Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được tiến hành trong cả nước khi nào ?
A. Năm 1954 B. Năm 1965
C. Năm 1975 D. Năm 1976
Đáp án: D
Giải thích: Trang 204 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 2. Một hình thức xí nghiệp chỉ xuất hiện trong thời gian cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam sau giải phóng là
A. xí nghiệp quốc dân.
B. xí nghiệp tư bản – Nhà nước.
C. xí nghiệp tư bản tư nhân.
D. xí nghiệp quốc doanh hoặc công – tư hợp doanh.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 205 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 3. Sau kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), tình hình kinh tế Việt Nam như thế nào ?
A. Nền kinh tế nước ta phát triển cân đối theo cơ cấu ngành.
B. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa.
C. Kinh tế tư nhân và cá thể đem lại lợi nhuận lớn hơn kinh tế tập thể.
D. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể luôn bị thua lỗ, không phát huy tác dụng.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 205 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 4. Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta sau 5 năm thực hiện kế hoạch Nhà nước(1981 – 1985) là:
A. sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 2,9%.
B. sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 3,9%.
C. sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9%.
D. sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 1,9%.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 206 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 5. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đàm cho … của Tổ quốc”.
A. độc lập và tự do.
B. độc lập và thống nhất.
C. độc lập và chủ quyền.
D. độc lập và phát triển.
Đáp án: A
Giải thích: “Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho độc lập và tự do của Tổ quốc”.
Câu 6. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình công nghiệp nước ta trong những năm 1981 – 1985?
A. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,6%.
B. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%.
C. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,5%.
D. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8,6%.
ad
Đáp án: B
Giải thích: Trang 206 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 7. Chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ khi nào ?
A. Ngày 3 – 5 – 1975.
B. Ngày 10 -5 – 1975.
C. Ngày 22 – 12 – 1978.
D. Ngày 1 – 1 – 1979.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 8. Chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ trong thời gian nào ?
A. Từ ngày 7-1 – 1979 đến ngày 5 – 3 – 1979.
B. Từ ngày 17 – 1 – 1979 đến ngày 18 – 3 – 1979.
C.Từ ngày 17 – 2 – 1979 đến ngày 18 – 3 – 1979.
D. Từ ngày 17 – 2 – 1979 đến ngày 5 – 3 – 1979.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 9. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) đã diễn ra trên quy mô bao nhiêu tỉnh?
A. 4 tỉnh B. 5 tỉnh
C. 6 tỉnh D. 7 tỉnh
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) đã diễn ra trên quy mô 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu)
Câu 10. Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ
A. biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
B. biên giới phía Đông và biên giới phía Tây.
C. biên giới phía Nam và biên giới Đông Bắc.
D. biên giới phía Tây và biên giới Tây Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 206-207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 11. Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980.
B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1980.
C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980.
D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980.
Đáp án: A
Giải thích: Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980.
Câu 12. Quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng thủ đô Phnôm Pênh vào thời gian nào?
A. Ngày 22 – 12 – 1978.
B. Ngày 7 – 1 – 1979.
C. Ngày 17 – 2 – 1979.
D. Ngày 18 – 3 – 1979.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 206-207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 13. Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
B. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt – Iêng-xê-ri.
C. Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia.
Đáp án: A
Giải thích: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta đã tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.