Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh nhờ
A. những đơn đặt hàng quân sự của các nước.
B. tiền bồi thường chiến phí của các nước.
C. áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại.
D. viện trợ của các nước đồng minh.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 74 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 16. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản xảy ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, do
A. nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo ở Nhật.
B. sự lệ thuộc vào thì trường bên ngoài.
C. nông nghiệp đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc dân.
D. Chính phủ ít đầu tư vào công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 17. Trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của
A. kinh tế công nghiệp.
B. kinh tế nông nghiệp.
C. kinh tế thủ công nghiệp.
D. kinh tế thương nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 74 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 18. Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 6-1922. B. Tháng 7-1921.
C. Tháng 7-1922. D. Tháng 8-1922.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 74 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 19. Đến năm 1926, sản lượng công nghiệp ở Nhật Bản như thế nào?
A. Mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh.
B. Phát triển với tốc độ “thần kì”.
C. Phát triển gấp 3 lần so với trước chiến tranh.
D. Tụt hậu hơn nhiều so với trước chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 75 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 20. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là
A. Đảng Quốc xã.
B. Đảng Dân chủ.
C. Đảng Quốc đại.
D. Đảng Cộng sản.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 78 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 21. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách mà giới cầm quyền Nhật Bản thực hiện để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. Tiến hành cải cách kinh tế – xã hội.
C. Tăng cường chạy đua vũ trang.
D. Gây chiến tranh xâm lược.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 22. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật thu nhiều lợi nhuận sau quốc gia nào?
A. Anh. B. Mĩ.
C. Đức. D. Pháp.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 74 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 23. Từ năm 1937, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, do
A. chính sách cải cách kinh tế – xã hội không hiệu quả.
B. cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt.
C. các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa đều thất bại.
D. đã đàn áp được phong trào đấu tranh trong nước.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác dụng như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.
C. Kinh tế vẫn tăng trưởng như trước chiến tranh.
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 74 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 25. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược nhằm
A. giành lại các thuộc địa đã bị mất trong chiến tranh thế giới.
B. giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị trường.
C. vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
D. xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 26. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lấy lại những thuộc địa đã bị mất.
B. Khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế.
C. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu.
D. Giải quyết khó khăn về thị trường.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 27. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) là
A. thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
B. thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
C. sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
D. thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
Đáp án: B
Giải thích: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) là thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lợi dụng sự suy giảm khả năng kinh tế của các nước tư bản châu Âu trong chiến tranh, Nhật Bản đã
A. mở rộng thị trường ở các nước thuộc địa.
B. tăng cường sản xuất hàng công nghiệp.
C. tăng cường sản xuất hàng hoá và xuất khẩu.
D. đưa hàng hoá của Nhật Bản xâm nhập thị trường châu Âu.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 74 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 29. Quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX có điểm gì khác biệt so với Đức?
A. Chuyển từ chế độ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
C. Thực hiện những cải cách kinh tế – xã hội để dân chủ hóa đất nước.
D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 30. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào?
A. Từ cải cách bộ máy chính trị đến phát xít hóa bộ máy chính quyền.
B. Tiến hành chiến tranh với các nước đế quốc để phân chia lại thị trường.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
D. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị theo mô hình quân phiệt hóa
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản