Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1: Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương?
A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
B. Chiến tranh Pháp- Nhật bùng nổ
C. Nhật đảo chính Pháp
D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam
Lời giải:
Ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Đông Dương trở thành thuộc địa độc chiếm của phát xít Nhật
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?
A. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”
D. “Đánh đổ phong kiến”
Lời giải:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã chủ trương thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến thàng 8 – 1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì thực hiện khẩu hiệu:
A. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
B. “Người cày có ruộng”
C. “Tăng gia sản xuất”
D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
Lời giải:
Trong cuộc khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8-1945), nhân dân Bắc Kì và Trung Kì đã thực hiện khẩu hiệu của đảng “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là
A. Thực dân Pháp
B. Phát xít Nhật
C. Pháp- Nhật
D. Thực dân Pháp và tay sai
Lời giải:
Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1945).
B. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15 – 8 – 1945).
Lời giải:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã chủ trương thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào?
A. Các đội Cứu quốc quân.
B. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ
D. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ
Lời giải:
Thực hiện nghị quyết của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, ngày 15-5-1945, Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng?
A. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8
B. Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9-3-1945.
C. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào
D. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13 đến 15-8-1945)
Lời giải:
Từ ngày 13-8-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, trung ương Đảng và Tổng bộ Viêt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Sự kiện nào dưới đây đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong năm 1945?
A. Pháp âm mưu đảo chính Nhật.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh.
C. Nhật đảo chính Pháp.
D. Đức đầu hàng Đồng minh.
Lời giải:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (9-3-1945), Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) và nhận định: cuộc đảo chính đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương nhưng thời cơ cho tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trong cách mạng tháng Tám?
A. Cao Bằng
B. Bắc Sơn- Võ Nhai
C. Cao- Bắc- Lạng
D. Khu giải phóng Việt Bắc
Lời giải:
Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, bao gồm các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Nơi đây trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là
A. Tân Trào (Tuyên Quang).
B. Định Hoá (Thái Nguyên).
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D. Pác Bó (Cao Bằng).
Lời giải:
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tân Trào (Tuyên Quang) làm thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930-1945 là
A. Tuyên Quang, Cao Bằng
B. Lạng Sơn và Cao Bằng
C. Cao Bằng, Bắc Cạn
D. Bắc Sơn- Võ Nhai, Cao Bằng
Lời giải:
Hai căn cứ địa cách mạng của nước ta trong giai đoạn 1930 – 1945 là Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A. Triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. Triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. Phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. Thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Lời giải:
Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi
A. Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D. Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh không điều kiện
Lời giải:
Ngay từ khi nhận được tin về việc Nhật sắp đầu hàng (13-8-1945), Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?
A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng
B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh
D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
Lời giải:
Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Đáp án B: thông qua kế hoạch toàn dân khởi nghĩa là nội dung của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang) từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập Ủy ban Dân dân tộc giải phóng miền Nam (chính phủ lâm thời) do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15-8-1945)
B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16-8-1945).
C. Đại hội Đảng lần thứ nhất ở Ma cao (Trung Quốc) năm 1935
D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4-1945)
Lời giải:
Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh là chủ tịch.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề gì?
A. Chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa
C. Phát động cao trào “Kháng nhật cứu nước”
D. Khởi nghĩa giành chính quyền
Lời giải:
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì. Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang; phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang; mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự và chính trị; tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị
C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam
D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên
Lời giải:
Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Trong cách mạng tháng Tám, những địa phương giành được chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8 bao gồm
A. Châu Đốc, Hà Tiên
B. Đồng Nai Thượng, Hà Giang
C. Lào Cai, Vĩnh Yên
D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng
Lời giải:
Trong cách mạng tháng Tám, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành được chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là
A. Quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh
B. Sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng Minh
C. Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí
D. Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện
Lời giải:
Điều kiện khách quan được nhắc đến ở đoạn trích trên chỉ sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật – Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho:
A. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”.
B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói
C. Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước
Lời giải:
Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện (15-8-1945), quân Nhật ở Đong Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh kịp thời phát lênh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là
A. Trùng Khánh
B. Duy Tân
C. Bảo Đại
D. Khải Định
Lời giải:
Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là Bảo Đại. Chiều ngày 30-8-1945, trong cuộc mít tinh có hàng vạn quần chúng tham gia, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Ngày 30 – 8 – 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị là sự kiện đánh dấu
A. nhiệm vụ dân tộc của cách mạng hoàn thành.
B. nhiệm vụ dân chủ của cách mạng hoàn thành.
C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
D. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.
Lời giải:
Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị là sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Ngày 30/8/1945 ghi dấu sự kiện lịch sử gì trong cách mạng tháng Tám?
A. Vua Bảo Đại thoái vị
B. Cách mạng tháng Tám thành công
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn
D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội
Lời giải:
– Chiều ngày 30/8/1945, nhân dân Huế đã tổ chức mít tinh trọng thể ở sân vận động để hoan nghênh phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời từ Hà Nội vào nhận sự thoái vị của Bảo Đại.
– Bảo Đại đọc tờ chiếu thoái vị. Khi Bảo Đại đọc xong thì trên kỳ đài, cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô như sấm hòa cùng 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh.
Tiếng súng lệnh chấm dứt, Bảo Đại hai tay đưa lên trao cho ông Trần Huy Liệu, trưởng đoàn đại biểu Chính phủ chiếc quốc ấn bằng vàng nặng gần 10kg và chiếc quốc kiếm để trong vỏ bằng vàng, nạm ngọc.
=> Vua Bảo Đại thoái vị là một sự kiện có tính bước ngoặt của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước”?
A. Khởi nghĩa Ba Tơ.
B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.
D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh.
Lời giải:
Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh không thuộc thời kì khởi nghĩa từng phần vì nó được đưa ra từ tháng 5-1944 – tức là thời kì chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là
A. Cao trào kháng Pháp và Nhật.
B. Cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
D. Phong trào chống Nhật cứu nước.
Lời giải:
Cuộc khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945 còn được gọi là cao trào kháng Nhật cứu nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Những thắng lợi của quân Đồng minh trên chiến trường cuối năm 1944 – đầu năm 1945 đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Đông Dương?
A. Hoang mang, lo sợ
B. Tiếp tục thỏa hiệp với Nhật
C. Tiến hành lật đổ chính quyền Nhật ở Đông Dương
D. Ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật
Lời giải:
Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Quân Đồng minh liên tục giáng cho phát xít Đức và Nhật những đòn nặng nề. Tháng 8-1944, nước Pháp được giải phóng. Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là
A. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn
B. Tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít
C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai
D. Mâu thuẫn Pháp – Nhật ngày càng gay gắt
Lời giải:
Đầu năm 1945, ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương, quân đồng minh đã giáng cho Nhật những đòn nặng nề. Trong khi đó ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật.
=> Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt.
=> Trước tình trên Nhật đã ra tay trước, tiến hành đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi
A. Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
B. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
Lời giải:
Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Vì nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi
A. Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D. Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện
Lời giải:
Ngày từ ngày 13-8-1945, khi nhận được thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc
B. Tập dượt quần chúng đấu tranh
C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi
D. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến
Lời giải:
Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc, làm cho kẻ thù hoang mang suy yếu, thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi. cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, báo hiệu giờ hành động quyết định sắp đến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
B. Mở đầu thời kỳ vận động giải phóng dân tộc.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cách mạng.
D. Giúp cho quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh.
Lời giải:
Cao trào kháng Nhật cứu nước có ý nghĩa:
– Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển vượt bậc; kẻ thù hoang mang, suy yếu.
– Tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Đâu không phải là luận điểm để chứng minh cho sự việc: Nhật đảo chính Pháp lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương?
A. Chính quyền Pháp đã tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định
B. Quân Nhật đã gục ngã
C. Tầng lớp trung gian hoang mang
D. Quần chúng cách mạng muốn hành động
Lời giải:
Nhật đảo chính Pháp đã tạo ra tình trạng khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương vì:
– Chính quyền Pháp đã tan rã nhưng chính quyền Nhật chưa ổn định
– Tầng lớp trung gian hoang mang
– Quần chúng cách mạng muốn hành động
Thời điểm này Nhật đang đóng vai trò thống trị Đông Dương => Quân Nhật lúc này chưa gục ngã.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33: Đâu là biểu hiện của cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc khi Nhật đảo chính Pháp?
A. Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử.
B. Quân Nhật độc quyền Đông Dương.
C. Quân Pháp suy yếu.
D. Lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng.
Lời giải:
– Trước khi Nhật đảo chính Pháp: Nhật – Pháp cùng nhau thống trị Đông Dương.
– Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945): Pháp buộc phải đầu hàng, Nhật độc chiếm Đông Dương => tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Vì sao Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)?
