Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 67. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì

A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị tháng 11/1939.

C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị tháng 11/1939.

Câu 68. Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng”.

A. Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước.

B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII.

C. Trong lời hịch của Mặt trận Việt Minh.

D. Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh có câu “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng”.

Câu 69. Trung đội Cứu quốc quân I (14/2/1941) được thành lập trên cơ sở

A. đội du kích Bắc Sơn.

B. đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

C. đội Việt Nam Giải phóng quân.

D. đội du kích Thái Nguyên.

Đáp án: A

Giải thích: Trung đội Cứu quốc quân I (14/2/1941) được thành lập trên cơ sở đội du kích Bắc Sơn.

Câu 70. Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?

A. Đội du kích Bắc Sơn.

B. Đội Cứu quốc quân.

C. Đội du kích Thái Nguyên.

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Đáp án: B

Giải thích: Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của đội Cứu quốc quân.

Câu 71. Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc quân trong mặt trận Việt Minh?

A. Cao Bằng.         B. Bắc Cạn.

C. Lạng Sơn.        D. Tuyên Quang.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1942, Cao Bằng được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc quân trong mặt trận Việt Minh.

Câu 72. Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa điểm nào sau đây làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng?

ad

A. Tân Trào.

B. Cao Bằng.

C. Thái Nguyên.

D. Bắc Sơn.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Câu 73. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân khi mới thành lập (1944) do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?

A. Đồng chí Võ Nguyên Giáp – Có 36 người.

B. Đồng chí Trường Chinh – Có 34 người.

C. Đồng chí Phạm Hùng – Có 35 người.

D. Đồng chí Hoàng Sâm – Có 34 người.

Đáp án: D

Giải thích: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân khi mới thành lập (1944) do Hoàng Sâm làm đội trưởng, lúc mới thành lập có 34 người.

Câu 74. Việt Nam Giải phóng quân ra đời (1945) là sự hợp nhất giữa

A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.

C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam Giải phóng quân ra đời (1945) là sự hợp nhất giữa Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.

Câu 75. Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị

A. “Tồng khởi nghĩa giành chính quyền”.

B. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

D. “Đả đảo đế quốc, đả đảo phong kiến”.

Đáp án: B

Giải thích: Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).

Câu 76. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 quyết định thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” thành

A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.

B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

C. “Đánh đổ phong kiến”.

D. “Đánh đuổi phát xít”.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 quyết định thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” thành “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Câu 77. “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước, được ban bố bởi

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: 23h ngày 12/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Câu 78. Phương pháp đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh bạo lực cách mạng.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh ngoại giao.

Đáp án: C

Giải thích: Phương pháp đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đấu tranh chính trị, ngoài ra còn kết hợp đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.

Câu 79. Tháng 6 – 1945 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất ở Việt Nam?

A. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.

B. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.

C. Nhật kéo vào Lạng Sơn – Việt Nam.

D. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 6 – 1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, bao gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.

Câu 80. Năm 1940 ở Đông Dương thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ nào?

A. Đầu hàng Nhật đàn áp nhân dân Đông Dương.

B. Đánh bại Nhật đàn áp nhân dân Đông Dương.

C. Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp.

D. Cấu kết với Nhật khủng bố nhân dân Đông Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1940, ở Đông Dương, thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp.

Câu 81. Pháp cấu kết với Nhật cai trị Đông Dương là đặc điểm của cách mạng trong thời kì

A. 1930-1931.         B. 1932 – 1933.

C. 1936 – 1939.         D. 1939- 1940.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp cấu kết với Nhật cai trị Đông Dương là đặc điểm của cách mạng trong thời kì 1941 – 1945.

Câu 82. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi khi

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở giai đoạn quyết liệt.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

Đáp án: D

Giải thích: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi khi Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

Câu 83. Để đối phó với tình hình mới, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách:

A. Mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.

B. Thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thỏa hiệp với Nhật để đàn áp nhân dân ta.

C. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.

D. Tăng các loại thuế gấp 3 lần.

Đáp án: B

Giải thích: Khi Nhật vào Đông Dương (9/1940), thực dân Pháp đã thỏa hiệp với Nhật để bóc lột nhân dân Đông Dương.

Câu 84. Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp – Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944 – 1945?

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Tiểu tư sản.

D. Tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp – Nhật, giai cấp nông dân bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944 – 1945.

Câu 85. Để chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam không thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Xây dựng căn cứ địa.

B. Xây dựng chính phủ.

C. Xây dựng lực lượng chính trị.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang.

Đáp án: B

Giải thích: Để chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa.

Câu 86. Ngày 23/8/1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi ở

A. Huế.

B. Hà Nội.

C. Sài Gòn.

D. Hà Tiên.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 23/8/1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi ở Huế.

Câu 87. Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến hậu quả gì ?

A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc.

B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với thực dân Pháp sâu sắc.

C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc.

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

Đáp án: C

Giải thích: Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến hậu quả mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc.

Câu 88. Mục đích của Nhật khi bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.

B. Phát triển trồng cây công nghiệp.

C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.

D. Phát triển công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Mục đích của Nhật khi bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.

Câu 89. Tình hình thế giới tháng 6-1941 diễn ra như thế nào?

A. Chiến tranh thế giới bùng nổ.

B. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.

C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

D. Phát xít Nhật vào Đông Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 90. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941) tổ chức tại

A. Pác Bó (Cao Bằng).

B. Từ Sơn (Bắc Ninh)

C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).

D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941) tổ chức tại Pác Bó (Cao Bằng).

Câu 91. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương được tổ chức vào

A. tháng 11/1939.

B. tháng 5/1941.

C. tháng 3/1945.

D. tháng 8/1945.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941.

Câu 92. Ngày 28/1/1941 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam?

A. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập.

B. Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

C. Phát xít Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào Việt Nam.

D. Đảng phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước”.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài.

Câu 93. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân Việt Nam với chế độ phong kiến.

B. nhân dân Việt Nam với Pháp – Nhật.

C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với Pháp – Nhật.

Câu 94. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã quyết định tạm gác khẩu hiệu

A. giảm tô, giảm thuế.

B. cách mạng ruộng đất.

C. chia lại ruộng công.

D. người cày có ruộng.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã quyết định tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

Câu 95. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã quyết định

A. thành lập chính phủ công nông binh.

B. phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước”.

C. thay tên các hội Phản đế thành các hội Cứu quốc.

D. phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã quyết định thay tên các hội Phản đế thành các hội Cứu quốc.

Câu 96. Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:

A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập Mặt trận Việt Minh.

Câu 97. Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập vào ngày

A.10-5-1941       B. 15-5-1941

C. 19-5-1941       D. 29- 5 – 1941

Đáp án: C

Giải thích: Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập vào ngày 19-5-1941.

Câu 98. Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam là

A. đội du kích Bắc Sơn.

B. đội du kích Ba Tơ.

C. đội du kích Võ Nhai.

D. đội du kích Đình Bảng.

Đáp án: A

Giải thích: Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam là đội du kích Bắc Sơn, ra đời sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

Câu 99. Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai hợp nhất với đội du kích Thái Nguyên thành:

A. Việt Nam giải phóng quân.

B. Cứu quốc quân.

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

D. Quân đội nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích: Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai hợp nhất với đội du kích Thái Nguyên thành Cứu quốc quân.

Câu 100. Cứu quốc quân ra đời là sự hợp nhất giữa

A. đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ.

B. đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

C. đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam Giải phóng quân.

D. đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên.

Đáp án: D

Giải thích: Cứu quốc quân ra đời là sự hợp nhất giữa đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên.

Câu 101. Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn trong năm 1942 là việc làm của

A. đội du kích Bắc Sơn.

B. Cứu quốc quân.

C. đội du kích Thái Nguyên.

D. đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Đáp án: B

Giải thích: Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn trong năm 1942 là việc làm của Cứu quốc quân.

Câu 102. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

C. chiến thắng của quân Đồng minh trong chiến tranh thế giới.

D. quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng.

Đáp án: C

Giải thích: Chiến thắng của quân Đồng minh trước quân phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Câu 103. Nhân tố quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

C. chiến thắng của quân Đồng minh trong chiến tranh thế giới.

D. quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng.

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tố quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 104. Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9 – 3 – 1945 vì

A. quân Pháp phản công quân Nhật.

B. phe Phát xít đã thất bại.

C. muốn độc chiếm Đông Dương.

D. Nhật bị Liên Xô tiến công.

Đáp án: C

Giải thích: Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9 – 3 – 1945 vì muốn độc chiếm Đông Dương.

Câu 105. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) được ban hành bởi

A. Tổng bộ Việt Minh.

B. Hồ Chí Minh.

C. Ban thường vụ Trung ương Đảng.

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Đáp án: C

Giải thích: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) được ban hành bởi Ban thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 106. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), kẻ thù duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là

A. thực dân Pháp.

B. phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

D. phát xít Nhật và đồng minh.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), kẻ thù duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.

Câu 107. Chỉ thị ” Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945) có nội dung cơ bản là

A. kêu gọi nhân dân sửa soạn khởi nghĩa.

B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.

C. phát động “cao trào kháng Nhật cứu nước”.

D. phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Đáp án: C

Giải thích: Chỉ thị ” Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945) có nội dung cơ bản là phát động “cao trào kháng Nhật cứu nước”.

Câu 108. Hội nghị quân sự Bắc Kì (15 – 4 – 1945) quyết định những vấn đề gì?

A. Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

B. Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

D. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15 – 4 – 1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 109. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì (thành lập năm 1945) có nhiệm vụ cơ bản là

A. chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ toàn quốc về quân sự.

B. thành lập Việt Nam Giải phóng quân.

C. thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

D. chỉ thị nhân dân sửa soạn khởi nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì (thành lập năm 1945) có nhiệm vụ cơ bản là chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ toàn quốc về quân sự.

Câu 110. Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra trong khoảng thời gian:

A. từ 9 – 3 – 1945 đến 13 – 8 – 1945.

B. từ 19 – 3 – 1945 đến 15 – 8 – 1945.

C. từ 9 – 3 – 1945 đến 2 – 9 – 1945.

D. từ 14 – 8 – 1945 đến 2 – 9 – 1945.

Đáp án: A

Giải thích: Cao trào kháng Nhật cứu nước được bắt đầu từ khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 và kết thúc vào ngày 13/8/1945 khi Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ban bố quân lệnh số 1 chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Câu 111. Sự kiện nào sau đây không thuộc cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa Ba Tơ bùng nổ (3/1945).

B. Khu giải phóng Việt Bắc quốc được thành lập (6/1945).

C. Chỉ thị “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói” (3/1945).

D. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (8/1945).

Đáp án: D

Giải thích: Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (8/1945) không thuộc cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam

Câu 112. Sự kiện nào có liên quan đến việc quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân?

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941).

B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (15 – 4 – 1945).

C. Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh (7 – 5 – 1944).

D. Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh (12 – 1944).

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15 – 4 – 1945) đã quyết định quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 113. Quốc gia nào sau đây đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong hai ngày 6 và 9/8/1945?

A. Anh         B. Mĩ

C. Liên Xô         D. Pháp

Đáp án: B

Giải thích: Để uy hiếp Nhật Bản, trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Câu 114. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày:

A. 13 – 8 – 1945         B. 14 – 8 – 1945

C. 15 – 8 – 1945         D. 16 – 8 – 1945

Đáp án: C

Giải thích: Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày 15 – 8 – 1945.

Câu 115. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện là thời cơ vô cùng thuận lợi để nhân dân Việt Nam

A. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

B. tiến hành phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói.

C. đánh bại phát xít Nhật.

D. tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Đáp án: D

Giải thích: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện là thời cơ vô cùng thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Câu 116. Tháng 8 – 1945, điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là

A. sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu.

B. sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức.

C. sự đầu hàng không điều kiện của phát xít Nhật.

D. sự thắng lợi của phe Đồng minh ở châu Âu.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 8 – 1945, điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là sự đầu hàng không điều kiện của phát xít Nhật.

Câu 117. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15 – 8 -1945 ở

A. Pác Bó (Cao Bằng).

B. Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Bắc Sơn (Vũ Nhai).

D. Phai Khắt (Cao Bằng).

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15 – 8 -1945 ở Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 118. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15 – 8 – 1945 đã quyết định

A. khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

B. tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

C. khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

D. tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15 – 8 – 1945 đã quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

Câu 119. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Ngày 16 – 8 – 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?

A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.

B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.

C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.

D. Các đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước.

Đáp án: A

Giải thích: Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Ngày 16 – 8 – 1945) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.

Câu 120. Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của:

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 – 8 – 1945).

B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 – 8 – 1945).

C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.

D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4- 1945).

Đáp án: A

Giải thích: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu là quyết định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 – 8 – 1945).

Câu 121. Chiều ngày 16 – 8 – 1945 theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng

A. thị xã Cao Bằng.

B. thị xã Thái Nguyên.

C. thị xã Tuyên Quang.

D. thị xã Lào Cai.

Đáp án: B

Giải thích: Chiều ngày 16 – 8 – 1945 theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

Câu 122. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…” là lời kêu gọi của

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp (15 – 8 – 1945).

B. Quân lệnh số 1 (13 – 8 – 1945).

C. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 – 8 – 1945).

D. Bản Tuyên ngôn Độc lập (2 – 9 – 1945).

Đáp án: B

Giải thích: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…” là lời kêu gọi của Quân lệnh số 1 (13 – 8 – 1945).

Câu 123. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:

A. Hà Nội (19 – 8 – 1945).

B. Huế (23 – 8 – 1945).

C. Sài Gòn (25 – 8 – 1945).

D. Bắc Giang, Hải Dương (18 – 8 – 1945).

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19 – 8 – 1945).

Câu 124. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:

A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.

D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 125. “Pháp chạy Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa” được trích trong

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. Bản Quân lệnh số 1.

C. Tuyên ngôn Độc lập.

D. Chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Đáp án: C

Giải thích: “Pháp chạy Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa” được trích trong Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 126. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.

B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 128. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu đến khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Á.

C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

D. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Đáp án: D

Giải thích: Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám xuất hiện khi Nhật đầu hàng Đồng minh và kết thúc khi trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 129. Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (13 – 8 – 1945), tại nhiều địa phương trên cả nước đã nổ ra khởi nghĩa, vì

A. Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương đứng lên hành động.

B. biết tin Hồng quân Liên Xô tuyên chiến, tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật.

C. Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

D. quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự, mất hết tinh thần chiến đấu.

Đáp án: C

Giải thích: Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (13 – 8 – 1945), tại nhiều địa phương trên cả nước đã nổ ra khởi nghĩa vì Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 130. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là

A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất

B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp

C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.

D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.

Đáp án: D

Giải thích: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.

Câu 131. Trong những năm 1941 – 1945, nhân dân Việt Nam đã

A. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.

B. đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.

C. tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

D. chống chế độ phản động thuộc địa.

Đáp án: C

Giải thích: Trong những năm 1941 – 1945, nhân dân Việt Nam đã tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

Câu 132. Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay?

A. Linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. Đoàn kết nhân dân trong một mặt trận thống nhất.

D. Tranh thủ thắng lợi của các nước tư bản.

Đáp án: C

Giải thích: Đoàn kết nhân dân trong một mặt trận thống nhất là bài học kinh nghiệm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay

Câu 133. Khu giải phóng Việt Bắc khi mới thành lập năm 1945 được ví như

A. hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập

B. Thủ đô kháng chiến

C. trung tâm đầu não kháng chiến

D. căn cứ địa cách mạng cả nước

Đáp án: A

Giải thích: Khu giải phóng Việt Bắc khi mới thành lập năm 1945 được ví như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập

Câu 134. Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã

A. góp phần khiến Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

C. làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

D. làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1060

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống