Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
Câu 1: Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Cam-pu-chia?
A. người Chàm.
B. người Thượng.
C. người Khơ-me.
D. người Cam-pu-chia gốc Hoa.
Đáp án : Ở Cam-pu-chia, tộc người chiếm đa số là Khơ – me. Địa bàn sinh tụ đầu tiên của người Khơ – me ở phía bắc nước Cam-pu-chia ngày này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc của người Khơ-me là gì?
A. Cam-pu-chia
B. Miên
C. Chăm-pa
D. Chân Lạp
Đáp án : Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành mà sử sách Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp; còn người Khơ-me thì tự gọi nước mình là Capuchia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Nhật.
B. Anh.
C. Đức.
D. Pháp.
Đáp án : Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của Pháp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Thời kì Ăng – co được coi đóng vị trí như thế nào trong lịch sử vương quốc Campuchia?
A. thời kì phát triển
B. thời kì khủng hoảng.
C. thời kì suy yếu.
D. thời kì ngắn nhất.
Đáp án : Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng) – sau này lấy tên Ăng – co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
– Kinh đô Ăngco với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Vương quốc Campuchia phát triển thịnh vượng dưới thời kì nào?
A. Từ thế kỉ VI đến VIII.
B. Thế kỉ IX đến XV.
C. Cuối thế kỉ XIII.
D. Thế kỉ XV đến XVIII.
Đáp án : Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (Ăng co huy hoàng) – sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
– Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ sộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Người Khơ – me đã dựa trên chữ viết nào của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình từ thế kỉ VII?
A. chữ số La mã.
B. chữ A, B, C.
C. chữ tượng hình.
D. chữ Phạn.
Đáp án : Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ – me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ – me đã sáng tạo nên hệ chữ viết riêng của mình gọi là chữ Khơ – me cổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
A. Việt
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Thái
Đáp án : Tộc người Khơme (thuộc nhóm Môn), sống ở phía bắc Campuchia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. => Người Campuchia từ rất sớm đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Văn học dân gian và văn học viết Campuchia đều phản ánh
A. Tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
B. Sự thành công trong quá trình mở rộng lãnh thổ.
C. Những thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội.
D. Ca ngợi chính quyền cùng với những chính sách tiến bộ.
Đáp án : Dòng văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ, …đều phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Văn học viết Campuchia phản ánh điều gì?
A. Sự phát triển thịnh đạt của nhà nước phong kiến Campuchia.
B. Những thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội.
C. Ca ngợi chính quyền cùng với những chính sách tiến bộ.
D. Tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
Đáp án : Dòng văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ,… đều phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Tôn giáo nào có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Cam-pu-chia từ thế kỉ XII?
A. Hinđugiáo.
B. Phật giáo Đại thừa.
C. Phật giáo Tiểu thừa.
D. Ấn Độ giáo.
Đáp án : Nghệ thuật kiến trúc Cam-pu-chia gắn chặt với tôn giáo đã truyền bá ở đây:
– Thời kì đầu, Cam-pu-chia tiếp thu văn hóa Hinđu giáo.
– Thế kỉ XII, Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn đến Cam-pu-chia.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Champa
B. Chân Lạp
C. Lan Xang.
D. Phù Nam.
Đáp án : Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là Lan Xang – Triệu Voi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Người Lào Thơng đóng vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của Lào?
A. Chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá.
B. Mang văn hóa Ấn Độ đến Lào.
C. Sáng tạo ra số 0 và hệ chữ A, B, C
D. Xây dựng các công trình kiến trúc Hinđu giáo.
Đáp án : Người Lào Thơng là chủ nhân của văn hóa đồ đá, đồ đồng. Họ tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
A. Sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam.
B. Sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam.
C. Sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam.
D. Sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam.
Đáp án : Nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công: đây là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, chạy dọc từ Bắc vào Nam đất nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là
A. mường cổ.
B. thị tộc.
C. bộ lạc.
D. nôm
Đáp án : Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo
B. Hin đu giáo.
C. Đạo giáo.
D. Nho giáo
Đáp án : Thế kỉ XIII, đạo Phật Tiểu thừa được truyền bá vào Lào. Phật giáo ở Lào ngày càng phát triển và trở thành tôn giáo chủ yếu của người Lào. Ở Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình nhất là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Hệ thống chữ viết của người Lào được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ chữ của người
A. Ấn Độ.
B. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
C. Trung Quốc.
D. Ma-lai-xi-a.
Đáp án : Cũng như các nhóm người Thái khác, người Lào có hệ thống chữ viết riêng của họ, cũng được xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi – an – ma.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Chùa Vàng.
B. Ăngcovát.
C. Ăngcothom.
D. Thạt Luổng.
Đáp án : Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là Thạt Luổng, ở Viêng Chăn. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc Phật giáo chịu ảnh hưởng của các tháp Ấn Độ, đồng thời cũng có dáng vẻ riêng của Lào. Hình tượng quả bầu trên đỉnh Thạt Luổng không chỉ tạo nên một dáng vẻ riêng biệt về kiến trúc mà còn mang theo cả ý niệm thầm kín và cũng rất Lào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về người Khơ – me ở vương quốc Cam-pu-chia?
A. Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia.
B. Giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp trữ hồ nước.
C. Sinh sống ở phía Bắc Cam-pu-chia ngày nay.
D. Sớm tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa.
Đáp án : Tộc người Khơme (thuộc nhóm Môn):
– Chiếm đa số ở Cam-pu-chia.
– Sống ở phía bắc Cam- pu -chia.
– Giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước.
– Ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ, biết khắc chữ Phạn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: thời kì Ăng – co là thi kì huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia?
A. Các ngành kinh tế Nông – lâm – ngư và thủ công nghiệp phát triển.
B. Mở rộng lãnh thổ về phía Đông, trở thành vương quốc mạnh nhất Đông Nam Á.
C. Xây dựng nhiều công trinh kiến trúc đền tháp như Ăng – co Vát và Ăng – co Thom.
D. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
Đáp án : Những biểu hiện chúng tỏ Ăng – co là thời kì huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia bao gồm:
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
– Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.
Đáp án D: là đặc điểm phát triển của Vương quốc Lào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là
A. công nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp.
D. nông nghiệp lúa nước.
Đáp án : Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là nông nghiệp lúa nước. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ nước và điều phối tưới nước. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14.000 ha chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp cũng có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Các vua Cam-pu-chia thời kì Ăng – co có thể không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài dựa trên nhân tố nào?
A. Sự ổn định vững chắc về kinh tế – xã hội.
B. Tiềm lực quân sự và tài chính lớn mạnh.
C. Có trình độ khoa học – kĩ thuật vượt bậc.
D. Được sự giúp đỡ của các quốc gia kề cận.
Đáp án : Các vua Cam-pu-chia thời kì Ăng – co có thể không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài dựa trên sự ổn đinh về kinh tế và xã hội:
– Kinh tế: các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phát triển cùng với nền thủ công nghiệp thịnh đạt, đặc biệt các bức phù điêu của các đền tháp => tạo tiềm lực mạnh để xâm chiếm các nước khác.
– Xã hội: sự phát triển về kinh tế kéo theo những ổn định về mặt xã hội. Các phong trào đấu tranh của nhân dân ít diễn ra sẽ là điều kiện thuận lợi để bộ phận đứng đầu vương quốc Cam-pu-chia tiến hành xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
=> Từ thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Vì sao đến năm 1432 người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú
B. Nhiều lần bị người Thái xâm chiếm
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ
D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của người Chăm-pa phải trả lại
Đáp án : Từ cuối thế kỉ XIII, Campuchia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc A-út-thay-a được lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần tiến đánh Campuchia, tàn phá kinh đô Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ Ăng-co rời về phía Nam Biển Hồ, là khu vực Phnôm Pênh ngày nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Cam-pu-chia bước vào thời kì phải đối phó các cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau bắt đầu từ
A. Hậu quả từ những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
B. Sự xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ của người Việt.
C. Sự tấn công và gây chiến nhiều lần của người Thái.
D. Thực dân Pháp xâm lược và cai trị Cam-pu-chia.
Đáp án : Cuối thế kỷ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiến, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăngco, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh. Kể từ đây, Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
=> Cam-pu-chia bước vào thời kì phải đối phó các cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau bắt đầu từ sự tấn công và gây chiến nhiều lần của người Thái.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV) là
A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định
B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…)
C. Chuyển kinh đô từ Phnôm Pênh về Ăng-co
D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
Đáp án : Thời kì phát triển của Vương quốc Campuchia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co. Với những nét nổi bật:
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
– Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ sộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Nội dung nào sau đây không chứng minh cho sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV dến XVII?
A. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị và nhà vua chỉ huy quân đội.
B. Cuộc sống thanh binh và trù phú với nhiều loại sản vật quý.
C. Có quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng và giữ vững độc lập trước sự tấn công của Mi-an-ma.
D. Trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.
Đáp án : Đáp án D: chỉ thời kì Ăng – co – thời kì phát triển thịnh vương của vương quốc Cam-pu-chia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của Vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV đến XVII?
A. Kinh tế thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
B. Lan Xang trở thành cường quốc lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
C. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từng bước được củng cố, kiện toàn.
D. Hòa hiếu với các nước láng giềng song kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Đáp án : Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang. Biểu hiện:
– Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. => Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từng bước được củng cố, kiện toàn.
– Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi,… => Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
– Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc.
– Đáp án B. Lan Xang không phải cường quốc lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào?
A. Là nguồn thủy văn dồi dào
B. Là trục giao thông của đất nước
C. Là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về địa lí
D. Là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam.
Đáp án : Đất nước Lào ngày nay gắn liền với dòng sông Mê Công. Sông Mê Công là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất Lào về mặt địa lí.
Sông Mê Công không có vai trò là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?
A. Sông Mê Công
B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ
C. Dãy Trường Sơn
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Đáp án : Đất nước Lào ngày nay gắn liền với dòng sông Mê Công. Sông Mê Công vừa là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất Lào về địa lý. Đồng bằng ven sông tuy nhỏ hẹp nhưng màu mỡ là vựa lúa của Lào. Nơi đây đã có người sinh sống từ rất lâu đời, mà chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
=> Sông Mê Công chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là
A. người Lào Thơng đứng lên đánh bại người Lào Lùm.
B. người Lào Lùm đánh chiếm vùng trung lưu sông Mê Công.
C. sự liên kết giữa các bộ tộc Lào Thơng và Lào Lum.
D. người Thái phía bắc di cư xuống sống hòa hợp với cư dân bản địa.
Đáp án : – Người Lào Thơng là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng từ hàng nghìn năm trước.
– Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm.
=> Pha Ngừm đã thống nhất các mường ở Lào, lên ngôi vua (1353) và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
=> Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là sự liên kết giữa các bộ tộc Lào Thơng và Lào Lùm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là
A. Mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch
B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào
C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào
D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát
Đáp án : Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang xảy ra những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc, sau đó đất nước bị phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Campuchia từ cuối thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX?
A. Phải đương đầu với các cuộc xâm chiếm của người Thái, chuyển kinh đô từ Ăng-co về khu vực Phnôm Pênh ngày nay
B. Xây dựng hai quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom
C. Xảy ra những cuộc mưu sát và tranh giành nội bộ
D. Đất nước hầu như suy kiệt
Đáp án : Cuối thế kỷ XIII, Campuchia suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm lược, năm 1432 người Khơ-me bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).
Kể từ đây, chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Đất nước lâm vào tình trạng suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32: Việc cải cách hành chính và quân đội dưới thời vua Xu-li-nha Vông-xa đã thể hiện
A. Tính chuyên chế của nhà vua.
B. Khả năng chống xâm lược của Lào.
C. Sự vững mạnh của đất nước.
D. Sự tài giỏi và sáng suốt của vua.
Đáp án : Dưới thời vua Xu-li-nha Vông- xa:
– Đất nước chia thành 7 tỉnh.
– Bộ máy nhà nước: vua => một phó vương + 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.
– Quân đội:
+ Chia thành 2 loại: quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.
+ Mua thêm một số vũ khí của thương nhân châu Âu để trang bị cho quân đội.
=> Những chính sách cải cách hành chính và quân đội của vua Xu-li-nha Vông- xa thể hiện sự tài giỏi và lãnh đạo sáng suốt của nhà vua
=> Là nguyên nhân quan trọng đưa vương quốc Lan Xang phát triển thịnh đạt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Campuchia sớm hơn ở Lào.
A. Campuchia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn.
B. Campuchia có nhiều vị vua kiệt xuất.
C. Campuchia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái.
D. Campuchia phải thành lập nhà nước.
Đáp án : Đất nước Campuchia có điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi hơn như:
– Campuchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ. => Thích hợp phát triển nền nông nghiệp lúa nước từ sớm. Vì vậy, Campuchia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á.
– Vùng đồng bằng sông Mê Công tuy hẹp nhưng màu mỡ. Ở đây, con người đã sinh sống từ lâu, chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng. Mãi đến thế kỷ XIII, người Thái di cư đến sinh sống hòa hợp với người Lào Th ơ ng gọi là người Lào Lùm. Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường cổ ở đây, lập nước Lan Xang (Triệu Voi).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34: Nét đặc sắc của văn hóa Lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là chữ viết và nghệ thuật kiến trúc.
B. Đều có hệ thống chữ viết riêng, xây dựng nhiều công trình kiến trúc Ấn Độ giáo và Hinđu giáo.
C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc
D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng còn giá trị đến ngày nay.
Đáp án : Văn hóa Lào và Campuchia đều có nét đặc sắc là: Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc.
– Đối với Cam-pu-chia:
+ Tiếp thu chữ Phạn của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của người Khơ – me.
+ Tiếp thu văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo Đại thừa đi liền với các công trình kiến trúc lớn.
– Đối với Lào:
+ Vận dụng sáng tạo nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma để tạo ra chữ viết riêng.
+ Tiếp thu đạo Phật đi liền với các công trình kiến trúc Phật giáo, vẫn có dáng vẻ độc đáo và riêng biệt của người Lào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, Tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của … vừa có nét độc đáo riêng của nền dân tộc, là những di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng thế giới.”
A. Trung Quốc
B. In-đô-nê-xi-a
C. Thái Lan
D. Ấn Độ
Đáp án : Ăng-co Vát và Ăng-co Thom được coi những là công trình lớn nhất, đặc sắc nhất của Campuchia. Một biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khơ-me của người Campuchia và nghệ thuật kiến trúc Hindu của nền văn hóa Ấn Độ.
Thạt Luổng ở Lào được xây dựng mang đậm phong cách Phật giáo Ấn Độ. Hòa quện với phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào.
Di tích lịch sử Tháp Chàm ở Việt Nam được xây dựng từ cuối thế kỉ VII đến đầu thế kỉ XVII. Những tháp Chăm này được xây dựng dưới các đời vua Chăm để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi),… hoặc còn có thể là các vị Phật. Tháp Chàm là sự kết hợp độc đáo giữa yếu tố văn hóa Ấn Độ với văn hóa của người Cham-pa ở Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là
A. Các đền, tháp
B. Những chiếc chum đá khổng lồ
C. Các công cụ bằng đá
D. Các công cụ bằng đồng
Đáp án : Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là những chiếc chum đá khổng lồ. Cánh đồng chum vẫn đang là trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mật vẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37: Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Tất cả các tôn giáo trên hòa quyện lẫn nhau.
B. Phật giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Nho giáo
Đáp án : Ăng-co Vát và Ăng-co Thom được coi những là công trình lớn nhất, đặc sắc nhất của Campuchia. Một biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khơ-me của người Campuchia và nghệ thuật kiến trúc Hindu (Ấn Độ giáo) của nền văn hóa Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 38: Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Đáp án : Đến nửa cuối thế kỉ XIX, Lào và các nước trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Campuchia) đều bị thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị:
– Đối với Lào: năm 1893, Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa.
– Đối với Campuchia: năm 1863, Pháp đến xâm lược.
– Đối với Việt Nam: năm 1858, Pháp đến xâm lược và hoàn thành về cơ bản vào năm 1884.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: So sánh điểm khác biệt nổi bật nhất về chính sách đối ngoại của Lào so với Campuchia.
A. Thần phục vương quốc Xiêm.
B. Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.
C. Không gây chiến tranh xâm lược các nước khác.
D. Thường giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
Đáp án : Trong quan hệ đối ngoại của Lào (Lan Xang) luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.
Trái ngược với Lan Xang, Campuchia dưới thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiếm trận nhất Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: C