Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 26. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để

A. thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.

B. bù đắp cho công nghiệp chính quốc.

C. có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.

D. khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 27. Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.

D. Công nghiệp khai khoáng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 28. Nguyên nhân nào khiến các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hóa từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.

B. Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.

C. thực dân Pháp không vận chuyển hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam.

D. Việt Nam có thị trường rộng lớn và thu hút được nhiều đầu tư Pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 29. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút do

A. thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.

B. nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.

C. nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đất để sản xuất.

D. thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 147 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 30. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam có sự biến chuyển như thế nào?

A. Tăng nhanh về số lượng.

B. Trưởng thành về ý thức giai cấp.

C. Đã thành lập được chính đảng vô sản.

D. Đã nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 31. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam

A. bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.

B. có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.

C. bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.

D. bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hãm nên không phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 32. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm

A. tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông.

B. học sinh, sinh viên, dân nghèo.

C. tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.

D. trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên

Câu 33. Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng trong xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giai cấp nông dân.

B. giai cấp công nhân.

C. tầng lớp tư sản dân tộc.

D. tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 147 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 34. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội mở hoạt động trở lại khi

A. Phan Bội Châu bị bắt.

B. Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Đáp án: C

Câu 35. Việt Nam Quang phục hội đã liên kết với thành phần nào để đánh úp thành Hà Nội (1914)?

A. Công nhân ở Hà Nội.

B. Nông dân ở Hà Nội, Thái Nguyên.

C. Binh lính người Việt ở Hà Nội.

D. Học sinh, sinh viên ở Hà Nội.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 36. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã vào thời gian nào?

A. Năm 1914.

B. Năm 1916.

C. Năm 1917.

D. Năm 1918.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 150 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 37. Năm 1915, Việt Nam Quang phục hội phối hợp với tù nhân ở đâu tiến hành khởi nghĩa?

A. Tù nhân ở Phú Thọ.

B. Tù nhân ở Lục Giang (Bắc Giang).

C. Tù nhân ở Hà Nội.

D. Tù nhân ở Lao Bảo (Quảng Trị).

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 149 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 38. Lợi dụng sự phản ứng của binh lính người Việt và nhân dân ở các địa phương nào mà Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa?

A. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

B. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.

C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

D. Quảng Ngãi, Bịnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 149 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 39. Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. công nhân và viên chức hoả xa trên tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam.

C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 40. Việt Nam Quang phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?

A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

B. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn quyết liệt.

C. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn cuối.

D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 41. Khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân không thành vì

A. bị thực dân Pháp đàn áp ngay từ lúc khởi nghĩa chưa bùng nổ.

B. kế hoạch khởi nghĩa bị lộ trước khi tiến hành.

C. số lượng người tham gia khởi nghĩa quá ít không thể tiến hành được.

D. Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 149 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 42. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên năm 1917 là

A. Thái Phiên và Trịnh Văn cấn.

B. Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến.

C. Trần Cao Vân và Lương Ngọc Quyến.

D. Trịnh Văn Cấn và vua Duy Tân.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 150 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 43. Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt ” của thực dân Pháp bị giáng một đòn nặng nề bởi các sự kiện nào ở Việt Nam trong những năm 1908 đến 1917?

A. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Huế và binh lính Thái Nguyên.

B. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên.

C. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Nam và binh lính Thái Nguyên.

D. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Quảng Nam và binh lính Thái Nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt ” của thực dân Pháp bị giáng một đòn nặng nề bởi khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên vì lực lượng trong các cuộc khởi nghĩa này là binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Câu 44. Trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1914 đến năm 1916.

B. Từ năm 1916 đến năm 1918.

C. Từ năm 1918 đến năm 1922.

D. Từ năm 1917 đến năm 1918.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 150 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 45. Cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số nào trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất buộc thực dân Pháp phải nới rộng ách kìm kẹp, áp bức đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc?

A. Đồng bào Thái, ở Tây Bắc.

B. Đồng bào Mông ở Lai Châu.

C. Đồng bào Nùng ở Quảng Bình.

D. Đồng bào M’nông ở Tây Nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 150 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 46. Phong trào Hội kín ở Nam Kì trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển mạnh nhất ở các tỉnh

A. Biên Hoà.

B. Bến Tre.

C. Châu Đốc.

D. Sài Gòn.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 5 (phần II) Trang 151 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 47. Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là:

A. Nông dân và dân nghèo thành thị.

B. Công nhân và binh lính người Việt

C. Nông dân và công nhân.

D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 5 (phần II) Trang 151 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 48. Một trong những mục đích hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. chống thực dân Pháp.

B. vận động nhiều tầng lớp tham gia.

C. lật đổ chế độ phong kiến.

D. cải cách đất nước.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những mục đích hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là chống thực dân Pháp.

Câu 49. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp người đi trước?

A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1071

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống