Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 26. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào?
A. Mặt trận nhân dân Pháp.
B. Mặt trận nhân dân Liên Xô.
C. Quốc tế Cộng sản.
D. Thực dân Pháp.
Đáp án: A
Giải thích: Mặt trận nhân dân Pháp sau khi lên cầm quyền đã thực hiện một số chính sách tiến bộ đối với thuộc địa, trong đó có thả một số tù chính trị ở Việt Nam.
Câu 27. Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939?
A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
B. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ – Tĩnh.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939).
Đáp án: A
Giải thích: Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã dẫn đường cho Đảng phát động phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam.
Câu 28. Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương giai đoạn 1936 – 1939 là
A. thực dân Pháp.
B. bọn phản động thuộc địa và tay sai.
C. phong kiến tay sai.
D. phát xít Nhật.
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương giai đoạn 1936 – 1939 là bọn phản động thuộc địa và tay sai.
Câu 29. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là:
ad
A. đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
B. tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
C. chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa.
D. chống Phát xít Nhật.
Đáp án: C
Giải thích: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa.
Câu 30. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là:
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 7/1936 chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 31. Đến tháng 3 – 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là
A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương.
C. Mật trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
Đáp án: A
Giải thích: Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 3/1938 quyết định đổi tên gọi của mặt trận ở Đông Dương thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
Câu 32. Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939 ở Việt Nam là
A. hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu.
Đáp án: A
Giải thích: Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939 ở Việt Nam là hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
Câu 33. Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1936 đến năm 1939.
B. Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937.
C. Từ giữa năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.
D. Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936.
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936.
Câu 34. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Vào ngày 1 – 8 – 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
B. Vào ngày 1 – 5 – 1938, tại Vinh – Bến Thủy.
C. Vào ngày 1 – 5 – 1939 tại Hà Nội.
D. Vào ngày 1 – 5 – 1938, tại khu Đấu Xảo – Hà Nội.
Đáp án: D
Giải thích: Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào ngày 1 – 5 – 1938, tại khu Đấu Xảo – Hà Nội.
Câu 35. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm về
A. xây dựng khối liên minh công – nông.
B. tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang.
C. tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
D. chớp thời cơ phát động quần chúng khởi nghĩa.
Đáp án: C
Giải thích: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 36. Cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. phong trào dân chủ 1936 – 1939.
C. cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 3/1945.
D. cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 – giữa tháng 8/1945.
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Câu 37. Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là
A. uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
C. tập hợp được một lực lượng công – nông hùng mạnh.
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Đáp án: D
Giải thích: Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 38. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7 – 1935) đã có chủ trương gì?
A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
B. Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước.
C. Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
D. Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.
Đáp án: B
Giải thích: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7 – 1935) đã chủ trương Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
Câu 39. Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền ở Pháp vào năm
A. 1935. B. 1936 C. 1937 . D. 1938.
Đáp án: B
Giải thích: Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền ở Pháp vào năm 1936.
Câu 40. Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 – 1939 dựa trên cơ sở nào?
A. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản.
B. Tình hình thực tiễn của thế giới.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân Pháp đang gay gắt.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 – 1939 dựa trên cơ sở Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và tình hình cụ thể ở Việt Nam.
Câu 41. Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 – 1939 là:
A. “Đánh đổ đế quốc Pháp – Đông Dương hoàn toàn độc lập”.
B. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.
C. “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.
D. “Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
Đáp án: D
Giải thích: Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 – 1939 là”Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
Câu 42. Tháng 8 – 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào:
A. Đông Dương Đại hội.
B. Đòi dân sinh dân chủ.
C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu.
D. Mít tinh diễn thuyết đòi độc lập.
Đáp án: A
Giải thích: Tháng 8 – 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào Đông Dương Đại hội.
Câu 43. Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” hình thức đấu tranh của phong trào
A. Đông Dương Đại hội.
B. đón rước toàn quyền Gôđa.
C. đấu tranh nghị trường.
D. đấu tranh báo chí.
Đáp án: A
Giải thích: Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” hình thức đấu tranh của phong trào Đông Dương Đại hội (1936).
Câu 44. Nhận định nào không đúng khi nói về phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A. Là phong trào mang tính chất dân tộc điển hình.
B. Là phong trào mang tính chất dân tộc, dân chủ.
C. Là phong trào mang tính chất dân chủ điển hình.
D. Là phong trào đấu tranh chính trị.
Đáp án: A
Giải thích: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là phong trào mang tính chất dân tộc, dân chủ, nhưng tính chất điển hình của phong trào này là dân chủ, vì mục tiêu chủ yếu là đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 45. Nội dung nào không phải là chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đối với các thuộc địa?
A. Cho phép lập Hội ái hữu.
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
C. Ân xá chính trị phạm.
D. Cho phép xuất bản báo chí.
Đáp án: B
Giải thích: Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân không phải là chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đối với các thuộc địa
Câu 46. Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại nhà Đấu Xảo – Hà Nội vào ngày nào?
A. 1 . 5 – 1930 B. 1 – 5 – 1935
C. 1 – 5 – 1938 D. 1 – 5 – 1939
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại nhà Đấu Xảo – Hà Nội diễn ra vào ngày 1 – 5 – 1938.
Câu 47. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là
A. tuần hành. B. mít tinh.
C. đấu tranh vũ trang. D. đấu tranh báo chí.
Đáp án: B
Giải thích: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là mít tinh.
Câu 48. Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là:
A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.
B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.
C. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp.
D. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.
Đáp án: D
Giải thích: Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.
Câu 49. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã
A. bước đầu giành chính quyền về tay nhân dân.
B. phát động được một cao trào chống thực dân và chống phong kiến.
C. tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị vũ trang.
D. buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách dân sinh, dân chủ.
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách dân sinh, dân chủ.
Câu 50. So với phong trào cách mạng 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
A. kết hợp đấu tranh công khai và nửa công khai.
B. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh kinh tế.
D. kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.
Đáp án: A
Giải thích: So với phong trào cách mạng 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh công khai và nửa công khai.
Câu 51. Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939?
A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
B. Đảng đã đoàn kết được công nhân và nông dân trong đấu tranh.
C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.
D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.
Đáp án: B
Giải thích: Đảng đã đoàn kết được công nhân và nông dân trong đấu tranh là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Câu 52. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng giai đoạn 1936-1939 có điểm gì khác so với giai đoạn 1930 – 1931?
A. Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
B. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.
C. Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
D. Chống các lực lượng tay sai của đế quốc.
Đáp án: B
Giải thích: Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc là nhiệm vụ trước mắt của cách mạng giai đoạn 1936-1939, không phải của giai đoạn 1930 – 1931.
Câu 53. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào
A. có tính chất dân tộc
B. có tính dân chủ.
C. không mang tính cách mạng.
D. không mang tính dân tộc.
Đáp án: B
Giải thích: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào có tính chất dân tộc, dân chủ nhưng tính dân chủ là điển hình.
Câu 54. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian xuất hiện:
1. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
2. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
3. Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập.
A. 1, 2, 3. B. 3, 2, 1.
C. 2, 1, 3. D. 1, 3, 2.
Đáp án: A
Giải thích:
1. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp vào tháng 7/1935.
2. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp vào tháng 6/1936.
3. Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập vào tháng 3/1938.
Thứ tự là 1, 2, 3.
Câu 55. Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đề ra thời kì (1936-1939) được căn cứ vào
A. chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.
B. tình hình cụ thể của các nước thuộc địa.
C. tình hình cụ thể của các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và tình hình Đông Dương.
Đáp án: D
Giải thích: Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đề ra thời kì (1936-1939) được căn cứ vào Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và tình hình Đông Dương.