Chương 3: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 11. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ.

2. Chiến tranh Bắc phạt bùng nổ.

3. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

A. 2, 3, 1.      B. 1, 3, 2.

C. 3, 2, 1.      D. 2, 1, 3.

Đáp án: B

Giải thích: Phần I Trang 79-80 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ nhằm chống lại ách thống trị của

A. thực dân Pháp.

B. thực dân Tây Ban Nha.

C. thực dân Anh.

D. thực dân Bồ Đào Nha.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 81 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội       B. Đồng minh hội

C. Đảng Quốc đại       D. Đảng Cộng sản

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ do

A. chính sách tăng cường bóc lột thuộc địa của thực dân Anh

B. thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ

C. mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc

D. phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 81 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào?

A. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị

B. Dung biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh

C. Dùng bạo lực cách mạng

D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ trong những năm 20 của thế kỉ XX đã đưa đến kết quả nào dưới đây?

A. Dẫn tới sự ra đời của Đảng Quốc đại.

B. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Buộc thực dân Anh phải trao quyền tự trị cho Ấn Độ.

D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh vũ trang ở Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Người đứng đầu Đảng Quốc đại ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 là

A. Nêru.

B. Môhamét.

C. Xucácnô.

D. Ganđi.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa như thế nào?

A. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh vũ tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

C. Mở ra phong trào đấu tranh theo khuynh hướng bất bạo động ở Ấn Độ.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã không thực hiện biện pháp nào?

A. Chia để trị       B. Mua chuộc

C. Khủng bố       D. Đàn áp

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1093

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống