Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 31. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra vào tháng 4-1949 nhằm

A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

D. chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Việc Mĩ lập ra khối quân sự NATO để cụ thể hóa chiến lược toàn cầu. Trong đó có mục tiêu của chiến lược toàn cầu là ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Do đó, khối quân sự NATO được thành lập để tập hợp các nước tư bản đồng minh của Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 32. Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.

B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.

C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.

D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát.

Câu 33. Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) bao gồm

A. Anh, Pháp, Tây Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Tây Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

D. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Đáp án: C

Giải thích: Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) bao gồm Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Câu 34. Lí do chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh là

A. để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá hai nhà nước Đức ở châu Âu.

B. để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức về kinh tế – khoa học – quân sự.

C. để biến Tây Đức thành tâm điểm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

D. để tạo điều kiện hợp nhất hai nhà nước Đức ở châu Âu.

Đáp án: C

Giải thích: Lí do chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh là để biến Tây Đức thành tâm điểm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 35. Mối quan hệ Việt Nam – EU được chính thức thiết lập vào năm

A. 1990.       B.1991.       C. 1992.      D.1993.

Đáp án: A

Giải thích: Mối quan hệ Việt Nam – EU được chính thức thiết lập vào năm 1990.

Câu 36. Cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức vào thời gian nào?

A. 03 -09- 1990.       B. 03 – 10 – 1990.

C. 03 – 11 – 1990.        D. 03 – 12 – 1990.

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan” (1947) để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt.

Câu 37. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời vào năm

A 1954        B.1955       C.1956       D.1957

Đáp án: D

Giải thích: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời vào năm 1957.

Câu 38. Các thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) gồm

A. Anh, Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

D. Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Đáp án: C

Giải thích: Các thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) gồm Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Câu 39. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Liên minh châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Cộng đồng châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Câu 40. Về đối ngoại từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. mở rộng hợp tác với các nước Đông Bắc Á.

C. hợp tác với Liên Xô.

D. liên minh với Cộng hòa Dân chủ Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Về đối ngoại, từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 41. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 là gì?

A. Cố gắng đặt quan hệ với Nhật Bản.

B. Đa phương hóa trong quan hệ.

C. Liên minh hoàn toàn với Mỹ.

D. Rút khỏi khối quân sự NATO.

Đáp án: B

Giải thích: Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 là Đa phương hóa trong quan hệ.

Câu 42. Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki do

A. kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

B. bức tường Béc lin đã sụp đổ.

C. Chiến tranh lạnh đã kết thúc.

D. tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu 43. Sở dĩ nói Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới giai đoạn 1950 đến 1970 là vì

A. Tây Âu có trình độ kinh tế, kĩ thuật đứng đầu thế giới.

B. Tây Âu có quan hệ hợp tác về kinh tế rộng rãi.

C. Tây Âu có trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

D. Tây Âu là nơi tập trung các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Sở dĩ nói Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới giai đoạn 1950 đến 1970 là vì Tây Âu có trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

Câu 44. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là

A. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.

B. tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa.

C. chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. liên minh chặt chẽ với Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa.

Câu 45. Điểm tương đồng về nguyên nhân khiến kinh tế Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên.

C. không chịu sự tàn phá của chiến tranh thế giới.

D. chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện phát triển kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm tương đồng về nguyên nhân khiến kinh tế Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

ad

Câu 46. Các nước thế giới thứ ba có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973?

A. Là nơi đặt căn cứ quân sự của các nước Tây Âu.

B. Là nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho các nước Tây Âu.

C. Là nơi cung cấp sức người cho sản xuất ở các nước Tây Âu.

D. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của các nước Tây Âu.

Đáp án: B

Giải thích: Các nước thế giới thứ ba là nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973.

Câu 47. Trong quan hệ đối ngoại hiện nay, quốc gia nào ở Tây Âu là nước duy nhất còn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ?

A. Pháp.

B. Anh.

C. Italia.

D. Đức.

Đáp án: B

Giải thích: Trong quan hệ đối ngoại hiện nay, Anh là nước duy nhất còn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 48. Nội dung nào phản ánh điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay?

A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.

C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mỹ Latinh.

D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay là mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

Câu 49. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ những năm 50 của thế kỉ XX đến năm 2000 là

A. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.

B. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.

C. đều là siêu cường kinh tế của thế giới.

D. đều chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây âu, Nhật bản từ những năm 50 của thế kỉ XX đến năm 2000 là đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.

Câu 50. Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học phát triển kinh tế của Tây Âu?

A. Vay mượn vốn đầu từ từ bên ngoài

B. Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ.

C. Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ châu Âu

D. Áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất

Đáp án: D

Giải thích: Việt Nam có thể học tập việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất trong phát triển kinh tế của Tây Âu để phát triển đất nước.

Câu 51. Mục đích của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. hồi phục, phát triển kinh tế.

B. trở thành Đồng minh duy nhất của Mĩ.

C. để xâm lược các quốc gia khác.

D. muốn cạnh tranh với Liên Xô.

Đáp án: A

Giải thích: Mục đích của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hồi phục, phát triển kinh tế.

Câu 52. EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:

A. Năm 1989

B. Năm 1990

C. Năm 1995

D. Năm 1996

Đáp án: B

Giải thích: EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1990.

Câu 53. Mốc đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU) là:

A. các nước thành viên kí Định ước Henxinki (1975).

B. đồng tiền Euro được phát hành (1999).

C. kết nạp thêm 10 nước Đông Âu.

D. các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich (1991).

Đáp án: D

Giải thích: Mốc đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU) là các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich (1991).

Câu 54. Cộng đồng châu Âu ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào?

A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu

B. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu

C. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu

D. Cộng đồng than – thép châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1967, Cộng đồng châu Âu ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Cộng đồng than – thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Câu 55. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Liên minh châu Âu.

C. Cộng đồng than – thép châu Âu.

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Câu 56. Nội dung nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.

C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.

D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Đáp án: B

Giải thích: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế – văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh.

Câu 57. Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?

A. 10 nước

B. 25 nước

C. 27 nước

D. 29 nước

Đáp án: C

Giải thích: Cho đến năm 2007, EU có tất cả là 27 nước thành viên bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.

Câu 58. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay?

A. Tăng cường xuất khẩu công nghiệp phần mềm

B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

C. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

Đáp án: A

Giải thích: Việc tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng được. Hơn nữa, với trình độ đang phát triển như Việt Nam thì trước tiên cần học hỏi trình độ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động trước. Xuất khẩu phần mềm được còn là một quá trình lâu dài nữa. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam giàu có nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lí, nhiều tài nguyên còn xuất khẩu thô, Vì vậy, yêu cầu đặc ra là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế.

Câu 59. ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?

A. Tăng cường đoàn kết nội khối.

B. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.

C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.

D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Với Liên minh châu Âu (EU), “Brexit” được coi là một thảm họa. Các quốc gia trong EU hiểu rằng, họ mạnh hơn rất nhiều khi liên kết chặt chẽ với nhau, có chung thị trường, nhiều định chế và đồng tiền euro. Vì thế, EU đã kỳ vọng có thể tiến lên từ một khối kinh tế khổng lồ sánh ngang với Mỹ và gần đây là Trung Quốc. Nhưng không phải không có câu hỏi đặt ra: Ai sẽ mạo hiểm đi theo con đường của nước Anh? Hung-ga-ri, Ba Lan, Hy Lạp hay Hà Lan? Mỗi nước đều có sự tính toán thận trọng với lợi ích, quyền lợi quốc gia của mình. Song, rõ ràng là Brexit đã làm cho EU suy yếu, mất mát lớn cả về kinh tế, chính trị, an ninh và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, có thể tan rã, hoặc chí ít đã tác động tiêu cực đến lập trường, quan điểm về một EU thống nhất trong đa dạng.

Nước Anh ra đi, EU mất 10% dân số, một nền kinh tế lớn thứ hai sau Đức, một cường quốc hạt nhân nắm ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hơn thế, EU mất đi vị thế, uy tín, sự đoàn kết, … Khẩu hiệu của EU là thống nhất trong đa dạng, nay đa dạng thì vẫn còn, nhưng thống nhất đã rạn nứt nghiêm trọng. “Brexit” diễn ra trong bối cảnh EU đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị và nhiều vấn đề khác, như: khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp, làn sóng người nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, quan hệ với Nga,.. Brexit làm cho các vấn đề này càng thêm trầm trọng, hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a,…Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị – xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.

⇒ Bài học đặt ra cho tổ chức ASEAN là cần tăng cường đoàn kết nội khối để giải quyết các vấn đề mang tính khu vực.

Câu 60. Cho các dữ liệu sau:

1. Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan”.

2. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập.

3. Liên minh châu Âu ra đời.

4. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới

Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.

A. 3,1,4,2.      B. 1,3,4,2.

C. 1,2,4,3.      D. 4,1,3,2.

Đáp án: C

Giải thích:

– Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan” năm 1947.

– Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập năm 1957.

– Liên minh châu Âu ra đời năm 1993.

– Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX.

Thứ tự là 1, 2, 4, 3.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1046

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống