Chương 2: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 17. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Hítle được chỉ định làm Thủ tướng nước Đức.

2. Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên.

3. Hítle tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima.

A. 3, 2, 1.     B. 3, 1, 2.

C. 1, 2, 3.     D. 2, 1, 3.

Đáp án: C

Giải thích:

1. Hítle được chỉ định làm Thủ tướng nước Đức vào tháng 1/1933.

2. Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào tháng 10/1933.

3. Hítle tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima vào năm 1934.

Thứ tự là 1, 2, 3.

Câu 18. Sự kiện mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức là

A. Đảng Quốc xã được thành lập.

B. Hít-le được chỉ định làm Thủ tướng nước Đức.

C. Hin-đen-bua làm Tổng thống nước Đức.

D. Hiến pháp Vaima bị xóa bỏ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập ở Đức một nền chuyên chính

A. dân chủ.

B. phong kiến.

C. độc tài.

D. vô sản.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 67 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Để củng cố nền chuyên chính độc tài, từ năm 1933, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách nào?

A. Lôi kéo Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cộng sản đứng về phía mình.

B. Áp đặt và hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của mọi công dân.

C. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.

D. Đẩy mạnh đàn áp các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân phản đối chế độ độc tài.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 67 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 21. Sự kiện lịch sử nào sau đây không diễn ra vào năm 1934 ở Đức?

A. Tổng thống Hin-đen-bua qua đời.

B. Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời.

C. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

D. Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 67 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 22. Sự kiện lịch sử nào sau đây đã diễn ra ở Đức vào tháng 10 – 1933?

A. Hít-le ban hành lệnh tổng động viên.

B. Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima.

C. Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế.

D. Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 68 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 23. Tháng 10/1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để

A. tự do phát triển kinh tế.

B. tự do chuẩn bị cho chiến tranh.

C. tự do trong hoạt động đối ngoại.

D. cải cách đất nước.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 68 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 24. Để tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, Hít-le đã

A. tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên.

B. tuyên bố rút khỏi Liên hợp quốc.

C. tuyên bố thành lập đội quân dự bị.

D. tuyên chiến với các nước láng giềng.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 68 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 25. Đỉnh cao của cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở Đức là

A. cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Muy-ních.

B. sự ra đời của nước Cộng hòa Xô viết Ba-vi-e.

C. cuộc khởi nghĩa vũ trang của Hăm-buốc.

D. nền Cộng hòa Vaima được thành lập.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 65 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 26. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền Đức đã

A. thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế – xã hội.

B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinh tế chính.

C. thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.

D. phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 27. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Đảng Quốc xã đã lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc ở Đức?

A. Tâm lý bất mãn của người Đức đối với nền Cộng hòa Vai-ma.

B. Sự bất mãn của người Đức đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

C. Sự bất mãn của người dân Đức đối với chế độ phát xít.

D. Tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với Hòa ước Vécxai.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 28. Đảng Quốc xã Đức đã đề ra chủ trương gì khi nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội để khắc phục hậu quả khủng hoảng.

B. Thành lập mặt trận nhân dân đoàn kết các lực lượng yêu nước chống phát xít.

C. Tư nhân hóa nền kinh tế để tạo ra sức cạnh tranh với các nước đế quốc khác.

D. Phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 66 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 29. Cơ quan nắm vai trò điều hành kinh tế Đức trong những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Tổng hội đồng kinh tế.

B. Hội đồng Bộ trưởng.

C. Hội đồng tài chính.

D. Hội đồng kinh tế chiến tranh.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 67 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 30. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức trong những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Tâm lí bất mãn của nhân dân Đức với hòa ước Vécxai.

B. Giới đại tư bản Đức ủng hộ lực lượng phát xít.

C. Đảng Cộng sản Đức đơn độc trong cuộc đấu tranh chống phát xít.

D. Đảng Xã hội dân chủ Đức đơn độc trong cuộc đấu tranh chống phát xít.

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức bởi nhiều lí do: trước hết là sự bất của nhân dân Đức với hòa ước Vécxai, nên khi Đảng Quốc xã ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng, giới đại tư bản Đức và một bộ phận nhân dân sẵn sàng hưởng ứng; thứ hai, Đảng Cộng sản Đức, mặc dù đã kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, nhưng do Đảng Xã hội dân chủ Đức (Đảng có ảnh hưởng lớn trong quần chúng lao động) từ chối hợp tác với những người cộng sản, nên đã đơn độc trong cuộc đấu tranh chống phát xít.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 927

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống