Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 5. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Câu 1: Dưới triều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?
A. Giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh
B. Nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.
C. Phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
D. Phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức
Đáp án : Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (giai cấp địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Tần
B. Hán
C. Sở
D. Triệu
Đáp án : Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc dựa vào tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm
A. Thừa tướng và Thái úy
B. Tể tướng và Thái úy
C. Tể tưởng và Thừa tướng
D. Thái úy và Thái thú
Đáp án : Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành
A. Phủ, huyện
B. Quận, huyện
C. Tỉnh, huyện
D. Tỉnh đạo
Đáp án : Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở Huyện).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là
A. nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh.
C. nông dân làm thuê.
D. nông nô.
Đáp án : Nông dân lĩnh canh là những người bị mất ruộng đất, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ
A. Quan lại.
B. Quan lại và một số nông dân giàu có.
C. Quý tộc và tăng lữ.
D. Quan lại, quý tộc và tăng lữ.
Đáp án : Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ quan lại và một số nông dân giàu có.
– Quan lại là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
– Nông dân cũng bị phân hóa thành các bộ phận: một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ); một số khác giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh; một bộ phận còn lại nghèo, mất hoặc không có ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – trở thành nông dân lĩnh canh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Người nông dân dưới thời Đường nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ
A. nộp tô cho nhà nước
B. thực hiện chế độ tô, dung, điệu
C. đi lao dịch cho nhà nước
D. nộp thuế cho nhà nước
Đáp án : Dưới thời Đường, khi nhận được ruộng đất của nhà nước theo chế độ quân điền thì nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là
A. Chế độ quân điền
B. Chế độ tỉnh điển
C. Chế độ tô, dung, điệu
D. Chế độ lộc điền
Đáp án : Sau khi nhà Đường được thành lập (618), cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất dưới triều đại nào?
A. Kim
B. Mông Cổ
C. Đường
D. Thanh
Đáp án : Đến thời nhà Đường, các hoàng đế đứng đầu đất nước tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?
A. Hán
B. Đường
C. Minh
D. Thanh
Đáp án : Phât giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nhà Đường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?
A. Trần Thắng – Ngô Quang
B. Chu Nguyên Chương
C. Lý Tự Thành
D. Triệu Khuông Dẫn
Đáp án : Do đời sống của nhân dân khổ cực do sự khủng hoảng cuối triều Minh => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Ai là người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?
A. Trần Thắng – Ngô Quảng
B. Triệu Khuông Dẫn
C. Chu Nguyên Chương
D. Hoàng Sào
Đáp án : Chu Nguyên Chương là người đã sáng lập ra nhà Minh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc thời kì phong kiến bao gồm
A. Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.
B. Cửu chương toán thuật, Tây du kí, Hồng lâu mộng.
C. Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Bản thảo cương mục.
D. Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, A quy chính truyện.
Đáp án : Các tác phẩm tiểu thuyết lớn của văn học Trung quốc thời kì phong kiến bao gồm: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thị Nại Am), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), …
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Loại hình văn học nổi bật và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật dưới thời Đường là
A. Thơ
B. Kinh kịch
C. Tiểu thuyết
D. Sử thi
Đáp án : Thơ Đường là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học Trung Quốc thời kì phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Một loại hình văn học – nghệ thuật mới rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là
A. Thơ
B. Kịch nói
C. Kinh kịch
D. Tiểu thuyết
Đáp án : Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung; Thủy Hử của Thị Nại Am; Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân; Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc bao gồm
A. Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng
B. Phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng
Đáp án : Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng nhất là: Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Việc tăng cường chính quyền phong kiến dưới thời Đường nhằm mục đích gì?
A. với tay đến tận các địa phương.
B. nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
C. tăng cường quyền lực của bộ máy nhà nước.
D. đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đáp án : Dưới thời Đường, bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường dựa theo hình thức nào?
A. dòng dõi và tiến cử.
B. dòng dõi.
C. khoa cử.
D. tiến cử.
Đáp án : Thời nhà Đường, các khoa thi được mở để tuyển chọn quan lại (không chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ) những người đỗ đạt ra làm quan.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó bằng chức gì?
A. Các quan thượng thư phụ trách các bộ
B. Tiết độ sứ
C. Quan văn, quan võ
D. Không thay thế chức nào
Đáp án : Năm 1380, nhà Minh bãi bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và hoàn chỉnh bộ máy quan lại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: “Con đường tơ lụa” ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Tần – Hán.
B. Đường.
C. Minh.
D. Thanh.
Đáp án : Vào thời Đường, các tuyến Đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Chức quan Tiết độ sứ được giao cho những công thần và thân tộc đi cai quản vùng biên cương của Trung Quốc dưới thời
A. Tần – Hán.
B. Đường
C. Thanh.
D. Minh
Đáp án : Các Hoàng đế thời Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo là
A. Mạnh Tử.
B. Khổng Tử.
C. Lão Tử.
D. Tuân Tử.
Đáp án : Khổng Tử là người khai sáng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo, đồng thời là triết gia lỗi lạc bậc nhất của Á Đông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?
A. Tài sản nói chung
B. Ruộng đất
C. Vàng bạc
D. Công cụ sở hữu
Đáp án : Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh thời Tần là yếu tố ruộng đất.
– Nông dân tự canh: có ruộng đất để cày cấy.
– Nông dân lĩnh canh: nhận ruộng đất từ địa chủ để cày cấy.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?
A. Nông dân phải nộp tô thuế, hoa lợi cho địa chủ.
B. Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành nhiều bộ phận.
C. Quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân công xã xuất hiện.
D. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh xuất hiện.
Đáp án : – Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà năng xuất lao động tăng lên. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ. => Giai cấp địa chủ xuất hiện.
– Nông dân bị phân hóa:
+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.
+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.
+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.
=> Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh xuất hiện, đánh dấu xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?
A. Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc
B. Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
C. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
D. Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công
Đáp án : Thời Đường, người dân đã áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống xác định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền và hàng chục người làm việc. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ sản xuất.
Đáp án D: Sự thành lập các phường hội và thương hội là biểu hiện của sự phát triển kinh tế ở các trong các thành thị trung đại Tây Âu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Ý nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thương nghiệp dưới thời Đường?
A. Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
B. Sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, xuất hiện trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu.
C. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất.
D. Thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công.
Đáp án : Dưới thời Đường, thương nghiệp phát triển thịnh đạt. Con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập và mở rộng.
Trung Quốc có mối quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc (“con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển) chở hàng quý như ngà voi, sừng tê, thủy tinh,… đến Trung Quốc bán rồi chở về nước họ vàng, bạc và các sản phẩm nổi tiếng như lụa, đồ sứ, giấy bút,…
Các đáp án A, B, D nói về lĩnh vực thủ công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Ý nào sau đây không phản ánh đúng chính sách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền của Minh Thái Tổ?
A. Chia đất nước thành các tỉnh
B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội
Đáp án : Các chính sách của Minh Thái Tổ nhằm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền là
– Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.
– Tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.
– Chia đất nước thành các tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình.
– Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội.
Thời Minh không có chính sách ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán có tác động như thế nào đến xã hội phong kiến Trung Quốc?
A. Xã hội phong kiến phát triển, đạt đến đỉnh cao.
B. Gia tăng mâu thuẫn giữa các dân tộc trong xã hội.
C. Xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
D. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
Đáp án : – Các chính sách đối nội thời Tần:
+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
+ Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.
– Các chính sách đối nội thời Hán:
+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.
+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân.
+ Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
=> Tác động: Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Nho giáo?
A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ – chồng.
B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình
Đáp án : Nho giáo là tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, đối với gia đình con cái phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nho giáo không đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ, hay nói cách khác là Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của Nho giáo
A. Nhân – Nghĩa – Lễ – Tín – Trí
B. Nhân – Nghĩa – Tín – Trí – Lễ
C. Nhân – Trí – Lễ – Nghĩa – Tín
D. Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín
Đáp án : Thuyết “ngũ thường” hay còn gọi là 5 đức tính hằng có của con người. Theo quan niệm của Nho giáo, 5 điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Nhà Thanh ở Trung Quốc được xem là
A. Triều đại ngoại tộc
B. Triều đại phong kiến dân tộc
C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
Đáp án : – Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).
– Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh.
=> Triều Thanh là triều đại ngoại tộc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Ý nào không phải biểu hiện sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh?
A. Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc.
B. Nông dân phải chịu nhiều loại tô thuế cao, lao dịch nặng nề.
C. Các công xưởng thủ công xuất hiện trong thủ công nghiệp.
D. Nông dân đứng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi.
Đáp án : Những biểu hiện về sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh:
– Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.
– Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.
– Những người nông dân và thợ thủ công ngày càng cực khổ phải chịu tô thuế cao, lao dịch nặng nề.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến suy yếu.
– Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc và một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?
A. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền
B. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông
C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn
D. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận
Đáp án : Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34: Nhà Đường sau khi thành lập đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ việc
A. củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
B. cử người thân tín cai quản các địa phương
C. cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương
D. xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại
Đáp án : Các biện pháp tăng cường bộ máy cai trị của chính quyền nhà Đường:
– Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
– Cử người thân tín cai quản các địa phương, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.
– Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
Nhà Đường có mở thêm các khoa thi để tuyển chọn quan lại nhưng không xóa bỏ chế độ tuyển chọn quan lại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần mang ý nghĩa gì quan trọng?
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
Đáp án : Trước thời Tần, cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra, đây là các cuộc thôn tính và xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang. Cho đến thế ki IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt lãnh thổ. Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là
A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
B. Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
Đáp án : – Quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc được thiết lập dưới thời Tần – Hán, đó là quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ vớinông dân lĩnh canh.
– Giai cấp địa chủ xuất hiện khi: một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.
– Nông dân bị phân hóa:
+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.
+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.
+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 37: Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đều xuất phát từ nguyên nhân nào?
A. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ
B. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực
C. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực
D. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực.
Đáp án : Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng giống như các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó ở cuối mỗi triều đại hầu hết đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân cực khổ => mâu thuẫn xã hội gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân. Xét từng triều đại phong kiến Trung Quốc có thể minh chứng cho điều này:
– Triều Tần: Do các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của => mâu thuẫn giai cấp gay gắt => Nông dân khắp nơi vùng dậy, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau => nhà Hán sụp đổ rồi Lý Uyên lập ra nhà Đường.
– Triều Đường: Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do to thuế nặng nề, sưu dịch liên miên, nạn đói thường xuyên diễn ra = > Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra. Đến sau đó, cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1368 lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).
– Triều Minh: cũng rơi và khủng hoảng như hai triều đại trước => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra, trong đó cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
– Triều Thanh: giữa lúc triều Thanh sụp đổ như vậy, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?
A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản
B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc
C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế
D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt
Đáp án : Kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát tiển được ở nước này do:
– Quan hệ sản xuất phong kiễn lối thời vẫn được duy trì ở Trung Quốc đó là quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân. Trải qua các triều đại phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, quan hệ sản xuất này vẫn tiếp tục được duy trì bền vừng và chưa có biểu hiện bị phá vỡ.
– Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền chuyên chế, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện các biện pháp có thể để củng cố quyền lực của nhà vua và dòng họ. Đặc biệt là dưới thời Đường dù kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng không đủ điều kiện để hình thành kinh tế tư bản chủ nghĩa khi quyền lợi có quý tộc và dòng họ vẫn được đặt lên trên hết, quý tộc và địa chủ được tạo điều kiện tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.
– Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt, nhà nước vẫn củng cố chế độ ruộng đất quân điền, buộc nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu.
Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản không phi là nguyên nhân giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39: Đâu không phải là biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh?
A. Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện.
B. Các ông chủ bỏ vốn cho nông dân trồng mía và thu lại bằng đường.
C. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán, thành thị mọc lên nhiều và phồn thịnh.
D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Đáp án : Dưới thời Minh, những mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc. Biểu hiện:
– Trong thủ công nghiệp:
+ Hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ. Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn như Cảnh Đức có tới 3000 lò gốm sứ.
+ Có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức: Có những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để lấy tiền công. => Đáp án A đúng.
– Trong nông nghiệp: có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua, mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường. => Đáp án B đúng.
– Trong thương nghiệp: Từ thế kỉ XVI, đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. Các thành thị ở thời Minh mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn. => Đáp án C đúng.
– Đáp án D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân – là biểu hiện của kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
A. Quan hệ vua – tôi được xác lập
B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập
C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập
D. Vua Tần xưng là Hoàng đế
Đáp án : Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.
– Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.
– Nông dân phân hóa thành:
+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.
+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.
=> Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41: Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ở Trung Quốc phản ánh điều gì?
A. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.
B. Sự biến đổi giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.
C. Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa địa chủ và nông dân tá điền.
D. Hình thành quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
Đáp án : – Giai cấp địa chủ: Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà tăng năng xuất lao động. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.
– Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo túng phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy hình thành nên giai cấp nông dân tá điền.
=> Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 42: Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?
A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc
B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử
C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử
D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng
Đáp án : – Các triều đại trước, hệ thống quan lại triều đình đều thuộc giới quý tộc, nếu có địa chủ thì sẽ thông qua hình thức tiến cử chứ chưa có khoa cử.
– Triều Đường có tuyển chọn thêm con em của địa chủ thông qua khoa cử, những người đỗ đạt có thể làm quan => không chỉ quý tộc mà địa chủ cũng có thể tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến Địa phương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43: Điểm khác trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì? Vì sao có sự khác nhau đó?
A. Nhà Nguyên thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc. Do nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc
B. Nhà Nguyên thực hiện khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương nghiệp. Do nhà Nguyên có những vị vua anh minh.
C. Nhà Nguyên thực hiện áp bức dân tộc đối với người Mãn. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.
D. Nhà Nguyên thực hiện miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.
Đáp án : – Sự khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống:
+ Chính sách của nhà Tống là xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của triều đại trước, khuyến khích phát triển nông ngiệp và thủ công nghiệp…
+ Chính sách của Nhà Nguyên: Chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc, trong đó: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền, người Hán thì bị cấm đoán đủ thứ.
– Giải thích sự khác nhau:
Do nhà Tống là của người Trung Quốc thành lập. Còn nhà Nguyên là triều đại bên ngoài được lập nên bởi chính sách xâm lược của người Mông Cổ. Nên họ thực hiện những chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc đối với nhân dân bản xứ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?
A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn
B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh
C. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền
D. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
Đáp án : Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc thời Minh là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
– Một số nghề đã có những xưởng thủ công lớn.
– Các nhà buôn xuất hiện và hoạt động tích cực.
– Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45: Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?
A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn.
B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài.
D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.
Đáp án : Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao:
– Kinh tế phát triển tương đối toàn diện:
+ Nhà nước thực hiện chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước.
+ Thủ công nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt, xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
+ Hai “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được hình thành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 46: Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường có điểm gì chung?
A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng
B. Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”
D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu
Đáp án : Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ – chính sách “Đại hán”.
– Nhà Tần, Hán: từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng (Cam Túc), thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.
– Nhà Đường: đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. => đế quốc phong kiến phát triển nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 47: Mỗi nội dung ở cột bên trái gắn với triều đại phong kiến Trung Quốc nào ở cột bên phải?
1. Chế độ phong kiến Trung Quốc 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao 3. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện Trung Quốc 4. Chế đồ phong kiến Trung Quốc suy vong |
a) Đường b) Tần, Hán c) Thanh d) Minh |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.
B. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.
C. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.
D. 1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d.
Đáp án :
Đáp án cần chọn là: A
Câu 48: Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa là
A. Tăng cường giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới.
B. Làm cho nghề dệt lụa của Trung Quốc phát triển mạnh hơn.
C. Thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển.
D. Tăng cường sự liên hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia kề cận.
Đáp án : Trung Quốc là quê hương của tơ lụa. Từ rất sớm, tơ tằm cùng các sản phẩm dệt nổi tiếng của Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài. Sự ưa chuộng ngày càng phổ biến cùng những chuyến hàng mang sản phẩm tơ lụa sang phương Tây đã dần hình thành nên tuyết đường giao thương quốc tế mà về sau nó được mang tên là con đường tơ lụa. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển và trên bộ của Trung Quốc dưới thời Đường có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới.
– Văn hóa: việc khai thông con đường tơ lụa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong vấn đề giao thông, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây. Trung Quốc là nước nuôi tằm ươm tơ sớm nhất thế giới và hàng dệt ra tơ lụa ra đời rất được sự ưa chuộng của người dân, nên ngay từ đầu thời Tây Hán trong xã hội Trung Hoa đã xuất hiện những thương nhân dũng cảm muốn mang tơ lụa đến bán cho các quốc gia láng giềng gần biên giới nhà Hán để kiếm lời. Có quá trình giao thương đi liên với đó sẽ có sự giao lưu về văn hóa.
– Giao lưu hàng hóa: tuy không đặt mục đích thương mại lên đầu, nhưng trên thực tế, sau khi hình thành tuyến đường biển phía Nam, hoạt động thương mại cũng ngày một phát triển, tuyến đường này vươn tới đâu là ở đó diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa và hàng tơ lụa Trung Quốc được chuyển tới đó. Đây là mặt hàng hấp dẫn nên trong hoạt động buôn bán giữa các nước cũng xảy ra một số tranh chấp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 49: Ai được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường?
A. Lý Bạch.
B. Đỗ Phủ.
C. Bạch Cư Dị.
D. Vương Bột.
Đáp án : Đỗ Phủ được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường. Với một đời phải sống trong cảnh nghèo nàn, lận đận, đã giúp ông thấu hiểu cuộc sống khổ cực của nhân dân. Do đó, phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị.
Ví dụ, trong bài thơ Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên, ông đã miêu tả tỉ mỉ với dụng ý tố cáo cảnh xa hoa phè phỡn của Đường Huyền Tông, Dương Quý Phi và cả tập đoàn quý tộc ở Li Sơn với những câu thơ:
“Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực,
Quan Vũ lâm chầu chực đông sao!
Vua tôi sung sướng xiết bao,
Kẻ ra bàn tắm người vào bàn ăn.”
Tiếp sau đó, ông nêu lên cảnh trái ngược trong xã hội:
“Cửa son rượu thịt ôi,
Ngoài đường xương chết buốt.”
Đáp án cần chọn là: B
Câu 50: Lịch Sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc?
A. Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển
B. Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc
C. Trở thành đối tượng xâm lược của một số các triều đại phong kiến ở Trung Quốc
D. Đất nước không phát triển được.
Đáp án : Lịch Sử Việt Nam suốt thời gian tồn tại đều chịu ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đó là chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 51: Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam?
A. Bành trướng, xâm lược.
B. Bế quan tỏa cảng.
C. Hòa hảo, mềm dẻo.
D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.
Đáp án : Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến đối với Việt Nam là bành trướng, xâm lược. Cụ thể:
– Thời Hán: Trung Quốc tiến hành xâm chiếm nước Nam Việt và đặt ách cai trị ở đây. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Việt là: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
– Thời Đường: củng cố chế độ thống trị ở An Nam, Khúc Thừa Dụ đứng dậy khởi nghĩa (905 – 907).
– Thời Tống: năm 981 và năm 1076, nhà Tống đem quân xâm chiếm Đại Việt. Nhưng đều thất bại với cuộc kháng chiến do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
– Nhà Nguyên: đem quân xâm lược Đại Việt và thất bại với cuộc kháng chiến chống Nguyên của nhà Trần (1285, 1287 – 1288).
– Nhà Minh: đặt ách cai trị Đại Việt sau thất bại của nhà Hồ (1400 – 1407). Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) đã khiến quân Minh phải đầu hàng rút về nước.
– Nhà Thanh: tiến hành xâm lược thất bại với cuộc kháng chiến của Nguyễn Huệ (1789).
Đáp án cần chọn là: A