà phê trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Tròn.
C. Cột ghép.
D. Cột chồng.
Đáp án: – Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 1 – 3 năm hoặc 1 -3 đối tượng.
– Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện “quy mô và cơ cấu” cây công nghiệp lâu năm.
+ của 3 đối tượng: cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn ⇒ Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là: Biểu đồ tròn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ
A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi
B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.
C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.
D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.
Đáp án: Ở Tây Nguyên, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.
– Việc tăng cường cơ sở hạ tầng sẽ giúp thu hút đầu tư, mở rộng các cơ sở chế biến và đổi mới công nghệ trong khâu chế biến nông sản của vùng ⇒ góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao chuỗi giá trị nông sản của vùng.
– Mặt khác mở rộng thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo đầu ra thuận lợi cho các sản phẩm nông sản → kích thích quá trình sản xuất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. địa hình có sự phân hóa theo độ cao.
B. mùa khô kéo dài sâu sắc.
C. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.
D. sông ngòi ngắn và dốc.
Đáp án: Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là
mùa khô kéo dài sâu sắc gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Đáp án cần chọn là: B