Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1: Hệ thống bình chứa của cơ sở sản xuất nước mắm gia truyền Phương Nam, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến
D. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Đáp án: B
Câu 2: Để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở… con người phải
A. nghiên cứu khoa học.
B. bảo vệ tài nguyên.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. mở các công ty.
Đáp án: C
Câu 3: Bà An làm đất trồng rau để bán ra thị trường. Quá trình đó được gọi là
A. sản xuất kinh tế
B. thỏa mãn nhu cầu.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. quá trình sản xuất.
Đáp án: C
Câu 4: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của công nhân được vận dụng vào trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử của công ty Sam sung được gọi là
A. sức lao động.
B. lao động.
C. sản xuất
D. hoạt động.
Đáp án: A
Câu 5: Nước biển được những người nông dân bơm lên ruộng, phơi nắng tạo thành muối ăn. Như vậy nước biển được gọi là yếu tố nào sau đây?
A. Tư liệu lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Tài nguyên thiên nhiên
Đáp án: C
Câu 6: Đối tượng lao động của người thợ may là
A. máy khâu.
B. kim chỉ.
C. vải.
D. áo, quần.
Đáp án: C
Câu 7: Công cụ lao động của người thợ may là
A. máy khâu.
B. Nhà xưởng.
C. vải.
D. áo, quần.
Đáp án: A
Câu 8: Đối tượng lao động của người thợ mộc là
A. Gỗ.
B. Máy cưa.
C. Đục, bào.
D. Bàn ghế.
Đáp án: A
Câu 9: Công cụ lao động của người thợ mộc là
A. gỗ.
B. sơn.
C. đục, bào.
D. bàn ghế.
Đáp án: C
Câu 10: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển liên tục và vững chắc. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Đáp án: D
Câu 11: Lao động xếp hàng hóa của người công nhân được hiểu là
A. sự tiêu dùng sức lao động trong đời sống.
B. sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
C. sự tiêu dùng sức lao động trong công nghiệp.
D. sự tiêu dùng sức lao động trong nôngnghiệp.
Đáp án: B
Câu 12: Tại công ty mi-co-em, người ta dùng bột mì để sản xuất mì tôm. Bột mì được gọi là
A. vật liệu.
B. nhiên liệu.
C. dược liệu.
D. nguyên liệu.
Đáp án: D
Câu 13: Xã hội muốn có nhiều của cải vật chất thì phải thường xuyên chăm lo phát triển nguồn lực nào?
A. Khoa học – kỹ thuật.
B. Trình độ dân trí.
C. Con người.
D. Hệ thống máy tự động.
Đáp án: C
Câu 14: Sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội được hiểu là gì?
A. Kinh tế vĩ mô.
B. Kinh tế vi mô.
C. Phát triển kinh tế.
D. Cơ cấu kinh tế hợp lí.
Đáp án: C
Câu 15: Giả sử thu nhập của gia đình em hiện nay là từ làm các sản phẩm thủ công mây tre đan. Em sẽ
A. tranh thủ phụ giúp bố mẹ để tăng thu nhập cho gia đình.
B. không giúp bố mẹ vì nhiệm vụ chính của em là học tập.
C. không giúp bố mẹ vì đây là những sản phẩm lỗi thời.
D. khuyên bố mẹ chuyển sang làm mặt hàng khác hiện đại hơn.
Đáp án: A
Câu 16 : Bà A chặt tre, vót nan đan thúng để bán cho những người nông dân khi mùa gặt đang đến gần. Quá trình đó được gọi là
A. sản xuất kinh tế
B. thỏa mãn nhu cầu.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. quá trình sản xuất.
Đáp án: C
Câu 17: Trong câu “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào…”, Các Mác muốn nói tới vai trò của
A. tư liệu lao động.
B. đối tượng lao động.
C. người lao động.
D. sản phẩm lao động.
Đáp án: A
Câu 18: Vải thiều đã được xấy khô để ngâm rượu, làm mứt, nấu chè…được gọi là
A. nguyên, vật liệu
B. nguyên liệu.
C. vật liệu.
D. Tư liệu
Đáp án: D
Câu 19: Cày cuốc…mà người nông dân sử dụng được gọi là yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất ?
A. Tư liệu lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: A