Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Bài 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á

Câu 1: Nhân tố nào sau đây được coi là điều kiên tự nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Á?

A. lãnh thổ rộng, chia cắt bởi những dãy núi.

B. gió theo mùa kèm theo mưa nhiều.

C. lãnh thổ hẹp, chia cắt bởi rừng nhiệt đới, biển.

D. có nhiều thảo nguyên mệnh mông và rộng lớn.

Đáp án : Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và bị chia cắt nên không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi – đó là gió mùa. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là

A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới

B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm

C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn

D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển

Đáp án : Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và bị chia cắt nên không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi – đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa.Hai mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm. Đây là đặc điểm tự nhiên chính tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Đáp án : Thế kỷ đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết dùng đồ sắt: 

– Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu.

– Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt.

– Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Óc Eo (An Giang), Ta-kô-la (Mã Lai) và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?

A. Vàng

B. Sắt      

C. Đồng

D. Thiếc

Đáp án : Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã  biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Hầu hết các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên tập trung ở khu vực

A. phía bắc Đông Nam Á.

B. trung tâm Đông Nam Á.

C. phía nam Đông Nam Á.

D. phía đông Đông Nam Á.

Đáp án : Khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam Đông Nam Á như:

– Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam.

– Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.

– Các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên

B. Thế kỉ VII – thế kỉ X

C. Thế kỉ X – thế kỉ XIII

D. Thế kỉ XIII

Đáp án : Trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm nòng cốt?

A. một bộ tộc đông và phát triển nhất.

B. một liên minh các bộ lạc.

C. một liên minh các thị tộc.

D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.

Đáp án : Trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc như:

– Vương quốc Campuchia của người Khơ – me.

– Các vương quốc của người Môn và người Miến ở vùng hạ lưu sông Mê Nam.

– Các vương quốc của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-na.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Sự kiện nào đóng vai trò mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma?

A. Vương quốc Pa-gan mạnh lên và tiến hành thống nhất lãnh thổ.

B. Dòng vua Gia-va mạnh lên, chinh phục được Xu-ma-tơ-ra.

C. Sự giúp đỡ của Đại Việt đối với Mi-an-ma.

D. Tiềm lực kinh tế mạnh của vương quốc Mi-an-ma.

Đáp án : Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển trong khoảng thời gian nào?

A. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

B. Từ nửa đầu thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVIII.

C. Từ giữa thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.

D. Từ giữa thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII.

Đáp án : Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Biểu hiện là:

– Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 – 1527).

– Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia – Pagan (Mianma) ở lưu vực sông I-ra-oa-đi.

– Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan) ở lưu vực sông Mê-nam; và Lan Xang (Lào) ở trung lưu sông Mê – Công.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái trong thời gian nào?

A. nửa sau thế kỉ XVII.

B. nửa sau thế kỉ XVIII.

C. nửa đầu thế kỉ XVII

D. nửa đầu thế kỉ XVIII.

Đáp án : Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ở Đông Nam Á trồng chủ yếu loại cây lương thực nào?

A. Lúa nước

B. Lúa mì, lúa mạch

C. Ngô

D. Ngô, kê

Đáp án : Ở Đông Nam Á, gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đông Nam Á từ rất xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn cử, ăn quả khác. Cây lúa là cây lương thực chính ở Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị xáo trộn bởi

A. Sự thành lập một loạt vương quốc mới trên cơ sở sáp nhập của các quốc gia cổ

B. Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên

C. Làn sóng di cư của một bộ phận người Thái từ phương Bắc xuống

D. Ảnh hưởng của các thương nhân và văn hóa Hồi giáo từ Ấn Độ

Đáp án : Trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ (lập ra nhà Nguyên sau khi xâm chiếm được Trung Quốc), một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở vùng thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên vương quốc Su-khô-thay, tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.

=> Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị “xáo trộn” do làn sóng xâm lăng của quân Nguyên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là

A. Chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây

B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc

C. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân

D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

Đáp án : Đến cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á khủng hoảng, suy vong. Hầu hết các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay thực dân phương Tây (trừ Xiêm).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Những sản vật của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được các thương nhân trên thế giới rất ưa chuộng là

A. Lúa gạo, cá, hoa quả, sản phẩm thủ công.

B. Cá, các loại hoa quả, máy móc thiết bị kĩ thuật.

C. Sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí.

D. Những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, cánh kiến.

Đáp án : Thế kỉ X đến XVIII là giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng có khả năng cũng cấp một khối lượng lớn lúa, gạo, cá, sản phẩm thủ công, đặc biệt là các sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, cánh kiến được các thương nhân trên thế giới rất ưa chuộng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Nhân tố nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thời kì phong kiến?

A. Sự phát triển của các ngành kinh tế.

B. Tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn.

C. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.

D. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán.

Đáp án : Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn liền với các nhân tố:

– Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á.

– Gắn liền với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để sáng tạo văn hóa của dân tộc mình.

Đáp án D: sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán không gắn liền với sự hình thành các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thời kì phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện hình thành của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Các ngành kinh tế của cư dân Đông Nam Á phát triển.

B. Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa của các nước phương Tây.

C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cư trú, quần tụ dân cư.

D. Tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và văn hóa Ấn Độ.

Đáp án : Điều kiện hình thành của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên, bao gồm:

– Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cư trú, quần tụ dân cư. Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

– Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị – hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.

– Do sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Nhân tố nào sau đây tạo nền tảng cho sự hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh ở Đông Nam Á?

A. Sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

B. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á nhỏ, phân tán trên đia bàn hẹp.

C. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á sông chia rẽ, phân tán.

D. Nhiều quốc gia cổ Đông Nam Á có sự tranh chấp lẫn nhau.

Đáp án : Các đáp án B, C, D là các nhân tố dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

Đáp án A: Sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á mới là nhân tố quan trọng tạo cơ sở hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh ở Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Các quốc gia cổ Đông Nam Á được hình thành gắn liền với

A. Sự hình thành những vùng kinh tế quan trọng, và có khả năng cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công

B. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán

C. Sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc

D. Sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á

Đáp án : Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn liền với các nhân tố:

– Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á.

– Việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, giữa các tiểu quốc với nhau vẫn thường có mối liên hệ, trao đổi văn hóa và sản phẩm trên cơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nội dung nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII?

A. Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít.

B. Người Thái di cư từ thượng nguồn sông Mê Kông xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan).

C. Sự hình thành quốc gia Đại Việt, Champa, Pagan (Mianma) ở lưu vực sông I-ra-oa-đi.

D. Sự hình thành Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.

Đáp án : Các đáp án: A, B, C đều là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Đáp án D: là các quốc gia cổ đại Đông Nam Á => không thuộc thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển, tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc.

B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện giúp tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống con người.

C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa, đặc biệt là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc

Đáp án : Đáp án A: là đặc điểm của sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma, cũng là điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên và đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các quốc gia cổ đại phương Đông.

=> Đây không phải là cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc

B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện

C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa

D. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.

Đáp án : Đáp án A: là đặc điểm của sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma, cũng là điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên và đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các quốc gia cổ đại phương Đông.

=> Đây không phải là cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á có nét nổi bật là

A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc

B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài.

Đáp án : Văn hóa dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á thời kì phong kiến cũng dần được hình thành, Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là

A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc

B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo

Đáp án : Văn hóa dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á thời kì phong kiến cũng dần được hình thành, Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp

B. Hình thành tương đối sớm

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống

Đáp án : – Đáp án A: các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là các quốc gia nhỏ do tác động về địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển và đặc điểm kinh tế, văn hóa của từng vùng lãnh thổ.

– Đáp án B: các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành tương đối sớm trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên.

– Đáp án C: các quốc gia cổ ở Đông Nam Á còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

– Đáp án D: các quốc gia cổ Đông Nam Á chưa phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Ý nào dưới đây là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.

B. Các quốc gia thống nhất trên vùng lãnh thổ rộng lớn.

C. Các quốc gia hình thành tương đối muộn.

D. Sớm phải đương đầu với sự xâm lược của các tộc người phương Bắc.

Đáp án : Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á mang những đặc điểm nổi bật dưới đây:

– Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là các quốc gia nhỏ do tác động về địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển và đặc điểm kinh tế, văn hóa của từng vùng lãnh thổ.

– Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành tương đối sớm trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên.

– Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời

B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân

C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây

D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

Đáp án : Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự duy trì phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu dẫn đến nền kinh tế ngày càng rơi vào khủng hoảng trong khi cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVII – XVIII) đã đưa các nước phương Tây (Anh, Pháp, Đức, Mĩ) ngày càng phát triển vượt bậc.

Xét như Việt Nam, thế kỉ XVIII nói chung là thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến, các biện pháp được nhà nước thực hiện đều là những biện pháp cũ và không mang lại hiệu quả cao; nạn chiêm tinh ruộng đất phát triển đã khiến nhân dân phải tha phương cầu thực; quan lại tham nhũng, bòn rút làm cho nhân dân thêm đói ngèo => Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc Đông Nam Á?

A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân

B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây

C. Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á

D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước

Đáp án : Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc Đông Nam Á.

Sau khi tìm ra đường biển sang phương Đông, các thương nhân châu Âu lần lượt đến vùng Đông Nam Á. Từ những hoạt động buôn bán và truyền giáo, các nước phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược và lần lượt biến các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là

A. Âu Lạc, Champa, Phù Nam

B. Champa, Phù Nam, Pa-gan.

C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp

D. Âu Lạc, Phù Nam, Pa-gan.

Đáp án : Các quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay bao gồm:

– TK VII TCN, hình thành quốc gia đầu tiên Văn Lang- Âu Lạc ở Bắc Bộ

– TK II Quốc gia Lâm Ấp – Chămpa ở Nam Trung Bộ.

-TK I, quốc gia Phù Nam hình thành ở Tây Nam Bộ.

Ba quốc gia này thuộc thời kì dựng nước đầu tiên trong tiến trình Lịch Sử Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Tại Việt Nam các nhà khoa học đã phát hiện ra những di cốt và những công cụ đồ đá của người Tối cổ ở vùng nào?

A. Ở đồng bằng sông Cửu Long

B. Sa Huỳnh Quảng Ngãi

C. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ

D. Ở đồng bằng Sông Hồng

Đáp án : Quá trình tiến triển từ Người tối cổ đến Người tinh khôn, diễn ra đặc biệt phong phú ở Đông Nam Á. Ở giai đoạn này, các nhà khoa học đã tìm thấy di cốt hóa thạch của Người tối cổ và những công cụ đá của họ tại nhiều nước Đông Nam Á. Đặc biệt, người ta đã phát hiện ra hóa thạch của người Pi-tê-can-tơ-rốp tại Gia-va (In-đô-nê-xi-a). Tại nhiều nơi khác như Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ (Việt Nam), A-ny-at (Mi-an-ma), Ping-nọi (Thái Lan), Tam-pa (Ma-lai-xi-a),… người ta phát hiện được di cốt, mảnh di cốt và những công cụ đồ đá của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Kết nối dữ liệu ở cột bên trái với tên quốc gia ở cột bên phải cho phù hợp:

1. Thời kì các quốc gia cổ 

2. Thời kì các quốc gia phong kiến

3. Hiện nay

a) Đại Việt, Champa, Awngco, Lan Xang, Sukhôthay, Aútthaya, Môgiôpait.

b) Ấu LẠc, Champa, Phù Nam, Chân Lạp.

c) Việt Nam, lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, malaixia, Xingapo, Inđônêxia.

A. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c

D. 1 – c, 2 – a, 3 – b

Đáp án : 

 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Nối tên quốc gia hiện nay ở cột bên trái với tên quốc gia phong kiến ở cột bên phải cho phù hợp về các nước Đông Nam Á

1. Việt Nam

2. Lào

3. Campuchia

4. Thái Lan

5. Inđônêxia

a) Mô-giô-pa-hit, Sri-vi-giay-a

b) Đại Việt, Cham-pa

c) Ăng-co

d) Lan Xang

e) Su-khô-thay, A-út-thay-a

A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – e, 5 – a

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d, 5 – e

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e

D. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d, 5 – e

Đáp án : 

Đáp án cần chọn là: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 973

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống