Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản.
B. Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa đã rạn nứt.
C. Trên thế giới, quan hệ Liên Xô – Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe Xã hội chủ nghĩa đã rạn nứt.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 173 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 2. “Chiến tranh cục bộ” khác “Chiến tranh đặc biệt” ở điểm nào ?
A. “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới.
B. “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống cố vấn Mĩ.
C. “Chiến tranh cục bộ” chủ yếu được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ.
D. “Chiến tranh cục bộ” sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh do Mĩ cung cấp.
Đáp án: C
Giải thích: “Chiến tranh cục bộ” chủ yếu được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, có thêm sự hỗ trợ của quân đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn. Còn Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn.
Câu 3. Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” ?
A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
ad
C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.
D. Chiến thắng mùa khô 1966 – 1967.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 174 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 4. Quân đội nước nào từng tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Inđônêxia. B. Malaixia.
C. Hàn Quốc. D. Singapo.
Đáp án: C
Giải thích: Quân đội Hàn Quốc từng tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
Câu 5. Vị Tổng thống nào của nước Mĩ đã quyết định áp dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam ?
A. Aixenhao. B. Kennơđi.
C. Giônxơn. D. Níchxơn.
Đáp án: C
Giải thích: Giônxơn là Tổng thống đã quyết định áp dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ?
A. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.
B. Chiến thắng mùa khô 1966 – 1967.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 177 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 7. Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào
A. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.
B. “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
C. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.
D. “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 8. Cơ sở nào để ta khẳng định với chiến thắng Vạn Tường, quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân Mĩ ?
A. Đây là một trận đánh mà quân Mĩ bị động về kế hoạch tác chiến nên đã thất bại.
B. Quân Mĩ trong trận này có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh.
C. Địa bàn xảy ra trận đánh hoàn toàn không có lợi cho cả ta và Mĩ.
D. Quân Mĩ không coi đây là địa bàn chiến lược nên đã rút lui.
Đáp án: B
Giải thích: Trong trận Vạn Tường, mặc dùng Mĩ có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh nhưng chúng vẫn thua trước Quân giải phóng miền Nam. Do đó, chiến thắng ở Vạn Tường là cơ sở khẳng định quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân Mĩ.
Câu 9. Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mĩ trong mùa khô 1965 -1966 là
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Tây Nam Bộ, Liên khu V.
C. Đông Nam Bộ, Liên khu V.
D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 10. Trong cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1966 – 1967, Mĩ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược ?
A. 890 cuộc hành quân. B. 450 cuộc hành quân.
C. 980 cuộc hành quân. D. 895 cuộc hành quân.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 11. Căn cứ Dương Minh Châu nằm ở
A. tỉnh Tây Ninh.
B. tỉnh Đồng Nai.
C. tỉnh Sóc Trăng.
D. tỉnh An Giang.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 12. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có gì khác so với các cuộc tiến công trước đó của quân ta ?
A. Đây là cuộc tiến công đầu tiên của quân giải phóng miền Nam có sự phối hợp nổi dậy của quần chúng.
B. Đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị.
C. Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên mà quân giải phóng miền Nam trực tiếp chiến đấu với quân viễn chinh Mĩ.
D. Đây là cuộc tiến công lớn của quân dân miền Nam và lần đầu tiên làm thất bại chiến lược chiến tranh của địch.
Đáp án: B
Giải thích: Điểm khác biệt giữa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 so với các cuộc tiến công trước đó của quân ta là đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị
Câu 13. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968?
A. Quân ta đã giành thắng lợi lớn trên chiến trường, tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta.
B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mĩ lên cao, làm cho mâu thuẫn trong nội bộ Mĩ trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống càng thêm sâu sắc.
C. Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ nhưng vẫn đẩy mạnh hoạt động chi viện cho Miền Nam.
D. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút hoàn toàn khỏi miền Nam, quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 176 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 14. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã mở ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta, vì
A. đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari.
B. đã buộc Mĩ phải rút toàn bộ quân viễn chinh về nước.
C. đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
D. đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 177 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 15. Những tỉnh đầu tiên phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là
A. Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An.
B. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá.
C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá.
D. Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 178 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 16. Mĩ đã dựa vào cái cớ nào để chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Lấy cớ quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.
B. Lấy cớ quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắn tàu của Mĩ ở Vịnh Bắc Bộ.
C. Lấy cớ Quân giải phóng đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ.
D. Lấy cớ Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 178 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 17. Nội dung nào không phản ánh âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.
C. Tạo ra ưu thế trên bàn đàm phán, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
D. Làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 178 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 18. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966.
B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
D. Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 177 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 19. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tên gọi là
A. đường Hồ Chí Minh.
B. đường Sài Gòn.
C. đường Lam Sơn.
D. đường Đồng Lộc.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 179 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 20. Một phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của nhân dân miền Bắc trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ là
A. “ba mục tiêu”. B. “ba điểm cao”.
C. “hai giỏi”. D. “ba tốt”.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 179 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 21. Âm mưu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ là
A. dùng người Việt đánh người Việt.
B. dùng người Mĩ đánh người Việt.
C. giành lại thế chủ động trên chiến trường.
D. tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 180 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 22. Thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, Mĩ đã
A. tăng cường quân đội viễn chinh Mĩ sang chiến trường miền Nam Việt Nam.
B. tăng cường một số lượng lớn quân đội đồng minh vào miền Nam Việt Nam.
C. tăng cường quân đội ngụy nhằm thay thế dần vai trò của quân Mĩ trên chiến trường.
D. giữ nguyên số quân Mĩ và chư hầu ở miền Nam, phát triển ngụy quân thành lực lượng chủ lực.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 180 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 23. Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”?
A. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ lực.
B. Quân đội ngụy là một bộ phận của lực lượng chủ lực “tìm diệt”.
C. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần.
D. Viện trợ của Mĩ ở chiến trường Việt Nam giảm dần.
Đáp án: A
Giải thích: Điểm tương đồng giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là đều sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ lực
Câu 24. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” có điểm gì khác so với các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trước đó?
A. Quân đội ngụy được xem là một lực lượng xung kích ở Đông Dương.
B. Quân đội Mĩ vẫn được xem là một lực lượng xung kích ở Đông Dương.
C. Mĩ sử dụng hệ thống cố vấn và phương tiện chiến tranh của mình.
D. Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc nhằm gây khó khăn cho ta.
Đáp án: D
Giải thích: Thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự viện trợ của hai nước này cho nhân dân ta, đây là biện pháp chưa từng thấy ở hai chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện trước đó
Câu 25. Vì sao nói việc Mĩ áp dụng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân đã bước sang một giai đoạn phức tạp, ác liệt?
A. Vì quân đội Mĩ ngày càng được tăng mạnh cùng với sự viện trợ lớn của Mĩ cho quân Sài Gòn.
B. Vì chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” gắn với âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường.
C. Vì Mĩ lợi dụng những chia rẽ, bất đồng trong phe xã hội chủ nghĩa để tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm chia rẽ, cô lập cách mạng Việt Nam.
D. Vì Mĩ và quân đồng minh vẫn chưa rút hoàn toàn khỏi miền Nam và vẫn tiến công quân giải phóng.
Đáp án: C
Giải thích: Nói việc Mĩ áp dụng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân đã bước sang một giai đoạn phức tạp, ác liệt vì Mĩ lợi dụng những chia rẽ, bất đồng trong phe xã hội chủ nghĩa để tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm chia rẽ, cô lập cách mạng Việt Nam.
Câu 26. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập có ý nghĩa gì ?
A. Khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng Miền Nam trên lĩnh vực quân sự.
B. Đây là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mặt trận đấu tranh ngoại giao.
C. Cách mạng miền Nam đã có đủ cơ sở pháp lí để đấu tranh chống lại chính quyền Sài Gòn trên mặt trận ngoại giao.
D. Đây là thắng lợi đầu tiên về ngoại giao của miền Nam Việt Nam trước đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 181 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 27. Khi nào thì cuộc xâm lược của đế quốc Mĩ mở rộng phạm toàn Đông Dương ?
A. 1965. B. 1968. C. 1970. D. 1969.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 180 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 28. Hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn 719” là
A. Đông Nam Bộ.
B. Liên khu V.
C. Đường 9 – Nam Lào.
D. chiến khu Dương Minh Châu.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 29. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ được tiến hành sau thất bại của
A. chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 180 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 30. Sự kiện nào dưới đây là tổn thất lớn nhất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời..
C. Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.
D. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 181 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 31. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa lịch sử của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972?
A. Đánh dấu sự thất bại căn bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
B. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
C. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
D. Đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của quân đội Sài Gòn.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 32. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là
A. Đông Nam Bộ. B. Liên khu V.
C. Quảng Trị. D. Tây Nguyên.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 33. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tiến hành vào thời gian nào?
A. Năm 1969.
B. Năm 1970.
C. Năm 1971.
D. Năm 1972.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 34. Thành tích sản xuất nông nghiệp của miền Bắc trong năm 1970 là
A. sản lượng lương thực tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.
B. sản lượng lương thực đạt hơn 60 vạn tán.
C. sản lượng lương thực tăng 60% so với năm 1968.
D. sản lượng lương thực tăng hơn 60 triệu tấn so với năm 1968.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 35. Nhà máy thuỷ điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc nước ta là:
A. nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
B. nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.
C. nhà máy thuỷ điện Trị An.
D. nhà máy thuỷ điện I-a-li.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 184 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 36. Địa phương đầu tiên trên miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ ha là :
A. Thái Bình. B. Nam Định.
C. Nghệ An. D. Nam Hà.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 37. Nội dung nào phản ánh thành tựu của miền Bắc trong thời kì khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội 1969 – 1971?
A. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142 % so với năm 1968.
B. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60% so với năm 1968.
C. Cuộc vận động hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp đã đưa được 85% hộ nông dân vào làm ăn tập thể.
D. Hệ thống giao thông vận tải Bắc – Nam được khôi phục và hiện đại hóa.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 183-184 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 38. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
A. Ngày 6 – 4 – 1972 đến ngày 29 – 12 – 1972.
B. Ngày 16 – 4 – 1972 đến ngày 29 – 12 – 1972.
C. Ngày 6 – 4 – 1972 đến ngày 15 – 1 – 1973.
D. Ngày 16 – 4-1972 đến ngày 15 – 1 – 1973.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 184-185 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 39. Một trong những thị xã bị huỷ diệt trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là
A. Hà Đông. B. Đồng Hới.
C. Lào Cai. D. Hà Tĩnh.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 178 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 40. Nội dung nào phản ánh thành tích của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ?
A. Bắn rơi 735. máy bay trong đó có 16 máy bay B.52.
B. Bắn rơi 753 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.
C. Bắn rơi 735 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.
D. Bắn rơi 754 máy bay, trong đó có 36 máy bay B.52.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 185 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 41. Nội dung nào phản ánh đầy đủ nhất những chiến trường mà miền Bắc đã chi viện trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A. Miền Nam. B. Lào, Campuchia.
C. Miền Nam, Campuchia. D. Miền Nam, Lào, Campuchia.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 185 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 42. Nội dung nào phản ánh thành tích của quân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không”?
A. Bắn rơi 18 máy bay trong đó có 4 máy bay B52.
B. Bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 43 máy bay B52.
C. Bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52.
D. Bắn rơi 43 máy bay, trong đó có 18 máy bay B52.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 184 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 43. Hội nghị Pari được bắt đầu từ khi nào ?
A. Ngày 31-3-1968. B. Ngày 15-1-1968.
C. Ngày 15-3-1968. D. Ngày 13-5-1968.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 186 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 44. Nội dung nào không phản ánh lập trường của phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Pari?
A. Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam.
B. Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
C. Mĩ phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.
D. Mĩ phải để Việt Nam tự tổng tuyển cử dưới sự giám sát của ủy ban quốc tế.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 186 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 45. Cuộc đàm phán 4 bên tại Hội nghị Pari được bắt đầu từ khi nào?
A. Ngày 13/5/1968. B. Ngày 15/3/1969.
C. Ngày 25/1/1969. D. Ngày 15/2/1969.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 186 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 46. Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam tại Hội nghị Pari năm 1973 là ai?
A. Nguyễn Thị Bình.
B. Nguyễn Duy Trinh.
C. Lê Đức Thọ.
D. Trần Văn Lắm.
Đáp án: A
Giải thích: Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam tại Hội nghị Pari năm 1973 là bà Nguyễn Thị Bình.
Câu 47. Ai là người đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định Pari ?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Nguyễn Duy Trinh.
C. Lê Đức Thọ.
D. Trần Bửu Kiếm.
Đáp án: B
Giải thích: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh là người đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định Pari.
Câu 48. Hình dạng của chiếc bàn đàm phán trong hội nghị Pari năm 1973 là
A. hình vuông. B. hình tròn.
C. hình chữ nhật. D. hình thoi.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 186 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 49. Hội nghị Pari quy định khi nào hai bên sẽ thực hiện ngừng bắn ở miền Nam ?
A. 24 giờ ngày 21 – 7 – 1973.
B. 24 giờ ngày 27- 1 – 1973.
C. 24 giờ ngày 27- 11 – 1973.
D. 24 giờ ngày 27 – 2 – 1973.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 187 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 50. Quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là
A. độc lập, chủ quyền, dân chủ.
B. độc lập, thống nhất, tự do, dân quyền.
C. độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 187 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 51. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
A. Kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
B. Khẳng định thắng lợi to lớn của cách mạng ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.
D. Khẳng định sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 187 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 52. So với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có điểm khác biệt về
A. các quyền dân tộc cơ bản phải tôn trọng.
B. vấn đề trách nhiệm thi hành hiệp định.
C. vấn đề ngừng bắn sau khi kí hiệp định.
D. vấn đề tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Đáp án: D
Giải thích: So với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có điểm khác biệt về vấn đề tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong Hiệp định Giơnevơ, việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước được quy định sẽ diễn ra vào tháng 7/1956 dưới sự giám sát quốc tế. Còn Hiệp định Pari quy định tổng tuyển cử không có sự can thiệp của nước ngoài.
Câu 53. Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Đều là kết quả thuần túy của cuộc chiến tranh chính trị, ngoại giao.
B. Đều do các nước lớn chủ động triệu tập để bàn về việc chấm dứt chiến tranh.
C. Đều là hiệp định hòa hoãn, là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh.
D. Đều kết thúc cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Cả Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đều là hiệp định hòa hoãn, là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Câu 54. Hiệp định Pari năm 1973 thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có
A. 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát.
B. 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
C. 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
D. 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 187 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 55. Điểm giống nhau về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là
A. các nước đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. quy định vùng tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
C. quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam sẽ không có sự can thiệp nước ngoài.
D. thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
Đáp án: A
Giải thích: Điểm giống nhau về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là các nước đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Câu 56. Học thuyết mà Tổng thống Ních-xơn đề ra đầu năm 1969 là
A. chính sách bên miệng hố chiến tranh.
B. “phản ứng linh hoạt”.
C. “thanh kiếm linh hoạt”.
D. “ngăn đe thực tế”.
Đáp án: D
Giải thích: Học thuyết mà Tổng thống Ních-xơn đề ra đầu năm 1969 là “ngăn đe thực tế”.
Câu 57. Điểm khác biệt của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.
C. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ, còn “Chiến tranh đặc biệt” chỉ có quân đội Sài Gòn tham chiến.
Câu 58. Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh sau quân Mĩ rút về nước, Mĩ đã
A. tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách “bình định”.
B. tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.
C. tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.
D. tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 59. Ngày 6 – 6 – 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta:
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Hội nghị Pa-ri.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
C. Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 181 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 60. Thắng lợi của liên quân Việt – Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của địch tại đường 9 Nam Lào đã
A. giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng ở Đông Dương.
B. làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ.
C. buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
D. chấm dứt hoàn toàn sự can thiệp của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản