Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1.Một trong số những chính sách đối ngoại mà các nước Tây Âu thực hiện ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác trong khu vực.
B. đấu tranh chống lại sự ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. tìm cách trở lại các thuộc địa trước đây của mình.
D. gây Chiến tranh lạnh với các nước Đông Âu.
Đáp án: C
Giải thích: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
Câu 2. Nội dung nào phản ánh tình hình kinh tế Tây Âu trong những năm 1945 – 1950?
A. Kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Kinh tế tăng trưởng xen kẽ với khủng hoảng.
C. Kinh tế được phục hồi và đạt nước trước chiến tranh.
D. Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
Đáp án: C
Giải thích: Trong những năm 1945 – 1950, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ theo khuôn khổ kế hoạch Mác san, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt nước trước chiến tranh.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào ?
A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.
C. Tìm cách thiết lập trở lại ách thống trị trên các thuộc địa của mình trước đây.
D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu tìm cách thiết lập trở lại ách thống trị trên các thuộc địa của mình trước đây.
Câu 4. Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác – san” là :
A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.
B. Củng cố sức mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
C. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.
D. Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.
Đáp án: D
Giải thích: Mục đích của Mĩ khi thực hiện “Kế hoạch Mácsan” là thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.
ad
Câu 5. Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới từ khi nào?
A. Thập niên 50 của thế kỉ XX.
B. Thập niên 60 của thế kỉ XX.
C. Thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Thập niên 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: C
Giải thích: Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới
Câu 6. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là :
A. tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào.
B. sự hợp tác có hiệu quả trong tổ chức khu vực.
C. tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ bên ngoài.
D. vai trò quản lí, điều tiết kinh tế của nhà nước.
Đáp án: D
Giải thích: Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là vai trò quản lí, điều tiết kinh tế của nhà nước.
Câu 7. Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ ?
A. Anh B. Pháp.
C. Italia. D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Đáp án: B
Giải thích: Trong những năm 1950 – 1973, Pháp đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ, cụ thể là phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hoà Liên bang Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu 8. Thành công của các nước Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là
A. xóa bỏ được ảnh hưởng của Mĩ đối với khu vực.
B. khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
C. cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
Đáp án: C
Giải thích: Thành công của các nước Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Câu 9. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm1950 – 1973 là :
A. tích cực đấu tranh hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.
B. thống nhất mục tiêu xây dựng EU thành mái nhà chung của châu Âu.
C. nhiều nước một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, một mặt đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
D. nỗ lực thiết lập trở lại ách thống trị ở các thuộc địa cũ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án: C
Giải thích: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 là nhiều nước một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, một mặt đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 10. Nước nào dưới đây đã từng ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975)?
A. Anh. B. Đông Đức.
C. Thuỵ Điển. D. Phần Lan
Đáp án: A
Giải thích: Anh đã từng ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975).
Câu 11. Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành
A. một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
B. khối kinh tế tư bản đứng thứ hai thế giới.
C. tổ chức liên kết kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh.
D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới.
Đáp án: A
Giải thích: Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
Câu 12. Nét nổi bật của tình hình kinh tế Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. trải qua một cơn suy thoái ngắn, sau đó phục hồi và phát triển trở lại.
B. lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
C. bước đầu phục hồi và phát triển nhờ chính sách viện trợ của Mĩ.
D. phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
Đáp án: A
Giải thích: Bước vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Tây Âu có trải qua một cơn suy thoái ngắn. Từ năm 1994 trở đi, kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.
Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?
A. Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức, Pháp.
B. Mĩ, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp.
C. Mĩ, Nhật Bản, Pháp.
D. Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức.
Đáp án: D
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp thứ tư trong khối tư bản chủ nghĩa, sau Mĩ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức).
Câu 14. Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử nào?
A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. Sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
Đáp án: D
Giải thích: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
Câu 15. Nước nào dưới đây không thuộc nhóm các nước sáng lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”?
A. Anh. B. Cộng hòa Liên bang Đức.
C. Bỉ. D. Hà Lan.
Đáp án: A
Giải thích: Các nước sáng lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” bao gồm Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúcxămbua.
Câu 16. Quá trình phát triển hợp tác khu vực của các nước Tây Âu có thể diễn đạt bằng sơ đồ nào dưới đây ?
A. EEC ⇒ EU ⇒EC.
B. EC ⇒ EEC ⇒EU.
C. EEC ⇒ EC ⇒EU.
B. EU ⇒ EEC ⇒EC.
Đáp án: C
Giải thích: Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua (Luxembourg) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC). Ngày 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Ngày 07/12/1991, Hiệp ước Maxtrich được ký kết, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
Câu 17. Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên ?
A. 6 thành viên. B. 10 thành viên.
C. 15 thành viên. D. 25 thành viên.
Đáp án: C
Giải thích: Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có 15 thành viên.
Câu 18. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU từ khi nào?
A. Năm 1999. B. Năm 2000.
C. Năm 2001. D. Năm 2002.
Đáp án: D
Giải thích: Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu EURO được phát hành và chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU vào ngày 1/1/2002.
Câu 19. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX, quốc gia Tây Âu nào sau đây luôn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ?
A. Cộng hòa Dân chủ Đức. B. Anh.
C. Pháp. D. Phần Lan.
Đáp án: B
Giải thích: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX, Anh luôn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 20. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết
A. chính trị – kinh tế.
B. kinh tế – văn hóa.
C. quân sự – kinh tế.
D. chính trị – quân sự.
Đáp án: A
Giải thích: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế.
Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào tổ chức quân sự nào do Mĩ đứng đầu?
A. VÁCSAVA. B. NATO. C.ASEAN. D. EU.
Đáp án: B
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu.
Câu 22. Nguyên nhân khiến kinh tế Pháp phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 – 1973 là
A. thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
C. nhập được nguyên liệu từ các nước tư bản Tây Âu.
D. nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Masan”.
Đáp án: B
Giải thích: Cũng như các nước Tây Âu khác, nguyên nhân khiến kinh tế Pháp phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 – 1973 là áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Pháp xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?
A. Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh.
B. Mĩ, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Đức.
C. Mĩ, Nhật Bản, Phần Lan, Tây Đức.
D. Mĩ, Anh, Áo, Tây Đức.
Đáp án: A
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Pháp thứ năm trong khối tư bản chủ nghĩa, sau Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức và Anh.
Câu 24. Từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng hợp tác với các nước Đông Bắc Á.
C. hợp tác với Liên Xô.
D. liên minh với các nước Đông Âu.
Đáp án: A
Giải thích: Từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 25. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng chủ yếu nhờ
A. ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức.
C. tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.
D. quân sự hoá nền kinh tế sau chiến tranh.
Đáp án: B
Giải thích: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng chủ yếu nhờ Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức khoảng 50 tỉ Mác.
Câu 26. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Đức tái thống nhất vào thời gian nào?
A. Năm 1989. B. Năm 1990.
C. Năm 1991. D. Năm 1992.
Đáp án: B
Giải thích: Sau khi bức tường Béclin bị phá bỏ (11/1989) và Chiến tranh lạnh kết thúc (12/1989), nước Đức đã tái thống nhất vào ngày 3/10/1990.
Câu 27. Nhật Bản và Tây Âu trở thành những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới từ thời gian nào?
A. Từ năm những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Từ năm những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Từ năm những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Từ năm những năm 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: C
Giải thích: Từ năm những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản và Tây Âu trở thành những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
Câu 28. Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học từ sự phát triển kinh tế của Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Vay mượn nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài.
B. Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ.
C. Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ châu Âu.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Đáp án: D
Giải thích: Nhờ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nên kinh tế các nước Tây Âu đã phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, Việt Nam có thể áp dụng bài học này vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 29. Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là
A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
B. Kế hoạch khôi phục Đông Âu.
C. Kế hoạch phục hưng nước Mĩ.
D. Kế hoạch khôi phục nước Mĩ.
Đáp án: A
Giải thích: Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là Kế hoạch phục hưng châu Âu.
Câu 30. Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. để phục hồi và phát triển kinh tế.
B. muốn trở thành đồng minh của Mĩ.
C. để xâm lược các quốc gia khác.
D. cạnh tranh với Liên Xô.
Đáp án: A
Giải thích: Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là để phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh.