Chương 2: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức?

A. Công nghiệp       B. Nông nghiệp

C. Giao thông vận tải       D. Du lịch và dịch vụ

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?

A. Khủng hoảng chính trị trầm trọng

B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt

C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh

D. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

A. Đảng Dân chủ       B. Đảng Quốc xã

C. Đảng Xã hội dân chủ       D. Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Người đứng đầu Đảng Quốc xã là

A. Hítle       B. Hinđenbua

C. Rommen       D. Manxtên

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chủ trương của Hítle?

A. Chống cộng sản, phân biệt chủng tộc

B. Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

D. Liên kết với Đảng Xã hội dân chủ để giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Sự kiện nào sau đây đã diễn ra ở Đức vào ngày 30 – 1 – 1933?

A. Đảng Quốc xã được thành lập ở Đức.

B. Chính quyền phát xít đặt Đảng Cộng sản ngoài vòng pháp luật.

C. Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng nước Đức.

D. Hítle tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Tổ chức nào đã kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít ở Đức trong những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.

B. Đảng Xã hội dân chủ.

C. Đảng Cộng sản Đức.

D. Đảng Cộng hòa.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Hítle đã công khai khủng bố các đảng phái dân chủ, trước hết là

A. Đảng Dân chủ.

B. Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Xã hội dân chủ Đức.

D. Đảng Cộng sản Đức.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 67 SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1051

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống