Phần 2: Công dân với đạo đức

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Đạo đức là nền tảng của

A. xã hội.

B. cộng đồng.

C. gia đình.

D. cá nhân.

Đáp án: C

Câu 2: Xã hội chỉ phát triển bền vững khi các quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong xã hội đó luôn được

A. tôn trọng củng cố và phát triển.

B. tạo điều kiện để phát triển thuận lợi.

C. phát triển mạnh mẽ.

D. thúc đẩy nhanh chóng để phát triển.

Đáp án: A

Câu 3: Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức luôn biến đổi theo

A. sự vận động của xã hội.

B. sự phát triển của xã hội.

C. đời sống của con người.

D. sự vận động và phát triển của xã hội.

Đáp án: D

Câu 4: Đạo đức giúp cá nhân có thêm năng lực và ý thức

A. sống tự giác, sống gương mẫu.

B. tự hoàn thiện mình.

C. sống thiện, sống tự chủ.

D. sống thiện, sống có ích.

Đáp án: D

Câu 5: Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống

A. các quy tắc, chuẩn mực xác định.

B. các nề nếp, thói quen xác định.

C. các quy ước, thoả thuận đã có.

D. các quy định mang tính bắt buộc của nhà nước.

Đáp án: A

Câu 6: Sự điều chỉnh hành vi của con người phải tuân theo pháp luật mang tính

A. nghiêm minh.

B. tự do.

C. tự giác.

D. bắt buộc.

Đáp án: D

Câu 7: Nền đạo đức của nước ta hiện nay kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy

A. những chuẩn mực XHCN.

B. những tinh hoa văn hoá nhân loại.

C. những năng lực của mọi người trong xã hội.

D. những đóng góp của mọi người cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Đáp án: B

Câu 8: Các nền đạo đức xã hội trước đây ở nước ta luôn bị chi phối bởi quan điểm nào?

A. Quan điểm và lợi ích bởi tầng lớp trí thức.

B. Quan điểm đại đa số quần chúng.

C. Quan điểm và lợi ích của nhân dân lao động.

D. Quan điểm và lợi ích bởi giai cấp thống trị.

Đáp án: D

Câu 10: Đạo đức là

A. hệ thống các chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội.

B. hệ thống quy tắc, chuẩn mực của xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

C. hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

D. hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội.

Đáp án: D

Câu 11: Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là

A. con người được tự do làm theo ý mình.

B. con người được phát triển tự do.

C. con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do.

D. con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng, tự do phát triển toàn diện.

Đáp án: D

Câu 12: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với

A. nhu cầu của cộng đồng và xã hội.

B. lợi ích của cộng đồng và xã hội.

C. các quan niệm, quan điểm xã hội.

D. nhu cầuvà lợi ích của giai cấp.

Đáp án: B

Câu 13: Nhận định nào sau đây không phù hợp với nền đạo đức của nước ta hiện nay là?

A. Nền đạo đức có tính kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc.

B. Nền đạo đức phù hợp với những chuẩn mực của xã hội.

C. Nền đạo đức phát huy những tinh hoa văn hoá nhân loại.

D. Nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Đáp án: B

Câu 14: Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mực của xã hội?

A. Không vứt rác bừa bãi.

B. Giữ vệ sinh nơi công cộng.

C. Trồng cây xanh.

D. Xả rác bừa bãi.

Đáp án: D

Câu 15: Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức luôn biến đổi theo

A. sự vận động của con người.

B. sự phát triển của xã hội

C. đời sống của con người.

D. sự vận động và phát triển của xã hội.

Đáp án: D

Câu 16: Pháp luật điều chỉnh hành vi của con người mang tính

A. nghiêm minh.

B. giáo dục.

C. tự giác.

D. bắt buộc.

Đáp án: C

Câu 17: Đạo đức giúp cá nhân có năng lực và ý thức

A. sống thiện, sống có ích.

B. tự hoàn thiện mình.

C. sống thiện, sống tự chủ.

D. sống tự giác, sống gương mẫu.

Đáp án: A

Câu 18: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng. Vậy em sẽ làm gì trong trường hợp trên?

A. Làm ngơ, vờ như không nhìn thấy.

B. Chỉ trích, trách móc.

C. Xách túi giúp người phụ nữ.

D. Nhờ người khác giúp đỡ.

Đáp án: C

Câu 19: Trường em tổ chức hiến máu nhân đạo và vận động học sinh tham gia. Em suy nghĩ gì về việc này?

A. Là việc vô bổ.

B. Là việc không nên làm.

C. Là việc phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

D. Là việc không có ích cho mọi người tham gia.

Đáp án: C

Câu 20: Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán có điểm gì giống nhau?

