Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước ta sau Hiệp định Pari (1973)?

A. Hoà bình đã trở lại ở Miền Bắc.

B. Quân Mĩ và quân chư hầu đã rút khỏi miền Nam.

C. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 188-189 SGK Lịch sử 12

Câu 2. Sau hai năm 1973 – 1974, tình hình chung ở miền Bắc nước ta như thế nào ?

A. Miền Bắc đã hoàn thành các nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Miền Nam.

B. Miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục sau chiến tranh, kinh tế bước đầu phát triển.

C. Miền Bắc đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai.

D. Miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ ba.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 189 SGK Lịch sử 12

Câu 3. Với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ

A. đánh cho ngụy nhào.         B. đánh cho Mĩ cút.

C. giải phóng miền Nam.         D. thống nhất đất nước.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12

Câu 4.Trong 2 năm 1973 – 1974, miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến như thế nào ?

ad

A. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu…

B. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam 57.000 bộ đội.

C. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật.

D. Miền Bắc đã đưa vào Miền Nam hơn 4,6 tấn đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo, 3,2 vạn xăng dầu…

Đáp án: C

Giải thích: Trang 189 SGK Lịch sử 12

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973?

A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.

B. Hai vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.

C. Quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” với nhiều cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”.

D. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12

Câu 6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 đã xác định kẻ thù của các mạng miền Nam là

A. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

B. đế quốc Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.

C. đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. đế quốc Mĩ, đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12

Câu 7. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường … phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận : quân sự, chính trị, ngoại giao”.

A. Chiến tranh cách mạng.

B. Cách mạng bạo lực.

C. Cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Đấu tranh thống nhất đất nước.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12

Câu 8. Hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973 có gì khác so với thời kì sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 ?

A. Sau khi kí Hiệp định Pari 1973, miền Nam không có đấu tranh quân sự.

B. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, miền Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị.

C. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, miền Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

D. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, miền Nam vừa đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12

Câu 9. Thái độ của Mĩ sau khi mất Phước Long (6 – 1 – 1975) là

A. phản ứng mạnh.

B. phản ứng mang tính chất thăm dò.

C. phản ứng yếu ớt.

D. không phản ứng gì.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12

Câu 10. Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để ta khẳng định điều gì ?

A. Thế và lực của quân đội Sài Gòn vẫn còn mạnh.

B. Khả năng quay lại của quân đội Mĩ còn khá cao.

C. Có thể nhanh chóng tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12

Câu 11. Chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. chiến dịch Tây Nguyên.

B. chiến dịch Huế – Đà Nẵng.

C. chiến dịch Sài Gòn – Gia Định.

D. chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 192 SGK Lịch sử 12

Câu 12. Chiến thắng Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào?

A. Là chiến thắng lớn, có ý nghĩa quyết định nhất cho cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

B. Là chiến thắng lớn nhất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.

C. Là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử quan trọng – mở ra thời kì quân ta thực hiện các cuộc Tiến công chiến lược năm để giải phóng Miền Nam.

D. Chiến thắng này đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đọan mới – tiến hành Tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 194 SGK Lịch sử 12

Câu 13. Chính quyền Sài Gòn đã làm gì sau khi mất thị xã Buôn Ma Thuột (10/3/1975)?

A. Quyết tâm tử thủ để giữ được địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

B. Chấp nhận bỏ Buôn Ma Thuột để bảo vệ các vùng còn lại của Tây Nguyên.

C. Rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Chấp nhận rút khỏi vùng Bắc Tây Nguyên để về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 194 SGK Lịch sử 12

Câu 14. Khi nào tỉnh Thừa Thiên – Huế được giải phóng?

A. Ngày 21 – 3 – 1975.

B. Ngày 26 – 3 – 1975.

C. Ngày 19 – 3 – 1975.

D. Ngày 29 – 3 – 1975.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 194 SGK Lịch sử 12

Câu 15. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào ?

A. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975.

B. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975.

C. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975.

D. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 194 SGK Lịch sử 12

Câu 16. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra trong khoảng thời gian nào ?

A.Từ ngày 16/4 đến ngày 30/4/1975.

B. Từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975.

C. Từ ngày 9/4 đến ngày 30/4/1975.

D. Từ ngày 21/4 đến ngày 30/4/1975.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 17. Ai là Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn ?

A. Nguyễn Vãn Thiệu.         B. Nguyễn Cao Kì.

C. Trần Văn Hương.         D. Dương Văn Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 18. Ai là người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc lập ngày 30/4/1975?

A. Đãng Toàn.         B. Bùi Quang Thận.

C. Nguyễn Văn Tập.         D. Hoàng Đăng Vinh.

Đáp án: B

Giải thích: Người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 là Bùi Quang Thận.

Câu 19.Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là một cuộc đụng đầu lịch sử vì

A. đây là cuộc đấu tranh của một dân tộc nhược tiểu chống lại một đế quốc số một thế giới.

B. đây là một cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đứng về phía Mĩ – một đại diện cho chủ nghĩa đế quốc.

C. đây là một cuộc chiến phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại.

D. đây là một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đầu tiên giành thắng lợi.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là một cuộc đụng đầu lịch sử vì đây là một cuộc chiến phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, đó là mâu thuẫn giữa các cường quốc trong cuộc Chiến tranh lạnh.

Câu 20. Sau chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Trung ương đã họp và ra nghị quyết khẳng định : “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước … “.

A. mùa đông 1975.

B. mùa khô 1975.

C. mùa thu 1975.

D. mùa mưa 1975.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 21. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam là gì?

A. Rút nhỏ giọt quân Mĩ về nước.

B. Để lại quân đồng minh ở lại chiến đấu ở miền Nam.

C. Giữ lại hơn hai vạn cố vấn quân sự.

D. Dừng mọi viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 22. Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri?

A. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.

B. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.

C. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ.

D. Lập Bộ chỉ huy quân sự.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 23. Cuối 1974 đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông – xuân, trọng tâm là

A. đồng bằng Nam bộ.

B. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.

C. Trung bộ và Khu V.

D. mặt trận Trị – Thiên.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 24.Thắng lợi tiêu biểu nhất trong đông – xuân 1974 – 1975 là

A. chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.

B. đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. chiến thắng Đường 14 – Phước Long.

D. chiến thắng Tây Nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12 cơ bản

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 974

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống