Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Môi trường.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Cải tạo môi trường.
Đáp án: B
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Bùng nổ dân số.
C. Những dịch bệnh hiểm nghèo.
D. An ninh lương thực.
Đáp án: D
Câu 3: Trong quá trình hoạt động của mình, con người đang ngày càng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của
A. tự nhiên.
B. xã hội.
C. kinh tế.
D. đất nước.
Đáp án: A
Câu 4: Hội nghị Thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở Ri-ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin) diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1992.
B. Tháng 6/1992.
C. Tháng 5/1995.
D. Tháng 6/1996.
Đáp án: B
Câu 5: Nước ta ban hành Luật Bảo vệ môi trường mới nhất vào năm nào?
A. 1992.
B. 2005.
C. 2008.
D. 2014.
Đáp án: D
Câu 6: Ngày môi trường thế giới là ngày nào?
A. 26/12.
B. 05/06.
C. 01/12.
D. 26/06.
Đáp án: B
Câu 7: Sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn được gọi là
A. sự bùng nổ dân số.
B. gia tăng dân số.
C. bùng phát dân số.
D. tăng trưởng dân số.
Đáp án: A
Câu 8: Hiện nay trên thế giới, dân số tập trung đông nhất ở khu vực nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Châu Á.
D. Châu Mỹ.
Đáp án: C
Câu 9: Ngày dân số thế giới là ngày nào?
A. 11/7.
B. 13/10.
C. 05/06.
D. 01/12.
Đáp án: A
Câu 10: Các dịch bệnh hiểm nghèo có tác động tiêu cực như thế nào đến xã hội?
A. Uy hiếp đến sự sống của nhân loại.
B. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của động, thực vật.
C. Gây khó khăn cho hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển văn hóa, giáo dục.
Đáp án: A
Câu 11: Ngăn chặn, đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo là nhiệm vụ của ai?
A. Các nước phát triển.
B. Cộng đồng quốc tế.
C. Các quốc gia đang phát triển.
D. Các quốc gia kém phát triển.
Đáp án: B
Câu 12: Ngày thế giới phòng, chống AIDS là ngày nào sau đây?
A. 01/09.
B. 01/10.
C. 01/11.
D. 01/12.
Đáp án: D
Câu 13: AIDS là chữ viết tắt của
A. căn bệnh suy giảm miễn dịch.
B. tên của một loại virut.
C. giai đoạn cuối của người nhiễm HIV.
D. hội chứng suy giảm miễn dịch do virut HIV gây ra.
Đáp án: D
Câu 14: Yếu tố di truyền có thể dẫn đến bệnh nào sau đây?
A. Ung thư.
B. AIDS.
C. Lao.
D. Cúm.
Đáp án: A
Câu 15: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. xã hội.
B. Chính Phủ các nước.
C. Liên hợp quốc.
D. tất cả các quốc gia, dân tộc.
Đáp án: D
Câu 16: Giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại là trách nhiệm của ai?
A. Liên hợp quốc.
B. Chính phủ các nước.
C. Các nước giàu có nền công nghiệp phát triển.
D. Tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đáp án: D
Câu 17: Hành động nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?
A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải.
B. Chôn lấp thuốc trừ sâu không dùng hết.
C. Phân loại chất thải, tái chế chất thải hữu cơ.
D. Đánh bắt thủy hải sản bằng kích điện.
Đáp án: C
Câu 18: Quan điểm nào của Đảng ta góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại?
A. Chống tội phạm quốc tế.
B. Chống tham nhũng, lãng phí.
C. Ngăn chặn nạn buôn người.
D. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Đáp án: D
Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản gây nên sự hủy hoại thiên nhiên, môi trường?
A. Ý thức người dân.
B. Chặt phá rừng.
C. Xả rác bừa bãi.
D. Khai thác khoáng sản bừa bãi.
Đáp án: A
Câu 20: Bùng nổ dân số có tác động như thế nào đến mọi mặt của đời sống xã hội?
A. Tích cực.
B. Tiêu cực.
C. Thúc đẩy.
D. Phát triển.
Đáp án: B
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của bùng nổ dân số đến đời sống xã hội?
A. Gây ra nạn đói.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Thất nghiệp, thất học.
D. Hạn chế quan hệ đối ngoại.
Đáp án: D
Câu 22: Bùng nổ dân số trở thành vấn đề cấp thiết của nhân loại vì nó
A. gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống.
B. tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
D. hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội.
Đáp án: A
Câu 23: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình?
A. Pháp lệnh dân số.
B. Chính sách dân số.
C. Chủ trương dân số.
D. Nội quy của Ủy ban dân số.
Đáp án: A
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng đói nghèo, lạc hậu ở một số quốc gia?
A. Dân số đông.
B. Khí hậu khắc nghiệt.
C. Khoa học kĩ thuật lạc hậu.
D. Phong tục cổ hủ.
Đáp án: A
Câu 25: Anh T thường xuyên đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ và kích điện. Hành vi của anh T đã vi phạm
A. kế hoạch Bảo vệ môi trường.
B. nguyên tắc trong Luật Bảo vệ môi trường.
C. những hoạt động Bảo vệ môi trường.
D. hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Bảo vệ môi trường.
Đáp án: D
Câu 26: Trong chương trình tình nguyện Mùa hè xanh, các bạn sinh viên đã đến các miền quê để phát quang bụi rậm, diệt cung quăng, bọ gậy. Việc làm trên nhằm góp phần phòng bệnh nào sau đây?
A. Cúm.
B. Sốt xuất huyết.
C. Viêm gan.
D. Tim mạch.
Đáp án: B
Câu 27: Cơ sở thu mua bình ắc quy cũ của gia đình ông H thường xuyên đổ axit ra cống rãnh làm ô nhiễm nguồn nước của thôn. Nếu là hàng xóm của ông H em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Làm ngơ coi như không biết gì.
B. Viết bài gửi đăng báo về hành vi của ông H.
C. Đổ chất thải sang khu đất nhà ông H để trả thù.
D. Báo với chính quyền địa phương về hành vi của ông H.
Đáp án: D
Câu 28: Sau khi lớp 10A tổ chức liên hoan mừng sinh nhật bạn H, các bạn trong lớp chuẩn bị ra về hết mà không ở lại dọn dẹp. Nếu là một thành viên của lớp em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Bỏ về cùng các bạn.
B. Ở lại nhặt hết giấy rác rồi về.
C. Nhắc nhở các bạn ở lại cùng dọn dẹp rồi về.
D. Goi điện cho cô giáo chủ nhiệm thông báo tình hình.
Đáp án: C
Câu 29: Chị H có con nhỏ 5 tháng tuổi đã đến ngày tiêm chủng vacxin 5 trong 1. Vì sợ con tiêm xong bị sốt và quấy khóc nên chị H có ý định không cho con đi tiêm phòng. Nếu là người nhà của chị H em sẽ khuyên chị như thế nào?
A. Không nên đưa cháu đi tiêm vì hại sức khỏe.
B. Không nên đưa cháu đi tiêm vì không có tác dụng phòng bệnh.
C. Nên đưa cháu đi tiêm để phòng bệnh vì sốt là biểu hiện thông thường của việc đáp ứng thuốc.
D. Nên đưa cháu đi tiêm vì hàng xóm cũng làm như vậy.
Đáp án: C
Câu 30: Chị Lan đã có 2 con nhưng vẫn muốn sinh thêm dù điều kiện kinh tế còn khó khăn. Nếu là em của chị Lan em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp vì đây là chuyện riêng của chị.
B. Khuyên chị nên dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt.
C. Ủng hộ chị vì nhiều con càng đông vui.
D. Khuyên chị nên hỏi ý kiến gia đình chồng.
Đáp án: B
Câu 31: Ngày dân số Việt Nam là ngày nào dưới đây?
A. 26/11.
B. 25/11.
C.25/12.
D.26/12
Đáp án: D
Câu 32: Ngày dân số thế giới là ngày nào dưới đây?
A. 11/6.
B.11/7.
C.12.6
D.12.7
Đáp án: B
Câu 33: Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS là ngày nào dưới đây?
A. 11/6.
B.19/12.
C.11/7.
D.01/12.
Đáp án: D
Câu 34: Bệnh AIDS được phát hiện vào thời gian nào của thế kỉ XIX?
A. Những năm 60.
B. Những năm 90.
C. Những năm 80.
D. Những năm 70
Đáp án: C
Câu 35: Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa lương tâm, trách nhiệm đạo đức của
A. tất cả mọi người.
B. học sinh, sinh viên.
C. mọi quốc gia.
D. nhà nước
Đáp án: A
Câu 36: Theo Luật Hôn nhân gia đình và chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình ở nước ta là
A. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 con .
B. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 2 con trở lên.
C. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 3 con.
D. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con.
Đáp án: D
Câu 37: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?.
A. Mua bán động vật qua
B. Thả động vật hoang dã vào rừng.
C. Dùng chất nổ, điện để đánh bắt thủy ,hải sản.
D. Dùng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép.
Đáp án: B
Câu 38: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Vứt vỏ chai thuốc thực vật xuống ao
B. Sử dụng nước ô nhiễm là tốt cho sức khỏe.
C. Gây ô nhiễm nguồn nước là bảo vệ môi trường.
D. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
Đáp án: D
Câu 39: Yếu tố nào dưới đây không đe dọa tự do, hạnh phúc của con người?
A. Đói nghèo.
B. Hòa bình.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Nguy cơ khủng bố.
Đáp án: B
Câu 40: Để bảo vệ môi trường những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Phục hồi môi trường.
B. Bảo tồn tài nguyện thiên nhiên.
C. Chôn lấp chất độc chất phóng xạ
D. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
Đáp án: C
Câu 41: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. mọi công dân Việt Nam.
B. thanh niên Việt Nam. .
C. người đủ 18 tuổi trở lên.
D. Các dân tộc,các quốc gia trên thế giới.
Đáp án: D
Câu 42: Là thanh niên, học sinh em cần có thái độ phê phán hành vi nào dưới đây? .
A. Xả rác bừa bãi.
B. Trồng cây xanh.
C. Không vứt rác bừa bãi. ..
D. Giữ vệ sinh nơi công cộng.
Đáp án: A
Câu 43: Gia đình anh A và chị B đã sinh hai đứa con gái. Để nối dõi tông đường, nên vợ chồng anh A sinh thêm đứa con trai. Vậy anh A đã vi phạm chính sách nào dưới đây?
A. Chính sách giải quyết việc làm.
B. Chính sách xoá đói giảm nghèo.
C. Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
D. Chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đáp án: A
Câu 44: Nhà máy X không xử lý rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách
A. bảo tồn thiên nhiên.
B. khoa học và công nghệ.
C. bảo vệ và phát triển tài nguyên.
D. tài nguyên và bảo vệ môi trường
Đáp án: D
Câu 45: Do bất cẩn nên trong lúc cùng bố mẹ đốt nương làm rẫy, bạn F đã để lửa cháy lan thiêu rụi 2ha rừng dù đã cố gắng dập lửa. Vậy theo em vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Bạn F
B. Bố bạn F
C. Mẹ bạn F.
D. Bố mẹ F và F.
Đáp án: D
Câu 46: Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. Bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Bạn B, H.
B. Bạn B, G.
C. Bạn B, G, H.
D. Bạn B, G, T và H.
Đáp án: B
Câu 47: Sau mỗi buổi học, bạn A lại vào rừng khai thác trái phép gỗ để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho A bán số gỗ khai thác trái phép cho B với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai đã vị phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Mình A.
B. Bạn A và H.
C. Bạn A, H và B.
D. Bạn B và H.
Đáp án: C
Câu 48: Ở gia đình nơi K sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống hồ, ao hoặc vứt ra đường. Nếu là K, em sẽ chọn cách cư xử như thế nào?
A. Ủng hộ việc làm đó.
B. Khuyên ngăn kịp thời.
C. Mắng cho họ một trận.
D. Lờ đi coi như mình không biết.
Đáp án: B
Câu 49: Sau buổi dã ngoại tại khu rừng N, nhóm bạn gồm A, B, C, D trước khi ra về không dập tắt lửa đã đốt dẫn đến cháy rừng, gây thiệt hại 3ha Cũng có mặt tại buổi dã ngoại đó, nhưng T bị ốm nặng nên R đã đưa T về trước. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Bạn A, B và C.
B. Bạn A, B, C và D.
C. Bạn A, B, C, D và T.
D. Bạn A, B, C, D và R
Đáp án: B
Câu 50: Sau buổi lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trường, L và K không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. Nếu là bạn của L và K, em sẽ lựa chọn cách xử lí nào dưới đây?
A.Lờ đi coi như không biết.
B. Mắng cho hai bạn một trận.
C. Nói xấu hai bạn trên facebook.
D. Nói với hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định.
Đáp án: D
Câu 51: T coi việc đến trường như cuộc dạo chơi, thường xuyên vắng học tham gia các tệ nạn xã hội, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình T biết được thì đã muộn. Hành vi của T không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Phòng, tránh bệnh tật cho bản thân.
B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.
C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
D. Phòng,chống bệnh cho gia đình.
Đáp án: B