A. Là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.

B. Là một công cụ để điều chỉnh hành vi của con người.

C. Là một nguyên tắc bắt mọi người phải thực hiện.

D. Là một quy định điều chỉnh hành vi của con người.

Đáp án: A

Câu 21: Đạo đức luôn mang tính

A. bắt buộc.

B. cưỡng ép.

C. nghiêm minh.

D. tự giác.

Đáp án: D

Câu 22: Câu tục ngữ : ‘‘Tiên học lễ, hậu học văn’’. Có ý nghĩa giúp chúng ta cần phải ?

A. Học lễ nghĩa trước, học văn hóa sau.

B. Học văn hóa trước, học lễ phép sau.

C. Học lễ giáo trước, học văn hóa sau.

D. Học văn hóa trước học lễ giáo sau.

Đáp án: A

Câu 23: Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào sau đây để lương tâm của mình được thanh thản?

A. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường.

B. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường.

C. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường làm gì.

D. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được.

Đáp án: A

Câu 24: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng quan trọng đến gia đình hiện nay?

A. Pháp luật.

B. Đạo đức.

C. Phong tục.

D. Quy tắc.

Đáp án: B

Câu 25: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốt than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là lương thiện. Ngày nay, nếu việc chặt củi, đốt than thì bị dư luận xã hội lên án phê phán và được coi là kẻ vi phạm pháp luật. Ý kiến của em như thế nào về việc làm trên?

A. Đồng ý với quan điểm trên.

B. Không đồng ý với quan điểm trên.

C. Cả hai việc làm trên đều đúng.

D. Cả hai việc làm trên là sai trái.

Đáp án: A

Câu 26: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật mà trái với đạo đức?

A. Đi xe mô tô ngược chiều.

B. Rủ bạn lấy trộm tiền.

C. Gặp thầy cô giáo không chào.

D. Đánh bạn gây thương tích nhẹ.

Đáp án: C

Câu 27: Hành vi nào sau đây vừa vi phạm pháp luật mà vừa trái với đạo đức?

A. Đánh bạn gây thương tích nhẹ.

B. Gặp thầy cô giáo không chào.

C. Ăn cơm không mời người lớn.

D. Rủ bạn lấy trộm tiền với số lượng lớn.

Đáp án: D

Câu 28: Cần phải giữ gìn đạo đức vì

A. Đạo đức quyết định giá trị làm người.

B. Đạo đức tạo nên nền tảng của nhân cách.

C. Đạo đức giúp con người tránh được thảm cảnh tù tội.

D. Đạo đức giúp con người sống hoà nhập và trưởng thành.

Đáp án: B

Câu 29: Theo em, thành ngữ : “Tiên học lễ, hậu học văn” được vận dụng phù hợp với xã hội nào?

A. Phù hợp với mọi xã hội, mọi thời đại.

B. Chỉ phù hợp với xã hội phong kiến.

C. Chỉ phù hợp với xã hội XHCN.

D. Chỉ phù hợp với những xã hội phương Đông.

Đáp án: A

Câu 30: Xác định tác giả của câu danh ngôn?

“Có tài mà không có đức là người vô dụng.

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

A. Khổng tử.

B. Nguyễn Trãi.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Câu 31: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?

A. Sống chỉ biết bản thân mình.

B. Tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc.

C. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

D. Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.

Đáp án: A

Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Vợ chồng không chung thủy.

B. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

C. Anh, chị em yêu thương tôn trọng nhau.

D. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đáp án: A

Câu 33: Nội dung nào dưới đây phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Con cái ngược đãi, xúc phạm cha mẹ.

B. Cha mẹ phân biệt đối xử giữa các con.

C. Vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau.

D. Con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo cha mẹ.

Đáp án: D

Câu 34: Hành động nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Chen lấn khi xếp hàng.

B. Bạn A giúp cụ già qua đường.

C. Không giúp đỡ bạn lúc gặp khó khăn.

D. Không quan tâm khi thấy người khác bị nạn.

Đáp án: D

Câu 35: câu nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Qua cầu rút ván.

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Công cha như núi Thái Sơn.

D. Thương người như thể thương thân.

Đáp án: A

Câu 36: Câu nói: “Tiên học lễ hậu học văn” đề cập đến vai trò của đạo đức đối với

A. gia đình.

B. xã hội.

C. cá nhân.

D. tập thể.

Đáp án: C

Câu 37: Câu nói: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ” là của

A. Hồ Chí Minh.

B. Nguyễn Trãi.

C. Khổng Tử.

D. Nguyễn Du.

Đáp án: A

Câu 38: câu nào dưới đây không có ý nói về đạo đức?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Phép vua thua lệ làng.

C. Nhường cơm sẻ áo.

D. Lá lành đùm lá trách.

Đáp án: B

Câu 39: Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó

A. hội nhập nhanh chóng.

B. phát triển thuận lợi.

C. nhanh chóng phát triển.

D. phát triển bền vững.

Đáp án: D

Câu 40: Khi thấy một số bạn trong lớp xích mích với nhau. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm.

B. B Nói xấu những bạn đó với cả lớp.

C. Động tình với xích mích của bạn.

D. Lờ đi vì không liên quan đến mình.

Đáp án: A

Câu 41: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A. phát huy tinh thần quốc tế.

B. giữ gìn được bản sắc riêng.

C. giữ gìn được phong cách riêng.

D. phát huy tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Đáp án: D

Câu 42: Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân vì A không cho mình xem bài nên B tìm mọi cách tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook. Việc làm này là hành vi trái với

A. Sở thích cá nhân.

B. giá trị nhân văn.

B. giá trị đạo đức.

D. lối sống cá nhân.

Đáp án: C

Câu 43: Do bố mẹ đã già không còn sức lao động để giúp đỡ gia đình. Vợ chồng anh B đã ngược đãi bố, mẹ vì không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của vợ chồng anh B không phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong

A. gia đình.

B. tập thể.

C. cơ quan.

D. trường học.

Đáp án: A

Câu 44: Trên cùng chuyến xe buýt đông người có một cụ già không có chỗ ngồi. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức?

A. Ngồi nhìn cụ già đó.

B. Mặc kệ, không quan tâm.

B. Nhường chỗ của mình cho cụ già.

D. Làm ngơ coi như không nhìn thấy.

Đáp án: C

Câu 45: Bạn V thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Không phải việc của mình nên lờ đi.

B. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh V.

C. Rủ các bạn khác nói xấu lại V trên Facebook.

D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.

Đáp án: A

Câu 46: Trên đường đi học bạn K thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Theo em, bạn K cần hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Giả vờ mình không biết gì.

B. Dừng lại giúp đỡ dù muộn học.

C. Cứ đi học vì mình không liên quan.

D. Đứng chụp ảnh đăng lên Facebook.

Đáp án: C

Câu 47: Trường THPT A tổ chức cho học sinh và giáo viên đủ điều kiện đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động

A. môi trường.

B. văn hoá.

C. giáo dục.

D. xã hội.

Đáp án: D

Câu 48: Mặc dù đã có vợ và hai đứa con gái, nhưng Anh C có quan hệ ngoài hôn nhân với chị D. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về

A. cơ quan.

B. tập thể.

C. gia đình.

D. trường học

Đáp án: C

Câu 49: Bạn K thường xuyên thấy bố mẹ bạn N ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là K, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Lờ đi vì không phải việc của mình.

B. Nói xấu bố mẹ N với mọi người.

C. Cùng với N khuyên nhủ bố mẹ N.

D. Quay clip và tung lên mạng xã hội.

Đáp án: C

Câu 50: Trong các giờ kiểm tra C thường xuyên thấy D có hành vi quay cóp sử dụng tài liệu trong lúc làm bài. Nếu là C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Nói xấu D.

B. Mặc kệ vì mình không liên quan.

C. Nói chuyện của B cho các bạn khác.

D. Khuyên nhủ và giúp đỡ D trong học tập.

Đáp án: D

Câu 51: Trong giờ tự quản lớp 10B1, bạn A và B đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Cổ vũ hai bạn đánh nhau.

B. Quay phim tung tin lên Facebook.

C. Vào can hai bạn để tránh cho hai bạn bị thương.

D. Làm ngơ vì đó là chuyện bình thường của học sinh.

Đáp án: C

Câu 52: Là học sinh, nhưng bạn M không bao giờ tham gia các hoạt động của trường, lớp. Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M như thế nào?

A. Nói xấu M với các bạn lớp khác.

B. Lờ đi vì không liên quan đến mình.

C. Rủ nhiều người đến bắt M phải tham gia.

D. Động viên, tuyên truyền M tham gia các hoạt động của trường, lớp.

Đáp án: D

Câu 53: Anh B và C đi xe máy cùng hướng đang lưu thông trên đường, bỗng dựng xe anh B từ phía sau đâm vào xe anh C bị ngã xuống đường. Trong trường hợp này, anh B cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Bỏ chạy coi như không biết.

B. Cãi nhau với người bị ngã.

C. Quay clip tung lên mạng xã hội.

D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ.

Đáp án: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 985

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống