Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1. Nước nào dưới đây không thuộc khu vực Đông Bắc Á?
A. Nhật Bản.
B. Hàn Quốc.
C. Trung Quốc.
D. Xingapo.
Đáp án: D
Giải thích: Xingapo thuộc khu vực Đông Nam Á.
Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch?
A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc.
C. Thái Lan.
D. Đài Loan.
Đáp án: A
Giải thích: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến
ad
A.16 B.20 C.38 D.48
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38.
Câu 4. Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949), chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra
A. Đài Loan.
B. Hồng Công.
C. Ma Cao.
D. Triều Tiên.
Đáp án: A
Giải thích: Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949), chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra Đài Loan.
Câu 5. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 1945 B. Năm 1949
C. Năm 1950 D. Năm 1955
Đáp án: B
Giải thích: Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Câu 6. Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là
A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
B. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
C. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.
D. Hàn Quốc, Trun Quốc, Nhật Bản.
Đáp án: A
Giải thích: Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
Câu 7. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước này?
A. Mở ra kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. Làm cho ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng cã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa xã hội phát triển.
Đáp án: A
Giải thích: Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước này.
Câu 8. Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) là
A.kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của để quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
B. làm phá sản về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
C. mở rộng phạm vi địa lí của chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
D. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) đã mở rộng phạm vi địa lí của chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
Câu 9. Trong thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc.
D. Đài Loan.
Đáp án: B
Giải thích: Trong thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Câu 10. Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế của quốc gia nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc.
D. Triều Tiên.
Đáp án: A
Giải thích: Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Câu 11. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào ?
A. Năm 1949.
B. Năm 1950.
C. Năm 1951.
D. Năm 1952.
Đáp án: B
Giải thích: Ngày 18/1/1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 12. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên (1950 – 1953) chấm dứt với hiệp định đình chiến ở
A. Pari.
B. Bàn Môn Điếm.
C. Giơnevơ.
D. Vécxai.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên (1950 – 1953) chấm dứt với hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm (7/1953).
Câu 13. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) diễn ra giữa
A. Đảng Quốc đại và Quốc dân đảng.
B. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.
C. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
D. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) diễn ra giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Kết quả là Đảng Cộng sản giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949).
Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949)?
A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
B. Đưa đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. Chấm dứt hơn 100 nô dịch và thống trị của đế quốc.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đáp án: A
Giải thích: Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, đưa Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phương án hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Câu 15. Hiểu như thế nào về “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” ?
A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề ra.
B. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.
C. Là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân – đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản.
D. Là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác – Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.
Đáp án: D
Giải thích: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác – Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.
Câu 16. Người đề xướng đường lối cải cách – mở cửa đất nước Trung Quốc là
A. Lưu Thiếu Kì B. Chu Dung Cơ
C. Giang Trạch Dân D. Đặng Tiểu Bình
Đáp án: D
Giải thích: Người đề xướng đường lối cải cách – mở cửa đất nước Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình.
Câu 17. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách và mở cửa là
A. lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
B. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
C. đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
D. đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.
Đáp án: A
Giải thích: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách và mở cửa là lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
Câu 18. Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 – 2000) là
A. nền kinh tế nông – công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc.
B. nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
C. nền kinh tế thị trường tự do.
D. nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: D
Giải thích: Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 – 2000) là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 19. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 – 1998?
A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hoá”.
B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.
C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, những năm 90 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
D. Kinh tế tuy phát triển mạnh, nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.
Đáp án: C
Giải thích: Trong những năm 1978 – 1998, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đến những năm 90, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Câu 20. Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm :
A. 1964. B. 1965.
C. 1973. D. 1959.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1964, Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 21. Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào dưới đây?
A. Hồng Kông. B. Đài Loan.
C. Ma Cao. D. Bành Hổ.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao.
Câu 22. Năm 1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào dưới đây?
A. Hồng Kông. B. Đài Loan.
C. Ma Cao. D. Bành Hổ.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông.
Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển là
A. sự giúp đỡ của Liên Xô .
B. lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.
C. ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
D. vùng giải phóng được mở rộng.
Đáp án: B
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển là lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.
Câu 24. Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì?
A. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.
B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.
C. Đưa 20 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.
D. Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản nắm giữ.
Đáp án: A
Giải thích: Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.
Câu 25. Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm mục đích:
A. thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
B. thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” .
C. xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
D. phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng nền văn hoá mới.
Đáp án: C
Giải thích: Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm mục đích xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 26. Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?
A. Tháng 12-1978. B. Tháng 10 – 1987.
C. Đầu năm 1980. D. Tháng 12-1989.
Đáp án: B
Giải thích: Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào tháng 10-1987.