Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 39 (có đáp án): Quốc tế thứ hai

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân các nước tư bản có biến đổi ra sao?

A. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng

B. Phong trào công nhân phát triển mạnh

C. Đội ngũ công nhân đã có ý thức giai cấp rõ ràng

D. Công nhân các nước đã thành lập được chính đảng của mình

Đáp án: A

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, đời sống công nhân ngày càng khó khăn là do

A. Khủng hoảng kinh tế

B. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ

C. Chính sách chạy đua vũ trang, hiếu chiến của chính phủ các nước tư bản

D. Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc tăng cường bóc lột công nhân, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa và giành giật thị trường

Đáp án: D

Câu 3. Đỉnh cao của phong trào công nhân Mĩ là cuộc đấu tranh của công nhân

A. Bôxtơn

B. Sicagô

C. Philađenphia

D. Niu Ooc

Đáp án: B

Câu 4. Cuộc tổng bãi công của 40 vạn công nhân nước nào đã buộc giới chủ phải nhượng bộ và thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ?

A. Mĩ      B. Anh

C. Pháp      D. Đức

Đáp án: A

Câu 5. Cuộc tổng bãi công của công nhân Sicagô (Mĩ) diễn ra vào ngày

A. 1 – 5 – 1886

B. 1 – 5 – 1889

C. 1 – 5 – 1887

D. 1 – 5 – 1888

Đáp án: A

Câu 6. Ngày 1 – 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế lãnh đạo để

A. Biểu dương sức mạnh của phong trào công nhân

B. Đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân thế giới

C. Đoàn kết công nhân thế giới

D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Đáp án: B

Câu 7. Cuối thế kỉ XIX, do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản đã dẫn đến sự thành lập

A. Các đảng, nhóm có khuynh hướng tiến bộ của giai cấp công nhân

B. Các chính đảng của giai cấp công nhân

C. Các Đảng Cộng sản

D. Các nhóm có khuynh hướng mácxít

Đáp án: A

Câu 8. Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cấu thành lập

A. Quốc tế Cộng sản

B. Tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân

C. Cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế

D. Tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế

Đáp án: B

Câu 9. Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1889 đến năm 1914

B. Từ năm 1889 đến năm 1895

C. Từ năm 1889 đến năm 1918

D. Từ năm 1889 đến năm 1919

Đáp án: A

Câu 10. Hãy kết nối nội dung hai cột sao cho phù hợp về Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai

1. Quốc tế thứ nhất

2. Quốc tế thứ hai

a) Ph.Ăngghen là linh hồn của tổ chức này

b) C.Mác là linh hồn của tổ chức này

c) Được thành lập ở Luân Đôn

d) Được thành lập ở Pari

e) Thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước

f) Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân

A. 1- b, c, e; 2 – a, d, f

B. 1 – b, c, f; 2 – a, d, e

C. 1 – a, c, e; 2 – b, d, g

D. 1 – a, c, f; 2 – b, d, e

Đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 994

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống