Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 26. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu
A. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. xúc tiến việc thiết lập bộ máy cai trị và chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
D. xúc tiến việc thiết lập lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 124 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 27. Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến vào thời gian nào?
A. Năm 1883.
B. Năm 1884.
C. Năm 1885.
D. Năm 1888.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 125 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 28. Tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương từ Thanh Hóa đến Phú Yên giai đoạn 1885 – 1888 là
A. cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
B. cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi.
C. cuộc nổi dậy của Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận.
D. cuộc khởi nghĩa của Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 29. Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?
A. Nguyễn Quang Ngọc.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Trương Quang Ngọc.
D. Nguyễn Duy Cung.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 30. Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh diễn ra ở vùng nào, do ai lãnh đạo?
A. Ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo.
B. Ở vùng rừng núi Nghệ An, do Cao Điển và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
C. Ở vùng rừng núi Quảng Bình, do Tống Duy Tân và Cao Thắng lãnh đạo.
D. Ở đồng bằng và trung du Thanh Hoá, do Phan Đình Phùng và Tống Duy Tân lãnh đạo.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126-128 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 31. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại vào thời gian nào?
A. Năm 1885.
B. Năm 1886.
C. Năm 1887.
D. Năm 1888.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 131 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 32. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian
A. Từ năm 1885 đến năm 1887.
B. Từ năm 1887 đến năm 1889.
C. Từ năm 1885 đến năm 1892.
D. Từ năm 1885 đến năm 1888.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 128 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 33. Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1885 đến năm 1896.
B. Từ năm 1885 đến năm 1890.
C. Từ năm 1884 đến năm 1894.
D. Từ năm 1886 đến năm 1896.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 131 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 34. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng
A. dân chủ tư sản.
B. quốc gia cải lương,
C. phong kiến.
D. vô sản.
Đáp án: C
Giải thích: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Câu 35. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra
A. từ năm 1886 đến năm 1888.
B. từ năm 1887 đến năm 1888.
C. từ năm 1886 đến năm 1887.
D. từ năm 1886 đến năm 1889.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 130 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 36. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế là
A. công nhân.
B. nông dân.
C. các miền núi.
D. nông dân và công nhân.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 37. Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?
A. Từ năm 1898 đến năm 1908.
B. Từ năm 1889 đến năm 1898.
C. Từ năm 1890 đến năm 1913.
D. Từ năm 1909 đến năm 1913.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 135 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 38. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế do ai đứng đầu đã mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Vua Hàm Nghi.
D. Nguyễn Văn Tường.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 124 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 39. Thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi
A. đánh chiếm toàn bộ Bắc Kì.
B. đánh chiếm toàn bộ Nam Kì.
C. Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
D. các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 124 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 40. Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở
A. sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
B. khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá.
C. ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
D. vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 130 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 41. Dựa vào địa hình ở đâu, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp độc đáo?
A. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.
B. Ở Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.
C. Quảng Hoá và căn cứ Mã Cao.
D. Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 130 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 42. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Ba Đình là
A. tấn công vào 500 quân Pháp đang đóng ở Ba Đình.
B. tập hợp lực lượng gồm người Kinh, người Thái, người Mường để chống Pháp,
C. chặn đánh các đoàn xe vận tải và tập kích các toán lính Pháp hành quân qua căn cứ Ba Đình.
D. dùng hỏa lực liên tiếp dội vào quân địch.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 130 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 43. Cho các sự kiện sau:
1. Cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.
2. Khởi nghĩa Ba Đình
3. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
4. Khởi nghĩa Hương Khê.
Sự kiện nào gắn với nhân vật Tôn Thất Thuyết?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 125 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 44. Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế là
A. thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
B. lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.
C. phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.
D. phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 45. Lực lượng nghĩa quân bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là đặc điểm của
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. khởi nghĩa Ba Đình
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 132 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 46. Khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX vì
A. khởi nghĩa kéo dài trong hai mươi năm.
B. tổ chức đánh địch một cách có hiệu quả.
C. lập được nhiều chiến công, gây cho địch tổn thất nặng nề.
D. phong trào đã đánh bại các âm mưu bình định của Pháp.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 47. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân vùng châu thổ Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 128 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 48. Cuộc khởi nghĩa nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đặt dưới sự lãnh đạo của Phạm Bành và Đinh Công Tráng là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 130 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 49. Khởi nghĩa nổ ra trong những năm 1885 – 1896 và do Phan Đình Phùng lãnh đạo là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 131 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 50. Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương đặt dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân và Cao Điển?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. Khởi nghĩa Hương Khê.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 51. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)?
A. Hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.
B. Không có sự liên kết với các cuộc khởi nghĩa trong nước.
C. Thực dân Pháp quá mạnh, có vũ khí, phương tiện hiện đại.
D. Không nhận được sự hưởng ứng của quần chúng nhân dân.
Đáp án: D
Giải thích: Khởi nghĩa không nhận được sự hưởng ứng của quần chúng nhân dân không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)