A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi
Lời giải:
Khi Nhật đảo chính Pháp Đảng cộng sản Đông Dương đã không phát động tổng khởi nghĩa mà lại phát động khởi nghĩa từng phần vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi: Quân Nhật mới chỉ suy yếu. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
=> Thời cơ cách mạng chưa chín muồi nên chưa thể tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3-1945) chứng tỏ
A. Thời cơ của cách mạng Việt Nam chưa xuất hiện.
B. Kẻ thù của cách mạng Việt Nam vẫn còn mạnh.
C. Pháp trở thành kẻ thù trực tiếp cách mạng.
D. Phát xít Nhật không đủ sức chống lại phe Đồng minh.
Lời giải:
Bước sang năm 1945, mặc dù gặp thất bại nặng nề ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương nhưng trước hành động của Pháp (ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật), Nhật đã làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp (9-3-1945) để độc chiếm Đông Dương. Điều này chứng tỏ Nhật – kẻ thù của Việt Nam vẫn còn mạnh -> thời cơ cho tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Vì sao từ ngày 14-8, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng nhiều địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Do căn cứ vào tình hình thực tế của cách mạng thế giới.
B. Do vận dụng chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C. Do mâu thuẫn dân tộc không thể điều hòa được nữa
D. Do nhạy bén của chính quyền các địa phương
Lời giải:
Từ ngày 14-8, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình thực tế, đặc biệt là vận dụng sáng tạo bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhiều địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền từ ngày 14-8-1945.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Vì sao từ ngày 14-8-1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã?
A. Do lệnh tổng khởi nghĩa về đây sớm.
B. Do các tỉnh này được lựa chọn thí điểm khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Do các tỉnh này đã chuẩn bị chu đáo cho Tổng khởi nghĩa.
D. Do cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng đúng tinh thần chỉ thị ngày 12-3-1945.
Lời giải:
Từ ngày 14-8-1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã do các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng tinh thần chỉ thị 12-3-1945.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 37: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945?
A. Do bản chất đế quốc của Nhật – Pháp
B. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
C. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
D. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
Lời giải:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 là do Nhật- Pháp đều là đế quốc nên không thể cùng nhau chia sẻ một xứ thuộc địa giá trị như Đông Dương. Khi mới vào Đông Dương, Nhật – Pháp đã bắt tay hòa hoãn với nhau nhưng đó chỉ là sự hòa hoãn tạm thời.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945?
A. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
B. Do bản chất đế quốc của Nhật- Pháp
C. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
D. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
Lời giải:
Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Quân Đồng minh liên tục giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Tháng 8-1944, nước Pháp được giải phóng. Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau, ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Đặc điểm nổi bật về hình thức, phương pháp giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. Đấu tranh chính trị hòa bình
B. Đấu tranh vũ trang
C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
D. Đấu tranh công khai, hợp pháp
Lời giải:
Hình thức, hương pháp giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám là sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
– Bạo lực không phải là mục đích của giai cấp vô sản mà chỉ là phương tiện của giai cấp vô sản mà thôi. Khi kẻ thù đã lún sâu vào thất bại thì lúc đó nắm chắc thời cơ và tình thế cách mạng để lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Trong sử dụng bạo lực cách mạng, Đảng ta kết hợp chặt chẽ 2 lực luợng chính trị, quân sự và sử dụng kết hợp 2 hình thức đấu tranh này để hình thành nên phương pháp cách mạng bạo lực hiệu quả. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải dựa vào 2 lực lượng: chính trị của toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang
– Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Khởi nghĩa vũ trang ở nơi địch yếu nhất, đánh địch dần dần, sử dụng cách đánh du kích tiến đến đánh nơi địch mạnh, đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thống nhất nước nhà
Đáp án cần chọn là: C
Câu 40: Quá trình phát triển của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?
A. Đồng loạt khởi nghĩa trên cả nước
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
C. Nổ ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị
D. Nổ ra ở nông thôn, rừng núi rồi phát triển về đồng bằng, đô thị
Lời giải:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một quá trình vận động đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận ở những nơi có điều kiện tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Hình thức của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đi từ
A. Giành chính quyền ở thành thị tiến về giành chính quyền ở nông thôn.
B. Giành chính quyền ở nông thôn, rừng núi tiến về giành chính quyền ở thành thị.
C. Đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
D. Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Lời giải:
Hình thức của cách mạng tháng Tám năm 1945 là đi từ khởi nghĩa từng phần (Cao trào kháng Nhật cứu nước – từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) đến Tổng khởi nghĩa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?
A. Giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.
B. Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc.
C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị.
D. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các vùng nông thôn.
Lời giải:
Hội nghị tháng 5-1941 đã xác định hình thái của cách mạng nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám đã phản ánh đúng tiến trình đó, dựa vào diễn biến của cách mạng tháng Tám có thể thấy, ta giành chính quyền từng bộ phậ (từng tỉnh, nhiều tình) sau đó tiến lên giành chính quyền trên toàn quốc. Đầu tiên là ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam sau đó là Hà Nội, Huế, Sài Gòn rồi đến các tỉnh, thành phố còn lại. Đến cuối cùng là Hà Tiên và Đông Nai Thượng đã giành chính quyền vào ngày 28-8-1945, đánh dấu ta giành chính quyền trên cả nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
A. không mang tính bạo lực
B. có tính dân chủ điển hình
C. không mang tính cải lương
D. chỉ mang tính chất dân tộc
Lời giải:
– Đáp án A:Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng mang tính bạo lực, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
– Đáp án B:Cách mạng tháng Tám có tính dân tộc điển hình, có tính dân chủ nhưng không điển hình.
– Đáp án C: Cách mạng tháng Tám không mang tính cải lương, nó nhắm trúng kẻ thù của dân tộc lúc này phát xít Nhật, thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là giải phóng dân tộc.
– Đáp án D:Cách mạng mạng tháng Tám mang cả tính dân tộc và tính dân chủ nhưng tính dân tộc điển hình hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 44: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng bạo lực, nét độc đáo của cuộc cách mạng này là
A. Kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, trong đó bạo lực vũ trang là chủ yếu.
B. Sử dụng bạo lực chính trị đồng thời với bạo lực vũ trang.
C. Kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, trong đó bạo lực chính trị là chủ yếu.
D. Sử dụng bạo lực vũ trang với bạo lực của quần chúng nhân dân.
Lời giải:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng bạo lực, có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và vũ trang. Trong đó:
– Đấu tranh chính trị: đóng vai trò quyết định thắng lợi.
– Đấu tranh vũ trang: đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ đấu tranh chĩnh trị.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45:Tại sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có 3 nước Indonexia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền?
A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này
B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã
C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước
D. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
Lời giải:
Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền đã đến. Trong điều kiện thuận lợi chung đó chỉ có 3 nước là Indonexia, Việt Nam, Lào giành được độc lập do cả 3 nước đã có sự chuẩn bị đầy đủ đường lối- phương pháp, lực lượng để chớp lấy cơ hội ngàn năm có một. Trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á có xu hướng thân Đồng minh, quân Đồng minh đã sớm vào chiếm đóng nên thời cơ thuận lợi đã bị bỏ lỡ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 46: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, các quốc gia không giành được độc lập hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp vì
A. Không đi theo con đường cách mạng vô sản.
B. Không biết tin Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
C. Không có phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. Không có sự chuẩn bị chu đáo để chớp thời cơ.
Lời giải:
– Năm 1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng đồng minh, ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã giành được độc lập. Để có được thắng lợi này ngoài việc biết chớp lấy thời cơ thì quan trọng nhất vẫn là có đường lối đấu tranh rõ ràng và có sự chuẩn bị chụ đáo. Các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành được thắng lợi ở mức độ thấp vì chưa có được điều này.
– Cụ thể xét ở Việt Nam, từ năm 1930, đảng và nhân dân đã có sự chuẩn bị thông quan các cuộc tập dượt đấu tranh: cao trào 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, 1939 – 1945. Sự chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa kháng chiến. Đó quá trình không phải một sớm một chiều mà hoàn thành ngay được. Vì thế, nếu có thời cơ nhưng không có sự chuẩn bị lưỡng thì di có chớp thời cơ cũng khó mà giành thắng lợi được.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47: Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra theo hình thái nào?
A. Nổ ra ở thành thị rồi lan về nông thôn
B. Nổ ra ở nông thôn rồi tiến về thành thị
C. Nổ ra và thành thắng lợi ở thành thị
D. Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị
Lời giải:
Có thể khẳng định Cách mạng tháng Tám ở nước ta có hình thái vận động rất phong phú so với cách mạng ở một số nước trên thế giới. Cụ thể, Cách mạng tháng Tám có ba hình thái vận động cơ bản sau:
– Thứ nhất: “Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.
– Thứ hai: “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.
– Thứ ba: “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.
=> Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Trong đó cuộc khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào các cơ quan đầu nào của kẻ thù có tác dụng quyết định thắng lợi cách mạng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 48: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tản về các vùng nông thôn.
B. Kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn để bao vây rồi tiến vào thành thị.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Trung ương rồi tiến về các địa phương.
Lời giải:
Trong cách mạng tháng Tám, đảng chủ trương kết hợp hài hòa giữa khởi nghĩa giành chính quyền ở nông thôn và thành thị. Trong đó, khởi nghĩa ở thành thị có vai trò quyết định thắng lợi. Cụ thể là:
– Thứ nhất: “Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.
– Thứ hai: “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.
– Thứ ba: “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.
=> Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Trong đó cuộc khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào các cơ quan đầu nào của kẻ thù có tác dụng quyết định thắng lợi cách mạng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49: Cách mạng tháng Tám chĩa mũi nhọn tấn công vào kẻ thù nào?
A. Pháp – Nhật.
B. Đế quốc phát xít Pháp – Nhật và chế độ phong kiến.
C. Chế độ phong kiến
D. Phát xít Nhật.
Lời giải:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Nhật độc chiếm Đông Dương => Đảng ta xác định và đưa ra mục tiêu “đánh đổ phát xít Nhật” => Từ thời điểm này Nhật và tay sai là đối tượng của cách mạng => Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh (15-8-1945) – kẻ thù duy nhất của ta đã gục ngã hoàn toàn => Chớp lấy cơ hội này, ta đã tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 50: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?
A. Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa.
C. Xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân ta
D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc
Lời giải:
Nôi dung bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“(12-3-1945) xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Vì thế cần phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 51: Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.
B. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
C. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.
D. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
Lời giải:
Về vai trò của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng Tám:
– Lực lượng chính trị: quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
– Lực lượng vũ trang: xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 52: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc có điểm giống nhau là
A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B. Diễn ra ở các thành thị và nông thôn.
C. Không phải một cuộc cách mạng bạo lực.
D. Đã lật đổ được chế độ phong kiến.
Lời giải:
Cách mạng tháng Tám và cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc đều diễn ra cả ở thành thị và nông thôn. Tấn công và lần lượt giải phóng những vùng đất do kẻ thù kiểm soát.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 53: Bài học kinh nghiệm quan trọng từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo về chủ quyền lãnh thổ hiện nay là
A. phân hóa, cô lập kẻ thù, chớp thời cơ linh hoạt.
B. tăng cường quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. nhạy bén trước tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
D. xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lời giải:
Cách mạng tháng Tám để lại bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là một minh chứng hùng hồn trong thực tiễn, khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng, của khối đại đoàn kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, với các hình thức vận động, tập hợp và quy tụ quần chúng phù hợp, hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, các hình thức Mặt trận, trong đó Mặt trận Việt Minh “coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do độc lập”, với các tổ chức quần chúng như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc…. đã không chỉ quy tụ, mà còn là nơi các tầng lớp nhân dân tham gia tham đóng góp sức mình vào công việc của của nước nhà.
Với ý nghĩa đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, để phát huy vai trò, nhất là giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 54: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là
A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.
Lời giải:
– Cách mạng tháng Tám có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó:
+ Lực lượng chính trị: đóng vai trò quyết định.
+ Lực lượng vũ trang: đóng vai trò quan trọng hỗ trợ lực lượng chính trị.
– Khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945 khi thời cơ vẫn chưa chín muồi, chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa.
– Giành chính quyền từng bộ phận và kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa khi Nhật đầu hàng Đồng minh (15-8-1945).
=> Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 55: Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam là
A. Giải phóng dân tộc.
B. Dân chủ nhân dân.
C. Dân chủ tư sản kiểu cũ.
D. Dân chủ tư sản kiểu mới
Lời giải:
Việt Nam bắt đầu từ năm 1884 đã trở thành thuộc địa của Pháp, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Cách mạng tháng Tám đã đập tan ách thống trị của đế quốc thực dân, làn cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Vì thế, cách mạng tháng Tám mang tính chất điển hình là cách mạng giải phóng dân tộc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 56: “Hỡi quân dân toàn quốc!… phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật tan rã trên khắp các mặt trận. Kẻ thù của chúng ta bị ngã gục”… Câu nói đó thể hiện điều gì trong cách mạng tháng Tám?
A. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu
B. Cách mạng tháng Tám đã thành công
C. Thời cơ chủ quan thuận lợi
D. Thời cơ khách quan thuận lợi
Lời giải:
Thời điểm phát xít Nhật đầu hàng đồng minh cho đến trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta để giải giáp quân đội Nhật là thời cơ ngàn năm có một (thời cơ khách quan thuận lợi). Để từ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: D