Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch sau Hiệp định Pari năm 1973?

A. Quân Mĩ và đồng minh rút về nước, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.

B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyền Sài Gòn tăng gấp đôi.

C. Miền Bắc hoà bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam.

D. Vùng giải phóng ở miền Nam được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 26. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối năm 1973 đến tháng 1/1975 quân dân ta đã

A. kiên quyết đánh trả các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” của địch.

B. bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng.

C. giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

D. giải phóng Buôn Ma Thuột.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 27. Kế hoạch giải phóng miền Nam được bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào?

A. 1972 – 1973.         B. 1973 – 1974.

C. 1975 – 1976.         D. 1976- 1977.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 192 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 28.Nội dung nào khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt của Đảng trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.

B. Năm 1976, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 192 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 29. Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.

B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.

C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 192 SGK Lịch sử 12 cơ bản

ad

Câu 30.“Trong bất kì tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực, ngoài ra không có đường nào khác”. Đây là câu nói được nhắc đến trong

A. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (1 – 1959).

B. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7 – 1973).

C. Hội nghị Bộ Chính trị (30 – 9 đến 7 – 10 – 1973).

D. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18 – 12 – 1974 đến 8 – 1 – 1975).

Đáp án: B

Giải thích: Trang 191 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 31. Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch phải lui về phòng thủ ở đâu?

A. Cam Ranh

B. Nha Trang

C. Phan Rang

D. Xuân Lộc

Đáp án: C

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12

Câu 32. Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” được thể hiện qua chiến dịch nào dưới đây?

A. Chiến dịch Tây Nguyên

B. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

D. Tất cả các chiến dịch trên

Đáp án: C

Giải thích: Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” được thể hiện qua chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 33. Từ lúc quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh đến khi giải phóng Sài Gòn – Gia Định là bao nhiêu ngày?

A. 5 ngày     B. 22 ngày     C. 15 ngày     D. 10 ngày

Đáp án: A

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12

Câu 34. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975 diễn ra sự kiện nào ở Sài Gòn?

A. Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”

B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập

C. Lá cờ cách mạng tung bay trên phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đáp án: B

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12

Câu 35. Nội dung nào dưới đây phản ánh kết quả của chiến dịch Tây Nguyên?

A. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân

B. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 4 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Buôn Ma Thuột

C. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 3 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Plâyku, Kontum

D. Tiêu diệt phần lớn quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng vùng diện tích Tây Nguyên rộng lớn với 4 vạn dân

Đáp án: A

Giải thích: Trang 194 SGK Lịch sử 12

Câu 36. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh . ..”. Hãy cho biết đây là câu nói của ai?

A. Võ Nguyên Giáp.         B. Trường Chinh.

C. Chủ Tịch Hồ Chí Minh.         D. Phạm Văn Đồng.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 196 SGK Lịch sử 12

Câu 37. Cho các sự kiện sau

1. Hội nghị bốn bên chính thức họp phiên đầu tiên ở Pari

2. Hiệp định Pari được chính thức kí kết

3. “Trận Điện Biên Phủ trên không” suốt 12 ngày đêm

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian:

A. 1, 3, 2     B. 2, 3, 1     C. 1, 2, 3     D. 3, 2, 1

Đáp án: A

Câu 38. So với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 với chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 có khác gì về kết quả và ý nghĩa?

A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch, buộc địch phải kí kết hiệp định và rút quân về nước

B. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng

D. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân đế quốc

Đáp án: D

Giải thích: Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân đế quốc. Còn chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán, buộc địch phải kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

Câu 39. Tội ác man rợ nhất mà Mĩ gây ra cho nhân dân miền Bắc là gì?

A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự

B. Ném bom vào khu đông dân, trường học nhà trẻ, bệnh viện

C. Ném bom phá hủy các nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi

D. Ném bom vào các đầu mối giao thông

Đáp án: B

Giải thích: Tội ác man rợ nhất mà Mĩ gây ra cho nhân dân miền Bắc là ném bom vào khu đông dân, trường học nhà trẻ, bệnh viện.

Câu 40. Nội dung nào phản ánh điểm tương đồng về nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A. Hiệp định có sự tham gia của 5 cường quốc trong hội đồng bảo an Liên Hợp quốc

B. Các bên thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị

C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam

D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm tương đồng về nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 41. Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 – 1 – 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

A. thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam.

B. quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

C. thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. thất bại trong cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 – 1 – 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Câu 42. Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đã hoàn thành trong cả nước?

A. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

B. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

D. Những quyết định của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7 – 1976).

Đáp án: C

Giải thích: Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đã hoàn thành trong cả nước.

Câu 43. Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của chính quyền Sài Gòn là

A. củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn.

B. thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ”.

C. hỗ trợ cho “chiến tranh đặc biệt tăng cương” ở Lào.

D. tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn

Đáp án: D

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12

Câu 44. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được tiến hành qua các chiến dịch

A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Hồ Chí Minh

C. Huế – Đà Nẵng, Cam Ranh, Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

Đáp án: D

Giải thích: Trang 195 SGK Lịch sử 12

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 947

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống