Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế của Mĩ như thế nào?
A. Bị tàn phá nặng nề do hậu quả của chiến tranh để lại.
B. Vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.
C. Bị khủng hoảng trầm trọng vì phải tốn phí cho chiến tranh.
D. Đạt mức tăng trưởng cao nhờ thu lợi nhuận từ chiến tranh.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 69 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ bước vào thời kì hoàng kim nhất trong
A. thập niên 40 của thế kỉ XX.
B. thập niên 30 của thế kỉ XX.
C. thập niên 20 của thế kỉ XX.
D. thập niên 10 của thế kỉ XX.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 69 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 20. “Hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính, chính trị – xã hội của đất nước” là đặc điểm của
A. Chính sách kinh tế mới của nước Mĩ.
B. chính sách phát xít hóa của nước Mĩ.
C. chính sách dân chủ hóa của nước Mĩ.
D. Chính sách mới của nước Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 72 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 21. “Chính sách láng giềng thân thiện” được Mĩ tiến hành nhằm cải thiện quan hệ với các nước ở
A. châu Âu.
B. Mĩ Latinh.
C. châu Phi.
D. Đông Nam Á.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 73 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 22. Năm 1933, Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản.
C. Đức. D. Liên Xô.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 73 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 23. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm
A. đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. biến các nước Mĩ Latinh thành “sân sau”.
C. cải thiện quan hệ với các nước Mĩ La tinh.
D. khống chế các nước Mĩ La tinh.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 73 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 24. Sự kiện nào sau đây đã diễn ra ở Mĩ vào tháng 5/1921?
A. Cuộc khủng hoảng thừa bùng nổ.
B. Đảng Cộng sản Mĩ ra đời.
C. Đảng Cộng hòa Mĩ thành lập.
D. Chính sách mới được ban hành.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 70 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 25. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ đạt tới thời kì phồn vinh về kinh tế là nhờ
A. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
B. thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới.
C. “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế.
D. nhận được bồi thường sau chiến tranh.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 69 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 26. Cuộc khủng hoảng thừa trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX ở Mĩ bắt đầu từ
A. năm 1929.
B. năm 1930.
C. năm 1928.
D. năm 1933.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 70 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 27. Nội dung nào không phản ánh mục đích của Mĩ khi đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” đối với các nước Mĩ Latinh?
A. Giúp các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
B. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang ở Mĩ Latinh.
C. Củng cố vị trí của Mĩ ở Mĩ Latinh.
D. Xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 73 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 28. Chính sách trung lập trong các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ của Quốc hội Mĩ đã
A. góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
C. tạo nên sự đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
D. tạo điều kiện cho phong trào chống phát xít phát triển.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 73 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 29. Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp nhất
A. Đảng Cách mạng và Đảng Dân chủ.
B. Đảng Dân chủ và Đảng Công nhân Mĩ.
C. Đảng Cộng hòa và Đảng Công nhân Mĩ.
D. Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 70 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 30. Nước Mĩ đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng cách
A. phát xít hoá bộ máy nhà nước.
B. thực hiện các chính sách ôn hòa.
C. tiến hành cải cách về kinh tế – xã hội.
D. phát xít hóa chính trị và cải cách kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 72 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 31. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ
A. dân chủ tư sản.
B. quân chủ lập hiến.
C. độc tài phát xít.
D. quân chủ chuyên chế.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 72 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 32. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Chính phủ Mĩ đã
A. kiên quyết đứng lên chống chủ nghĩa phát xít.
B. trung lập với mọi cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ.
C. liên minh với phe phát xít để phát động chiến tranh thế giới.
D. hợp tác với Liên Xô để chống lại chủ nghĩa phát xít.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 73 SGK Lịch sử 11 cơ bản