Chương 5: Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 27 (có đáp án): Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 1)

Câu 1. Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là

A. Văn Lang      B. Âu Lạc

C. Champa      D. Phù Nam

Đáp án: A

Câu 2. Người Việt cổ thời kì Văn Lang – Âu Lạc phát triển nền kinh tế

A. Săn bắn, hái lượm

B. Trồng trọt và chăn nuôi

C. Nông nghiệp trồng lúa nước

D. Nông nghiệp đa dạng

Đáp án: C

Câu 3. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là

A. Văn minh sông Hồng

B. Văn minh sông Hồng, sông Cả, sông Mã

C. Văn minh phương Đông

D. Văn minh đồ đồng

Đáp án: A

Câu 4. Thành tựu nào không phải của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

A. Trống Đồng

B. Nông nghiệp trồng lúa nước

C. Thành Cổ Loa

D. Chữ Nôm

Đáp án: D

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?

A. Là nền văn minh thứ hai của người Việt

B. Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú

C. Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nên văn minh Đại Việt

D. Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc, tiến lên đấu tranh giành độc lập, tự chủ

Đáp án: A

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống phong kiến phương Bắc là

A. Khởi nghĩa Bà Triệu

B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

D. Khởi nghĩa Lý Bí

Đáp án: C

Câu 7. Với cuộc khởi nghĩa nào nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Đáp án: D

Câu 8. Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập tự chủ của nước ta là

A. Năm 905      B. Năm 907

C. Năm 938      D. Năm 968

Đáp án: C

Câu 9. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XIII

B. Thế kỉ XV

C. Thế kỉ XVI

D. Thế kỉ XVIII

Đáp án: B

Câu 10. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?

A. Nhà Đinh      B. Nhà Lý

C. Nhà Trần      D. Nhà Lê sơ

Đáp án: D

Câu 11. Bộ luật thành văn mang tính dân tộc sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ

D. Quốc triều hình luật

Đáp án: D

Câu 12. Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì

A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân

B. Duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước

C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã

D. Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu

Đáp án: B

Câu 13. Ý nào không đúng khi nói về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?

A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp

B. Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúng tiền, rèn vũ khí,…

C. Thời Lê, Thăng Long có 36 phố phường

D. Thời Lê, nhà nước khuyến khích ngoại thương phát triển

Đáp án: D

Câu 14. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A. Nhà Trần

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ

D. Nhà Nguyễn

Đáp án: C

Câu 15. Nền giai đoạn Nho giáo ở nước ta phát triển nhất dưới triều vua

A. Lý Thánh Tông

B. Trần Thánh Tông

C. Lê Thánh Tông

D. Mạc Đăng Doanh

Đáp án: C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống