Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 25 (có đáp án): Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) (phần 1)
Câu 1. Tên nước Việt Nam có từ bao giờ?
A. Năm 1802 B. Năm 1804
C. Năm 1815 D. Năm 1820
Đáp án: B
Câu 2. Vua Gia Long đã chia đất nước thành
A. Hai miền: miền Bắc và miền Nam
B. Ba miền: miền Bắc, mâu thuẫn và miền Nam
C. Ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh
D. Ba trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
Đáp án: C
Câu 3. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh
A. Gia Long B. Minh Mạng
C. Thiệu Trị D. Tự Đức
Đáp án: B
Câu 4. Dưới triều Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại được tiến hành theo phương thức nào
A. Từ những người thân cận, trung thành
B. Dựa vào giáo dục, khoa cử
C. Lúc đầu, từ những người thân cận về sau chủ yếu dựa vào giáo dục khoa cử
D. Từ những người thân cận và thông qua khoa cử, kể cả dùng tiền mua
Đáp án: C
Câu 5. Tên gọi khác của bộ “Hoàng triều luật lệ” là
A. Hình thư
B. Hoàng Việt luật lệ
C. Hình luật
D. Luật Hồng Đức
Đáp án: B
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn?
A. Phục tùng nhà Thanh
B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục
C. Chủ trương thiết lập quan hệ giao ban với Mĩ
D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước tư bản châu Âu
Đáp án: C
Câu 7. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện rộng rãi là
A. Do nhân dân không ủng hộ
B. Do việc chia ruộng đất không công bằng
C. Do ruộng đất công còn quá ít
D. Do sự chống đối của quan lại địa phương
Đáp án: C
Câu 8. Nét nổi bật về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn là
A. Một số nghề thủ công như làm gốm, sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ tiếp tục phát triển
B. Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức quy mô lớn với nhiều ngành nghề
C. Các làng, phường thủ công trong nhân dân vẫn được duy trì nhưng không phát triển
D. Do chính sách của nhà nước và nhu cầu thị trường nên các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được
Đáp án: C
Câu 9. Đến thế kỉ XIX, ở nước ta đã xuất hiện nghề thủ công mới nào?
A. Làm tranh sơn mài
B. In tranh dân gian
C. Làm đường trắng
D. Khai mỏ
Đáp án: B
Câu 10. Về tổng thể chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế là
A. Trọng nông, ức thương
B. Trọng thương, ức nông
C. Hạn chế phát triển các ngành nghề mới
D. Coi trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp
Đáp án: A