(mới)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 1: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. Tư liệu sản xuất.

B. Cơ cấu kinh tế.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính

A. Tất yếu chủ quan.

B. Tất yếu khách quan.

C. Bắt buộc.

D. Ngẫu nhiên.

Đáp án:

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và

A. Có quan hệ với nhau.

B. Tách biệt không liên quan tới nhau.

C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.

D. Gây khó khăn cho nhau.

Đáp án:

Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta vừa tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, vừa xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?

A. Nguồn vốn đầu tư.

B. Quy mô sản xuất.

C. Sở hữu tư liệu sản xuất.

D. Trình độ sản xuất.

Đáp án:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?

A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.

B. Do nước ta có đông dân số.

C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.

Đáp án:

Nước ta đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tạo thành các thành phần kinh tế khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án:

Ở nước ta tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư nhân.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án:

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, lĩnh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước; quỹ dự trữ quốc gia; quỹ bảo hiểm nhà nước; các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tập thể bao gồm: nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà hợp tác xã là nòng cốt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

A. Tự nguyện, dân chủ.

B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.

C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tập thể xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của

A. Nền kinh tế quốc dân.

B. Quá trình xây dựng đất nước.

C. Sự phát triển xã hội.

D. Nền kinh tế hội nhập.

Đáp án:

Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Thành phần kinh tế nào có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế tư bản nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tư bản nhà nước có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Để đưa đất nước từ phương thức sản xuất nhỏ lạc hậu lên phương thức sản xuất chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa thì kinh tế tư bản Nhà nước giữ vai trò

A. Chủ chốt.

B. Quan trọng.

C. Cầu nối.

D. Liên hệ.

Đáp án:

Kinh tế tư bản Nhà nước giữ vai trò là cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên CNXH, bỏ qua TBCN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Thành phần kinh tế nào có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế tư bản nhà nước.

Đáp án:

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phát triển theo hướng

A. Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với thu hút công nghệ hiện đại.

B. Sản xuất kinh doanh để xuất khẩu.

C. Tạo thêm việc làm.

D. Mở rộng hợp tác xã.

Đáp án:

Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo hướng sản xuất, kinh doanh để xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tậng – xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự tồn tại các thành phần kinh tế?

A. Giải phóng lực lượng sản xuất.

B. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

C. Triệt tiêu các thành phần kinh tế nhỏ.

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đáp án:

Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?

A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.

B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.

C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm.

D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp.

Đáp án:

Cơ chế tập trung bao cấp không kích thích lực lượng sản xuất phát triển, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước, không còn thích hợp trong thời kì hiện nay, không nên ủng hộ.

Đáp án cần chọn là: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1172

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống