Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1. Thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?
A. Các nước tư bản trở thành con nợ của Mĩ
B. Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới
C. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới
D. Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 69 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 2. Thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ chấm dứt khi
A. dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm
B. Mĩ mất vị trí trung tâm công nghiệp số một thế giới.
C. cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 70 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
A. nông nghiệp B. công nghiệp
C. tài chính, ngân hàng D. thương mại, dịch vụ
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 70 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 4. Nội dung nào không phản ánh hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đem lại đối với nước Mĩ?
A. Nhiều công ty bị phá sản.
B. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu.
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Mĩ.
D. Hàng vạn ngân hàng phải đóng cửa.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 71 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 5. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm nào?
A. Năm 1930 B. Năm 1931
C. Năm 1932 D. Năm 1933
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 71 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ đã
A. dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.
B. làm sụp đổ ngành tài chính nước Mĩ.
C. khiến Mĩ trở thành lò lửa chiến tranh.
D. làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 71 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 7. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc kinh tế là
A. H.Huvơ B. H.Truman
C. D.Aixenhao D. Ph.Rudơven
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 72 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 8. Chính sách mới (1932) ở Mĩ thực chất là
A. sự thay đổi hoàn hoàn về chính sách kinh tế – tài chính, chính trị – xã hội của Nhà nước.
B. chính sách đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính, chính trị – xã hội của Nhà nước.
C. chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế – tài chính, chính trị – xã hội.
D. hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính, chính trị – xã hội.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 72 SGK Lịch sử 11 cơ bản